“…Làm báo hiện nay, tôi biết các bạn cũng vô cùng khó khăn, nhưng các bạn không thể trở thành loài động vật ăn tạp, đổi trắng thay đen, ngậm máu phun người như vậy được!...”
Xin chia buồn và tiễn biệt chị
Tôi xin lỗi vì dù lần đầu nỗ lực làm phim, nhưng do máy đểu, cấu hình yếu, lỗi lên lỗi xuống, xuất hai lần, 8 tiếng mới ra được 2/3 video, tôi xin phép gửi cho bà con.
Tôi xin lỗi vì đã để bà con Hải Dương, và cả Đà Lạt, Cần Thơ, Lạng Sơn, Hà Nội… chờ lâu, thúc giục, dù bà con thừa biết tôi nguy kịch nào có kém.
Tôi xin lỗi, vì phần lớn các phóng viên điều tra khác đều mua được nhà, được xe, còn tôi mang tiếng làm toàn vụ lớn, nhưng lại không biết tống tiền quan chức, doanh nghiệp, lâu lâu mới có người cho vài đồng đổ xăng nên còn không có tiền mua nổi máy cấu hình “khủng” để dựng phim.
Tôi xin lỗi vì phó chủ tịch huyện Kinh Môn, cho tới người đứng đầu báo Pháp luật có gọi điện khuyên tôi rất chân thành, là nên dừng lại mà tôi không chịu dừng.
Tôi xin lỗi vì đã để một số tổng biên tập, đồng nghiệp, đặc biệt là một số lãnh đạo tờ báo mà tôi tố giác nhìn mình với ánh mắt thù hằn. Một số để tôi làm toàn việc lớn, mạo hiểm nhưng lại rất khó cho tôi một thân phận.
Tôi xin lỗi vì nhiều khi một mình chống lại tất cả. Về khía cạnh nào đó, bản thân đã mất đi tất cả.
Tôi xin lỗi vì tôi đã không còn niềm tin vào các đồng nghiệp của mình.
Các đồng nghiệp có biết không? Làm báo hiện nay, tôi biết các bạn cũng vô cùng khó khăn, nhưng các bạn không thể trở thành loài động vật ăn tạp, đổi trắng thay đen, ngậm máu phun người như vậy được!
Sự đểu cáng trong ngành này để lại hậu quả khủng khiếp hơn các ngành khác, lớn gấp nhiều lần.
Các bạn có nghĩ tới hàng triệu đứa trẻ khi sinh ra bị dị dạng, ung thư, chết sớm, một phần do các bạn hay không?
Cả xã Hiệp Sơn, theo số liệu tôi nhận được vốn đứng đầu về ung thư trong nhiều năm liền, vậy mà một số bạn chỉ đến, lướt qua, rồi sẵn sàng phủ nhận, đổi trắng thay đen được.
Cho dù các bạn có để vợ con mình sống sung túc nhiều đời, nhưng sự sung túc ấy phải đánh đổi bằng sự thật, và sự thật là các bạn đang làm giàu trên những xác người.
Cho dù các bạn có để vợ con mình sống sung túc nhiều đời, nhưng sự sung túc ấy phải đánh đổi bằng sự thật, và sự thật là các bạn đang làm giàu trên những xác người.
Trên thực tế, liệu có khác gì những sát nhân?
Xin mời xem clip:
*****
Đỗ Cao Cường ở Ga Phú Thái.
16 giờ · Huyen Tung, Việt Nam ·
Trên đường về nhà
Dù đã đi qua đất Kinh Môn, tới đất Kim Thành rồi, nhưng tôi vẫn phải chứng kiến cảnh tàn phá môi trường, để bà con uống nguồn nước uống độc hại này. Tôi còn biết một số nhà máy thải ngầm (sẽ cung cấp sau)
Dù sao đi nữa, môi trường sống ở huyện Kim Thành vẫn còn "dễ thở" hơn rất nhiều KM. Một đại ca, hiện đang làm chủ tịch ở đây nói với tôi rằng, một số quan chức ở KM không ở được, phải sang tận đây mua đất, tậu nhà (tôi chưa kiểm chứng)
Trong khi đó, Văn Nghiệp tiền bối (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Thành) rồi cả Văn Mậu tiên sinh (chủ tịch xã Cổ Dũng) cũng phải thừa nhận với tôi rằng số tiền phạt vài chục triệu chẳng “nhằm nhò” gì so với việc môi trường sống bị đe dọa, thiệt hại về lâu về dài, ảnh hưởng tới nhiều người, nhiều thế hệ.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, không có triều đại nào tồn tại mãi trong lịch sử dân tộc, nhưng một khi môi trường sống bị đe dọa, nhiều thế hệ, nhiều triều đại sẽ phải trả giá, một cái giá quá đắt.
