RFA-2019-10-01
Ông Nguyễn Minh Hùng tại một phiên tòa vào năm 2019 ở TP Hồ Chí Minh
Các bản án không nghiêm minh
Không ít người quan tâm đến vụ án buôn bán thuốc trị ung thư giả của Công ty cổ phần VN Pharma bày tỏ sự bất bình khi cho rằng các bản án mà Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh vừa tuyên cho 12 bị cáo vào ngày 1/10/19 với mức án cao nhất 20 năm tù là không nghiêm minh.
Nhiều người cho rằng hành vi buôn bán thuốc giả cho những bệnh nhân bị bệnh ung thư, là những người không may mắc bệnh hiểm nghèo phải từng ngày, từng giờ vật vã với sự sống còn, mà còn bị mua phải thuốc giả với giá cao, thì đó là một tội ác đối với đồng bào, không thể nào dung thứ được.
Đài RFA ghi nhận một số ý kiến của những người theo dõi vụ án này còn phản đối và cho rằng các bản án được tuyên cho 12 bị cáo chủ chốt trong vụ án còn quá nhẹ. Lý ra, tòa phải tuyên đến mức án tử hình nhằm răn đe các hành vi phạm tội tương tự có thể xảy ra trong xã hội về sau.
Giọt nước mắt ăn năn?
Không những bức xúc vì bản án nhẹ đối với các bị cáo trong vụ án này, mà hình ảnh bị cáo Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch, Tổng Giám đốc VN Pharma) khóc nức nở tại tòa được lan truyền trên mạng xã hội mấy ngày qua cũng khiến nhiều người ái ngại. Mặc dù bị cáo Nguyễn Minh Hùng thừa nhận trước tòa rằng ăn năn về những sai sót đã gây ra và khóc xin tòa cho tại ngoại sau hai năm tạm giam để lo cho mẹ già và người vợ đang có mang; thế nhưng giọt nước mắt của bị cáo Nguyễn Minh Hùng không được dự luận đồng cảm.
Những giọt nước mắt như của Nguyễn Mạnh Hùng, Trịnh Xuân Thanh…cho tới mở rộng ra hơn là những cái chết của Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, hay mới đây là Lê Đức Anh thì những giọt nước mắt của họ chỉ là sự tiếc nuối khi phải rời bỏ cõi trần gian này. Họ bỏ đi những cuộc sống sung sướng, nhung lụa, sống trên máu và nước mắt cũng như là sự đau khổ của người dân. Tôi tin là không ai tin rằng những giọt nước mắt của họ có chứa trong đó sự ân hận, dù chỉ một chút thôi nên tôi gọi đó là ‘giọt nước mắt liêu trai chí dị'
-Blogger Nguyễn Ngọc Già
Tiến sĩ Mạc Văn Trang, vào ngày 26 tháng 9 đăng tải trên trang Facebook cá nhân ý kiến của ông về những giọt nước mắt của bị cáo Nguyễn Minh Hùng qua dòng trạng thái:
“Tổng giám đốc VN Pharma Nguyễn Minh Hùng ra Tòa đã khóc nức nở. Có người bảo thằng hèn, dám làm, dám chịu chứ! Nhưng khổ nỗi, nếu đúng người, đúng tội sẽ chả mấy ai khóc đâu. Đây là khóc vì uất hận, uất ức trong lòng mà không được nói ra. Mình è cổ ra làm cho bao nhiêu đứa nó hưởng, nó toàn ăn miếng to, miếng ngon mà chẳng làm sao... Mình đầu chày đít thớt mà chịu tội, thật bất công, uất hận, đắng cay ... Cũng như Trẻ con, mắng đúng tội, nó không cãi, không khóc đâu; nhưng bị oan ức, nó khóc ghê lắm...”
Không chỉ là giọt nước mắt của mỗi bị cáo Nguyễn Minh Hùng, mà hình ảnh của các bị cáo khác trong những vụ đại án (được xử trước đây) khóc lóc tại những phiên tòa ở Việt Nam cũng được nhắc tới như bị cáo Hòang Thị Hồng Tứ (cựu Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty BSC Việt Nam), trong vụ đại án Oceanbank hay như bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu quan chức lãnh đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trong vụ đại án tham nhũng bị đem ra xét xử cùng với bị cáo Đinh La Thăng, một cựu ủy viên Bộ Chính trị…Các cư dân mạng lúc bấy giờ gọi đó là “những giọt nước mắt cá sấu”.
“Những giọt nước mắt như của Nguyễn Mạnh Hùng, Trịnh Xuân Thanh…cho tới mở rộng ra hơn là những cái chết của Nguyễn Bá Thanh, Trần Đại Quang, hay mới đây là Lê Đức Anh thì những giọt nước mắt của họ chỉ là sự tiếc nuối khi phải rời bỏ cõi trần gian này. Họ bỏ đi những cuộc sống sung sướng, nhung lụa, sống trên máu và nước mắt cũng như là sự đau khổ của người dân. Tôi tin là không ai tin rằng những giọt nước mắt của họ có chứa trong đó sự ân hận, dù chỉ một chút thôi nên tôi gọi đó là ‘giọt nước mắt liêu trai chí dị’.
