QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Trong một hành động bất ngờ, báo Tuổi Trẻ hôm 1 Tháng Ba cho biết dự án khí Cá Voi Xanh được khởi động trong năm nay “dự trù mang lại khoảng $60 tỷ và mỗi năm ngân sách tỉnh Quảng Nam sẽ có thêm $1 tỷ, giải quyết việc làm cho từ 3,000-4,000 lao động trình độ cao.”
Tờ báo dẫn nguồn lãnh đạo Ban Khai Thác Dầu Khí thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam nói các đơn vị liên doanh “đã hoàn tất thiết kế tổng thể” và theo kế hoạch, “cuối năm 2023 sẽ đưa dòng khí đầu tiên vào bờ.”
QUẢNG NAM, Việt Nam (NV) – Trong một hành động bất ngờ, báo Tuổi Trẻ hôm 1 Tháng Ba cho biết dự án khí Cá Voi Xanh được khởi động trong năm nay “dự trù mang lại khoảng $60 tỷ và mỗi năm ngân sách tỉnh Quảng Nam sẽ có thêm $1 tỷ, giải quyết việc làm cho từ 3,000-4,000 lao động trình độ cao.”
Tờ báo dẫn nguồn lãnh đạo Ban Khai Thác Dầu Khí thuộc Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam nói các đơn vị liên doanh “đã hoàn tất thiết kế tổng thể” và theo kế hoạch, “cuối năm 2023 sẽ đưa dòng khí đầu tiên vào bờ.”
“Dự án khí Cá Voi Xanh sẽ dựng một giàn xử lý trung tâm ngoài khơi lô 118, thuộc bể Sông Hồng, cách Quảng Nam khoảng 90 km đấu nối hệ thống thu gom khí với hai đường ống ngầm song song đưa khí và condensate (hỗn hợp hydrocarbon lỏng) về bờ,” theo Tuổi Trẻ.
Cũng theo báo này, quy trình và công nghệ tách khí và tạp chất sẽ được giải quyết tại nhà máy ở Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam, thay vì trên giàn. Khí sẽ được cung ứng cho bốn nhà máy điện với tổng công suất 3,000 MW, nằm trong quy hoạch khí-điện miền Trung đã được chính phủ CSVN phê duyệt.
Tin này gây chú ý vì bẵng đi một thời gian dài, các báo nhà nước ở Việt Nam tuyệt nhiên không nhắc gì về dự án khí Cá Voi Xanh cũng như việc trắc trở của dự án này dưới sức ép của Trung Quốc.
Theo VOA Việt Ngữ, Hãng ExxonMobil (tập đoàn Mỹ hợp tác với Việt Nam khai thác mỏ Cá Voi Xanh, cho hay mỏ này “nằm cách bờ biển miền trung Việt Nam khoảng 80 km và ước tính có trữ lượng khoảng 3,000–8,000 mét khối khí đốt tự nhiên”. Hãng năng lượng của Mỹ cũng cho biết rằng ‘Cá Voi Xanh’ là phát hiện khí tự nhiên quan trọng” và có khả năng “thúc đẩy tăng trưởng kinh tế” của Việt Nam.
Nhà báo Phạm Chí Dũng viết trên VOA Việt Ngữ hôm 20 Tháng Hai: “Trung Quốc gây sức ép ở mỏ Lan Đỏ và Cá Voi Xanh và đã khiến Bộ Chính Trị CSVN Việt Nam mất ăn ngay trên ‘vùng biển chủ quyền không tranh cãi’ của mình.”
Hồi Tháng Giêng, 2019, một bản tin trên báo VietNamNet vô tình tiết lộ việc thăm dò trữ lượng dầu khí của Việt Nam luôn bị Trung Quốc gây sức ép, nhưng đáng lưu ý là tờ báo không dám nêu đích danh tên nước láng giềng.
VietNamNet cho biết: “Theo Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam, việc gia tăng trữ lượng dầu khí, bù đắp vào sản lượng khai thác hàng năm, đảm bảo sự phát triển bền vững của tập đoàn ‘vẫn là thách thức vô cùng lớn.’ Tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại được đánh giá tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa bờ, nhạy cảm về chính trị, nhưng khu vực này cần công nghệ khoan nước sâu, đầu từ lớn, rủi ro cao, thường xuyên bị nước ngoài gây sức ép, cản trở.”
Tờ báo viết thêm rằng sự can thiệp của nước ngoài ở lô 07/03 của mỏ Cá Rồng Đỏ “đã làm ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động phát triển mỏ của Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam.”
Bên cạnh đó, “tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp” cũng được cho là ảnh hưởng nặng nề đến công tác thăm dò dầu khí.
Đây là lần hiếm hoi báo chí của CSVN công khai thừa nhận Việt Nam đang bị Trung Quốc gia tăng sức ép khiến các đối tác thăm dò dầu khí của Việt Nam phải “bỏ của chạy lấy người.” (T.K.)
No comments:
Post a Comment