Nhân ngày giỗ tổ, xin phép lãnh đạo Vtc cho tôi đăng video này lên trước (dù đang ở chế độ chờ biên tập) như một món quà dâng lên các vua Hùng (mà cũng không biết vua Hùng có thật hay không).
Còn bài RRXD xin đừng lại, dù có thêm nhiều bằng chứng sống động, mất gần 3 tuần ăn ngủ ở đây, sẽ gây chấn động dư luận, nhưng một số đã bị đuổi việc, một số biết nhà tôi rồi.
Tôi muốn tập trung vào những việc lớn lao hơn, quan tâm tới nhiều làng ung thư hơn, không muốn gây thù chuốc oán với vài ba kẻ cắp vặt, yếu thế, đường cùng.
Dù đã đi qua đất Kinh Môn, tới đất Kim Thành rồi, nhưng tôi vẫn phải chứng kiến cảnh tàn phá môi trường, để bà con uống nguồn nước uống độc hại này. Tôi còn biết một số nhà máy thải ngầm (sẽ cung cấp sau)
Dù sao đi nữa, môi trường sống ở huyện Kim Thành vẫn còn "dễ thở" hơn rất nhiều KM. Một đại ca, hiện đang làm chủ tịch ở đây nói với tôi rằng, một số quan chức ở KM không ở được, phải sang tận đây mua đất, tậu nhà (tôi chưa kiểm chứng)
Trong khi đó, Văn Nghiệp tiền bối (Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kim Thành) rồi cả Văn Mậu tiên sinh (chủ tịch xã Cổ Dũng) cũng phải thừa nhận với tôi rằng số tiền phạt vài chục triệu chẳng “nhằm nhò” gì so với việc môi trường sống bị đe dọa, thiệt hại về lâu về dài, ảnh hưởng tới nhiều người, nhiều thế hệ.
Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, không có triều đại nào tồn tại mãi trong lịch sử dân tộc, nhưng một khi môi trường sống bị đe dọa, nhiều thế hệ, nhiều triều đại sẽ phải trả giá, một cái giá quá đắt.
Nhân ngày giỗ tổ, xin phép lãnh đạo Vtc cho tôi đăng video này lên trước (dù đang ở chế độ chờ biên tập) như một món quà dâng lên các vua Hùng (mà cũng không biết vua Hùng có thật hay không).
Còn bài RRXD xin đừng lại, dù có thêm nhiều bằng chứng sống động, mất gần 3 tuần ăn ngủ ở đây, sẽ gây chấn động dư luận, nhưng một số đã bị đuổi việc, một số biết nhà tôi rồi.
Tôi muốn tập trung vào những việc lớn lao hơn, quan tâm tới nhiều làng ung thư hơn, không muốn gây thù chuốc oán với vài ba kẻ cắp vặt, yếu thế, đường cùng.
*****
Đỗ Cao Cường đã phát trực tiếp.
22 giờ
Tôi làm video này từ mấy hôm trước nhưng do cấu hình máy quá yếu, mãi mới xuất được. Đến khi xuất xong thì mất 1/3, nhưng nhìn chung cốt truyện không có gì thay đổi.
Có thể, tôi sẽ gửi video này tới văn phòng chính phủ với tư cách người làm báo. Cũng là trách nhiệm của một con người đối với hàng ngàn người đã chết, hàng triệu đứa trẻ đang và sắp chào đời. Dù tôi biết nhiều nạn nhân ở đây còn thờ ơ, vô cảm, họ đã chết khi còn đang sống.
Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới các thế hệ dân làng bị ô nhiễm với niềm xót thương vô hạn.
Đạo diễn, quay phim, dựng phim, tổng biên tập: Đỗ Cao Cường
Xin chân thành cảm ơn
Có thể, tôi sẽ gửi video này tới văn phòng chính phủ với tư cách người làm báo. Cũng là trách nhiệm của một con người đối với hàng ngàn người đã chết, hàng triệu đứa trẻ đang và sắp chào đời. Dù tôi biết nhiều nạn nhân ở đây còn thờ ơ, vô cảm, họ đã chết khi còn đang sống.
Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới các thế hệ dân làng bị ô nhiễm với niềm xót thương vô hạn.
Đạo diễn, quay phim, dựng phim, tổng biên tập: Đỗ Cao Cường
Xin chân thành cảm ơn
*
Đỗ Cao Cường đã cập nhật ảnh đại diện của anh ấy.
18 Tháng 4 lúc 21:47 ·
Mong chị ra đi thanh thản
Ngày hôm qua, sau khi cải trang, tắt toàn bộ thiết bị di động, một lần nữa tôi lại quay trở lại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Tôi đã đến thăm Công ty CP kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng, đóng tại xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn - được mệnh danh là sát nhân môi trường, khủng khiếp chẳng kém gì công ty CP thép Hòa Phát.
Sau vài tiếng lân la gần doanh nghiệp này, cổng đóng then cài, những kẻ hung tợn canh chừng, người dân nói nó hoạt động vô cùng bí mật, khó có thể tiếp cận được.
Chọn chỗ an toàn, trèo lên cao nhòm vào, tôi phát hiện một số thùng phi nghi đựng hóa chất, với thứ nước màu xanh lè, mùi tanh tưởi, đen ngòm từ ống khói. (trở về, tự nhiên tôi nằm mê man mất cả ngày hôm nay.)
Tiếp đó, tôi có đến thăm một số nhà dân ngay cạnh, phát hiện ra một số người phụ nữ trung niên mấy năm trước còn khỏe mạnh, thì giờ đây phải thở bằng bình ô xy.
Có một cô ngoài 50 tuổi, chồng cũng mới chết do ung thư, đứa cháu 3 tuổi xinh đẹp đi không vững, họ còn cho biết những đứa trẻ khác trong làng đều còi cọc, thường xuyên khó thở, thường xuyên phải đưa đi cấp cứu.
Sau đó, tôi có tới hai trạm y tế xã xung quanh để hỏi về số lượng người chết trong những năm vừa qua thì thật ngạc nhiên bởi số lượng tăng đột biến (chủ yếu là ung thư phổi) chỉ trong năm qua thôi cũng đã lên tới vài chục người, chưa kể những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp (sẽ cung cấp chi tiết bằng phóng sự truyền hình)
Ngày 16/01/2018, Tổng cục Môi trường ra quyết định xử phạt Công ty XNK Đà Nẵng 766.300.000 đồng về một loạt các sai phạm gây ô nhiễm.
Nhưng điều đáng nói, trước thời điểm Công ty XNK Đà Nẵng cùng một số doanh nghiệp khác hoạt động, vùng quê này vốn dĩ rất trong lành, hầu như không có ai bị sao cả.
Liệu số tiền phạt gần một tỷ đồng kia có đánh đổi được tính mạng của hàng nghìn người chết trẻ trong những năm vừa qua hay không? liệu có đánh đổi được hàng vạn đứa trẻ dị tật, nòi giống dị dạng sau này hay không? Liệu có lấy lại được con sông Kinh Thầy, bầu không khí trong lành như xưa hay không?
Và liệu Tổng cục Môi trường có biết người phụ nữ xinh đẹp trong bức ảnh là ai hay không?
Chiều hôm qua, tôi còn hỏi chuyện chị, chồng chị còn tiễn tôi ra cổng, chiều nay, tôi nghe tin chị mất.
Chị thuộc thế hệ 7x, chỉ sống quanh quẩn, lao động gần mấy nhà máy này, vậy mà giờ đây phải chết, mà lại chết do ung thư phổi. Xin chia buồn và tiễn biệt chị.