Trong khi đó, chúng ta cũng thấy những giọt nước mắt như của tử tù Đặng Văn Hiến thì giọt nước mắt đó nhận được sự đồng cảm, thương cảm và kể cả phẫn nộ đối với nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã lừa đảo một người dân chơn chất chỉ vì bảo vệ mảnh đất của mình mà phải nhận lãnh cái án tử hình. Do đó, có thể dẫn đến một hình ảnh có thể nói là xung đột rất lớn giữa hai loại nước mắt như vậy. Và giọt nước mắt của Đặng Văn Hiến thì tôi cho rằng đó mới là giọt nước mắt của con người.”
Giọt nước mắt hạnh phúc thầm lặng
Cộng đồng cư dân mạng còn mang hình ảnh tương phản tại các phiên tòa giữa những người có chức, có quyền và những người dùng tiền tài để thao túng đạo đức và xã hội khóc “ăn năn”, xin giảm án đối chọi với những gương mặt ngẩng cao, cùng lời tuyên bố đanh thép rằng “chúng tôi vô tội” khi bị tòa án tuyên những bản án nặng nề với các tội danh “lật đổ chính quyền” và “tuyên truyền chống nhà nước”.
Theo số liệu của các tổ chức nhân quyền quốc tế, Việt Nam hiện đang cầm tù hơn 100 tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị, tù nhân tôn giáo. Họ là những người luôn hiên ngang trước tòa, chưa bao giờ nao núng hay hối hận về lý tưởng và con đường mà họ theo đuổi vì một xã hội Việt Nam được công bằng và dân chủ. Nhưng, các tù nhân đó cũng từng rơi những giọt nước mắt lặng lẽ chốn lao tù. Tù nhân nhân quyền Nguyễn Ngọc Già chia sẻ:
“Những người bất đồng chính kiến có người này người khác, những điểm chung của chúng tôi mà đó là điểm căn bản nhất là chúng tôi đều thương yêu gia đình. Vì nếu không thương yêu gia đình thì chắc chắn không thương yêu ai được. Vì vậy, không thể nào tránh khỏi những phút xao lòng, những lúc buồn tủi và kể cả có những giọt nước mắt nhớ vợ, thương con. Đó là điều rất bình thường và đó cũng là những giọt nước mắt con người.”
Lúc về nhà tối thui và trong nhà thì tĩnh mịch, không có ai ở nhà. Cứ đi tới, đi lui rồi nhìn quần áo của Phúc, nhìn giường của Phúc, nhìn phòng của Phúc, nhìn hình của Phúc thì lúc đó mới khóc. Với lại thật sự ra, hôm nào đi thăm Phúc hoặc Phúc gọi điện thoại về nhà mà có một sự kiện nào mà Phúc nói làm mình lo lắng cho Phúc thì lúc đó mới khóc thôi
-Bà Huỳnh Thị Út
Còn thân nhân gia đình của họ, hầu hết đều nghị lực không để rơi giọt nước mắt nào tại các phiên tòa. Tuy nhiên, những dòng lệ âm thầm cũng đã chảy theo tháng ngày mòn mỏi ngóng trông người thân ở trại giam. Cô giáo Huỳnh Thị Út, thân mẫu của tù nhân sinh viên Trần Hoàng Phúc nhớ lại thời khắc sau hai phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm của con trai:
“Lúc về nhà tối thui và trong nhà thì tĩnh mịch, không có ai ở nhà. Cứ đi tới, đi lui rồi nhìn quần áo của Phúc, nhìn giường của Phúc, nhìn phòng của Phúc, nhìn hình của Phúc thì lúc đó mới khóc. Với lại thật sự ra, hôm nào đi thăm Phúc hoặc Phúc gọi điện thoại về nhà mà có một sự kiện nào mà Phúc nói làm mình lo lắng cho Phúc thì lúc đó mới khóc thôi.”
Cô giáo Huỳnh Thị Út nói rằng bà không bao giờ khóc với con trai yêu yêu dấu của mình vì bà phải là chỗ dựa tinh thần vững vàng của con trai. Bà cũng khẳng định giọt nước mắt của bà là “Giọt nước mắt hạnh phúc”, vì những giọt nước mắt đó minh chứng cho sự đồng hành trong hành trình chông gai mà con trai Trần Hoàng Phúc cùng rất nhiều các tù nhân lương tâm khác đang dấn thân với mong cầu một ngày không xa nữa, hơn 90 triệu người dân Việt Nam sẽ không còn nhìn thấy những giọt nước mắt như của bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng, Trịnh Xuân Thanh và hơn hết là những giọt nước mắt đau lòng của tử tù Đặng Văn Hiến.
No comments:
Post a Comment