Friday, March 27, 2020

Covid-19: Người dân tự ý mua thuốc dùng- Trách nhiệm thuộc về ai?

Người viết: Anh Hoàng


Theo chia sẻ của bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh viện vừa điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc sau khi uống 10 viên thuốc chloroquin để phòng bệnh Covid-19 theo lời đồn trên mạng xã hội.

Tự ý uống thuốc Chloroquin để phòng bệnh Covid-19, một bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc. (Ảnh: Int)

Việc người dân có thể ra nhà thuốc, đọc tên thuốc và mua bất kì loại thuốc gì, số lượng không giới hạn mà không cần đơn của bác sĩ đã trở nên quá đỗi phổ biến ở Việt Nam. Theo thông tin từ phía phóng viên báo chí trong nước, bệnh nhân trên đã tự ý mua thuốc uống phòng Covid-19, tuy nhiên theo bác sĩ chloroquine là thuốc kê đơn, được sử dụng cho các bệnh nhân sốt rét, lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp. Đây là thuốc có độc tính cao, ranh giới giữa liều điều trị rất gần với liều ngộ độc. Nếu sử dụng không có kiểm soát, không có chuyên môn, kể cả bác sĩ không phải chuyên khoa cũng rất dễ dẫn tới ngộ độc. Việc bệnh nhân trên bị ngộ độc vì tự ý mua thuốc và dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ chỉ là một trong số rất nhiều người đã chịu những hậu quả nghiêm trọng của việc tự ý mua thuốc mà không cần đơn của bác sĩ đã trở nên quá đỗi dễ dàng ở Việt Nam. Vấn đề người Việt Nam có thể dễ dàng mua thuốc và dùng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi mà không cần theo sự hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ sẽ có thể gặp những hậu quả sau:
  • Người dùng bị ngộ độc thuốc, sốc phản vệ vì dùng thuốc quá liều, sai mục đích sử dụng có thể dẫn đến tử vong.
  • Người dùng rơi vào tình trạng kháng thuốc kháng sinh, bệnh nhân dễ có nguy cơ trở bệnh nặng hơn và có thể gây tử vong.

Tình trạng của người bệnh trên chỉ là một trong nhiều ví dụ của hậu quả nghiêm trọng khi dùng thuốc bừa bãi. Bệnh nhân trên đã mua và dùng thuốc để phòng Covid-19 khi tin vào những chia sẻ trên mạng xã hội. Chúng ta phải hiểu rõ rằng mạng xã hội không phải nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy, bởi những thông tin trên đó có thể được viết, chia sẻ bởi bất kì ai mà không hề chịu sự kiểm soát hay xử phạt bởi những cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm. Tuy nhiên, thực tế không nhiều người hiểu rõ vấn để này và đang dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

Thực tế, theo Luật Dược 2016 có nêu nghiêm cấm bán thuốc không theo toa. Cụ thể theo điều 6 khoản H Luật Dược nêu rõ: nghiêm cấm bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn thuốc. Tuy nhiên, Theo ông Nguyễn Thanh Hải – Giám đốc Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết: Mức xử phạt vi phạm đối với hành vi bán thuốc bắt buộc phải có đơn như thuốc kháng sinh mà không có toa của bác sĩ sẽ bị phạt 200.000 – 500.000 Việt Nam đồng, đây rõ ràng là mức xử phạt quá nhẹ so với những hậu qủa mà việc bán thuốc không theo toa gây ra cho người dân, cũng như mức phạt không đủ tính răn đe bởi mức xử phạt là quá thấp so với thu nhập hàng tháng của mỗi nhà thuốc. Vì lẽ đó, có thể nói việc cấm bán thuốc kháng sinh không theo toa của Luật Dược 2016 chỉ để trưng cho sang, chứ không hề có tính ứng dụng trong cuộc sống. Hiện tại, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, Bộ Y tế đã giao cho Cục Quản lý khám bệnh, chữa bệnh nghiên cứu để ban hành thông tư về kê đơn thuốc. Trên đơn kế phải ghi họ tên đầy đủ của người mua thuốc, bị bệnh gì, dùng loại thuốc gì. Đến năm 2020, tất các nhà thuốc phải hoàn thành nối mạng. Đến đầu năm 2021 tất cả các quầy thuốc phải nối mạng và bị kiểm soát. Như vậy, phải đến 2021, tình trạng bán thuốc không theo toa mới bước đầu được giải quyết.
Nguồn tham khảo:

No comments:

Post a Comment