Wednesday, January 10, 2018

Tôn giáo và chính trị

 L
“…Ngày nay tại Âu Châu, tôn giáo được luật pháp bảo vệ bằng quyền tự do tín ngưỡng. Tôn giáo và chính trị, nước sông không phạm nước giếng nên tôn giáo đã trở lại giá trị cao cả của nó. Đấy là sự phát triển bền vững…”
bongsen01
Hoa sen là loài hoa được mọc lên từ bùn nhơ, nhưng hao hoàn toàn tinh khiết, vì vậy nó được dùng làm biểu tượng trong đạo Phật. Đức Phật tọa trên tòa sen đã là hình ảnh quen thuộc với mọi người dù cho người đó có theo đạo Phật hay không. Cái gì thuộc về tôn giáo hãy tôn trọng giá trị thiêng liêng của nó.
CS một tổ chức chính trị được sinh ra từ một chủ thuyết vô thần. Chính Lenin cũng đã ví tôn giáo như là thuốc phiện. Thế nhưng tôn giáo xây dựng được tính thiện trong con người có ai đó được không? Rất khó định lượng, nhưng chỉ biết, tôn giáo không những không mai một mà còn rất vững mạnh trong thời đại văn minh. Công Giáo La Mã vẫn sừng sững giữa lòng Âu Châu văn minh và thịnh vượng ấy thôi. Phật Giáo vẫn là tôn giáo vững mạnh giữa lòng nước Nhật tiến bộ ấy thôi. Phật Giáo vẫn có thể là nền giá trị cốt lõi để tạo ra sự hạnh phúc cho Bhutan, dù quốc gia này cũng là quốc gia nghèo nhưng rất bình yên và hạnh phúc. Nếu nói Thụy Sỹ bình yên và hạnh phúc nhờ thịnh vượng và giáo dục tiên tiến, vậy Bhutan nghèo mà vẫn bình yên và hạnh phúc là vì lý do gì? Xin thưa, đấy là giá của Phật giáo.
Tôn giáo chân chính luôn chứa đựng giá trị đạo đức và đức tin. Như Công Giáo hay Phật Giáo cũng thế, bậc chân tu luôn là tấm người đời noi theo về cuộc sống thiện. Nơi nào tôn giáo chính trực ngự trị trong lòng, nơi đó là bình an, nơi đó không sản sinh ra tội phạm. Phật Giáo tồn tại đã 2,5 thiên niên kỷ, Công Giáo đã tồn tại 2 thiên niên kỷ, giá trị đích thực của nó đã được khẳng định qua hàng ngàn năm rồi. Chỉ có những kẻ tay sai của chính trị trà trộn vào tôn giáo làm một lớp ác quỷ đội lốt thầy tu mới làm cho xã hội loạn.
Ốc mượn hồn là loài chỉ có thân trần trụi không vỏ, nay nó chui vào vỏ ốc khác để sống nhờ, mai lại chui vào vỏ ốc khác nữa sống nhờ. Tạo ra cuộc sống chui rút, núp bóng rất đặc trưng. Nếu nói Bhutan là quốc gia mà ở đó Phật giáo đi vào lòng người, từ thường dân đến quan chức tạo ra xã hội thánh thiện, thì CS làm ngược lại, CS chui vào trong Phật giáo tạo thành lớp lớp sư quốc doanh sống vô đạo đức, giả dối, kinh doanh thần thánh, tham tiền và phô trương trông rất tội lỗi. Chưa có thời nào cảnh tôn giáo bị bôi bẩn như thời này.
Chẳng biết từ khi nào, CS giật lấy hình ảnh hoa sen tinh khiết, nơi đức Phật an toạ lại đem ghép chung với hình ảnh ông Hồ Chí Minh trông rất tội lỗi. Hình ảnh hoa sen đem ghép với ông Hồ ư? Thấy rất miễn cưỡng, vì người ta cố tình ghép ông Hồ Chí Minh với hình ảnh "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" của loài hoa này? Chỉ riêng việc ông bê nguyên chủ thuyết CS bên Nga về đặt trên đầu dân, thực hiện chiến dịch CCRĐ theo lệnh Mao thì việc đó đã là một sự hôi tanh nhất lịch sử Việt Nam của thế kỷ 20 rồi. Vả lại ông là nhân vật chính trị, nhưng cố tình ghép chung với những biểu tượng nhà Phật thì trông thật kiêng cưỡng.
Tôn giáo có giá trị thuần khiết về đạo đức, yêu thương và hy sinh khi nó được tách ra khỏi chính trị. Công giáo La Mã trong quá khứ cũng cực đoan, các triều đình ở Châu Âu từng chịu sự chi phối của tôn giáo này, mà vụ ép nhà khoa học Galileo thừa nhận điều ngược lại với khoa học là một ví dụ. Từ thể chế dân chủ hình thành từ hơn 300 năm trước, tôn giáo đã tách dần vai trò tác động lên hệ thống chính trị Âu Châu và nó đã tìm lại giá trị cao cả của nó. Ngày nay tại Âu Châu, tôn giáo được luật pháp bảo vệ bằng quyền tự do tín ngưỡng. Tôn giáo và chính trị, nước sông không phạm nước giếng nên tôn giáo đã trở lại giá trị cao cả của nó. Đấy là sự phát triển bền vững.
Một tôn giáo có giá trị từ bi hỉ xả được khẳng định qua lịch sử hơn 2.000 năm là một hệ giá trị to lớn và thuần khiết. Nhưng tại Việt Nam và Trung Quốc, tôn giáo này đang bị CS lợi dụng, họ đưa chủ trương đảng vào tôn giáo thành ra một thứ tả pín lù Đạo Pháp - Dân tộc - Xã hội Chủ nghĩa không ra gì. Tôn giáo ở Việt Nam hiện tại, nó mang hình ảnh của Âu Châu thời Trung cổ nơi mà chính trị và tôn giáo liên minh tạo thành thế dùng lòng tin tôn giáo để hỗ trợ cho mưu đồ cai trị của đám cầm quyền. Việt Nam xét mặt nào cũng chỉ là ngang bằng thời Trung cổ ở Âu Châu. Rất bệ rạc.
Đỗ Ngà

No comments:

Post a Comment