Một lãnh đạo VTC mới gọi tôi lên Hà Nội để giao cho một số đề tài tác nghiệp. Nhưng có thể, tôi chỉ xin làm cộng tác, bởi tôi không có duyên, và cũng chả còn tâm trạng gì để làm những bản tin về tai nạn, cháy nổ, khi mà hàng ngày, tôi phải chứng kiến rất nhiều người chết trước mặt mình.
Ngày hôm qua, sau khi cải trang, tắt toàn bộ thiết bị di động, một lần nữa tôi lại quay trở lại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Tôi đã đến thăm Công ty CP kinh doanh chế biến hàng xuất nhập khẩu Đà Nẵng, đóng tại xã Phạm Mệnh, huyện Kinh Môn - được mệnh danh là sát nhân môi trường, khủng khiếp chẳng kém gì công ty CP thép Hòa Phát.
Sau vài tiếng lân la gần doanh nghiệp này, cổng đóng then cài, những kẻ hung tợn canh chừng, người dân nói nó hoạt động vô cùng bí mật, khó có thể tiếp cận được.
Chọn chỗ an toàn, trèo lên cao nhòm vào, tôi phát hiện một số thùng phi nghi đựng hóa chất, với thứ nước màu xanh lè, mùi tanh tưởi, đen ngòm từ ống khói. (trở về, tự nhiên tôi nằm mê man mất cả ngày hôm nay.)
Tiếp đó, tôi có đến thăm một số nhà dân ngay cạnh, phát hiện ra một số người phụ nữ trung niên mấy năm trước còn khỏe mạnh, thì giờ đây phải thở bằng bình ô xy.
Có một cô ngoài 50 tuổi, chồng cũng mới chết do ung thư, đứa cháu 3 tuổi xinh đẹp đi không vững, họ còn cho biết những đứa trẻ khác trong làng đều còi cọc, thường xuyên khó thở, thường xuyên phải đưa đi cấp cứu.
Sau đó, tôi có tới hai trạm y tế xã xung quanh để hỏi về số lượng người chết trong những năm vừa qua thì thật ngạc nhiên bởi số lượng tăng đột biến (chủ yếu là ung thư phổi) chỉ trong năm qua thôi cũng đã lên tới vài chục người, chưa kể những căn bệnh liên quan tới đường hô hấp (sẽ cung cấp chi tiết bằng phóng sự truyền hình)
Ngày 16/01/2018, Tổng cục Môi trường ra quyết định xử phạt Công ty XNK Đà Nẵng 766.300.000 đồng về một loạt các sai phạm gây ô nhiễm.
Nhưng điều đáng nói, trước thời điểm Công ty XNK Đà Nẵng cùng một số doanh nghiệp khác hoạt động, vùng quê này vốn dĩ rất trong lành, hầu như không có ai bị sao cả.
Liệu số tiền phạt gần một tỷ đồng kia có đánh đổi được tính mạng của hàng nghìn người chết trẻ trong những năm vừa qua hay không? liệu có đánh đổi được hàng vạn đứa trẻ dị tật, nòi giống dị dạng sau này hay không? Liệu có lấy lại được con sông Kinh Thầy, bầu không khí trong lành như xưa hay không?
Và liệu Tổng cục Môi trường có biết người phụ nữ xinh đẹp trong bức ảnh là ai hay không?
Chiều hôm qua, tôi còn hỏi chuyện chị, chồng chị còn tiễn tôi ra cổng, chiều nay, tôi nghe tin chị mất.
Chị thuộc thế hệ 7x, chỉ sống quanh quẩn, lao động gần mấy nhà máy này, vậy mà giờ đây phải chết, mà lại chết do ung thư phổi. Xin chia buồn và tiễn biệt chị.
Một lãnh đạo VTC mới gọi tôi lên Hà Nội để giao cho một số đề tài tác nghiệp. Nhưng có thể, tôi chỉ xin làm cộng tác, bởi tôi không có duyên, và cũng chả còn tâm trạng gì để làm những bản tin về tai nạn, cháy nổ, khi mà hàng ngày, tôi phải chứng kiến rất nhiều người chết trước mặt mình.
No comments:
Post a Comment