Người ta gọi nền kinh tế Việt Nam là “Nền kinh tế đi xe đạp” – Không phải vì Hà Nội từng được gọi là “thủ đô của xe đạp” trong khi trên thế giới (hoặc ngay cả Sài Gòn) đã đi xe hơi hoặc tệ lắm thì cũng xe máy từ lâu.
Mà vì, chiến lược kinh tế của Việt Nam lấy sự tăng trưởng là chỉ số GDP hàng năm, đầu máy để kéo con tàu tăng trưởng đó là “Đầu tư công”. Tăng trưởng chậm thì khủng hoảng, dừng tăng trưởng thì sụp, như đi xe đạp, dừng đạp là đổ.
Do vậy, ta thấy thay vì giảm bớt tăng trưởng để trả nợ trong một thời gian, thì ngược lại bằng mọi giá nhà nước vẫn phải đi vay thêm tiền để xây các khu đô thị không người ở bán với giá trên trời, xây sân bay, đường sắt trên cao, thậm chí xây cả tượng đài để …tăng trưởng. Bất chấp các công trình là cái ổ tham nhũng và lãng phí vì các công ty xây dựng đều là các tập đoàn của nhà nước với cái brand : “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Do vậy, ta thấy thay vì giảm bớt tăng trưởng để trả nợ trong một thời gian, thì ngược lại bằng mọi giá nhà nước vẫn phải đi vay thêm tiền để xây các khu đô thị không người ở bán với giá trên trời, xây sân bay, đường sắt trên cao, thậm chí xây cả tượng đài để …tăng trưởng. Bất chấp các công trình là cái ổ tham nhũng và lãng phí vì các công ty xây dựng đều là các tập đoàn của nhà nước với cái brand : “kinh tế thị trường định hướng XHCN”.
Mấy năm trước, một vị lãnh đạo đã nói : “Xây tượng đài để tạo công ăn việc làm cho dân và kích thích phát triển” Hoặc một phát biểu gần đây : “Đường sắt trên cao là bước tới đỉnh cao của văn minh nhân loại”.
Qua những phát biểu này, ta lại thấy thêm một đặc điểm nữa của nền “Kinh tế đi xe đạp” : Lãnh đạo ngồi trên máy bay, ăn cao lương mỹ vị và hô hào nhân dân đạp xe.
Nhớ, ông Tổng thống Mỹ Johnson từng nói với các chuyên gia kinh tế :
“Có bao giờ quý vị nghĩ rằng đọc diễn văn về kinh tế cũng tựa như đái vào chân mình không? Chỉ riêng mình là thấy ấm thôi!”
Đảng làm kinh tế cũng giống như đang tự đái vào chân mình, chỉ có đảng viên là ấm./.
No comments:
Post a Comment