“…Việc đánh bạn như thế chính là đánh vào tâm hồn của những bé đánh bạn. Đừng nghĩ rằng chỉ đứa bé bị đánh kia là nạn nhân, với tôi chính cả lớp đó đã thành nạn nhân khi buộc phải nghe cô giáo…”
Nhà trường ở Việt Nam có đội sao đỏ để gìn giữ trật tự trong lớp hoặc trường. Đội sao đỏ sẽ nhắc nhở và ghi tên những bạn nào nghịch ngợm để báo cáo lại nhà trường và cô giáo.
Năm mình còn đi học tiểu học, thằng Vinh con nhà ông bà Chi Lai ở 50 Đào Duy Từ là sao đỏ. Vinh tên hiệu là A Tủa, anh nó hiệu A Páo. Hơn 20 năm trước giang hồ Hà Nội chẳng ai lạ gì tên tuổi của mấy anh em nhà này. Lúc còn đi học phổ thông tiểu học, anh em nhà A Páo, A Tủa đã là nỗi khiếp sợ của nhiều học sinh trong trường vì tính côn đồ, hung hăng.
Thằng Vinh học lớp 3 với mình, nó được làm lớp trưởng. Nó giữ trật tự bằng nắm đấm. Lúc đó chưa có lớp 12, chỉ có lớp 10 là hết. Năm sau lên lớp 4 thì chuyển hệ, bỗng nhiên thành lớp 5. Từ trường Thống Nhất ở phố Lương Ngọc Quyến cả hội chuyển sang lớp 5 trường Trần Nhật Duật thuộc cấp 1, trường Thống Nhất chuyển thành cấp 2 chỉ có lớp 6,7,8. Hồi ấy xong lớp 8 thi cấp 3 lên lớp 10, không có lớp 9.
Sang đến trường mới thằng Vinh A Tủa nó vẫn là sao đỏ của trường.
Thằng Vinh chính là thằng quậy phá nhiều nhất, đánh đập học sinh khác nhiều nhất, thế nhưng nó được làm sao đỏ giữ gìn trật tự từ trường này sang trường khác.
Vinh A Tủa cao to và đẹp trai, trắng trẻo. Sau này có tên tuổi trong xã hội đen Hà Nội vì những trận huyết chiến rất liều lĩnh, sẹo trên người nó từ tay đến chân vô số.
Vào tù nó cũng được trong nhóm trách nhiệm, trật tự.
Ở trong tù có một đội gọi là đội sao đỏ hay còn gọi là đội thi đua.
Đội thi đua có nhiệm vụ giúp cán bộ giữ gìn trật tự trong trại giam, đội trưởng thi đua thường là những tay anh chị cộm cán trong xã hội đen.
Trên danh nghĩa là vậy, nhưng đội thi đua có nhiệm vụ ngầm cho quản giáo là thu tiền của các đội khác. Các đội trong tù thường xuyên vi phạm nội quy, chẳng hạn như đun nấu trong buồng giam. Mỗi tối đến, đội nào cũng có các nhóm dùng nhựa và vải làm chất đốt để đun nước sôi pha trà. Lợi dụng đi lao động bên ngoài mang rượu vào phòng uống ban đêm, cờ bạc hoặc hút chích.
Nếu không nộp tiền cho đội thi đua để đội thi đua nộp tiền lại cho cán bộ trực trại, các đội sẽ thường xuyên bị kiểm tra và bị kỷ luật, những người trách nhiệm buồng hay đội trưởng sẽ dính án kỷ luật đi cùm, sẽ mất phần xét giảm án vào các dịp. Còn những trại viên thường lỡ có gì vi phạm, dù nhẹ như đi ngang qua khu không được phép sẽ bị đội thi đua, trật tự bắt giữ và đánh đập khốc liệt.
Hôm trước đọc tin thấy có cô giáo phạt một học sinh bằng cho cả lớp tát, tổng số cái tát mà em học sinh kia phải nhận đến hàng trăm cái, cái cuối cùng cô giáo tát như phát đạt kết liễu nhân đạo mà người ta làm khi thi hành án tử hình.
Bạn nghĩ gì về xã hội Việt Nam mà bạn đang sống? Nơi mà có cờ đỏ, sao đỏ rồi có cả uỷ ban kiểm tra trung ương đảng nữa?
Bạn sẽ nghĩ rằng đó chỉ là cá biệt, nước nào mà chả có chuyện, hãy nhìn những tấm gương tốt khác, nhìn vào cái tốt đẹp khác để đánh giá đúng vấn đề. Đánh giá đúng kiểu ấy để làm gì, để kết luận rằng ở đất nước bạn sống là nơi đang sống nhất nhì thế giới, để không ảnh hưởng đến uy tín của đảng lãnh đạo đất nước.
Tôi đồng ý với bạn.
Vì sao tôi đồng ý, vì tôi phản đối sẽ bị khoác tiếng phản động lợi dụng việc nhỏ nói xấu chế độ.
Tôi đồng ý, vì con tôi được tôi đưa sang Đức sống, nó có học ở Việt Nam đâu mà tôi phải bận tâm. Có hay dở thế nào thì con các bạn gánh, các bạn khen thế là tốt thì tôi hưởng ứng cho khỏi mất lòng nhau. Tôi còn chả cần căng thẳng hơn thua về cách nhìn làm gì.
Tôi chỉ lăn tăn một chút, giá như cô giáo kia trực tiếp tát cháu học sinh như vậy, có lẽ tôi cũng không lăn tăn. Đời học sinh của tôi cũng vài lần bị thầy cô giáo đánh, nhưng thú thực chưa bao giờ tôi coi đó là bạo hành hay phản giáo dục.
Nhưng việc cô giáo huy động cả lớp đánh bạn mình, tôi thực sự hơi rợn người. Vấn đề nằm ở chỗ các cháu học sinh hiền lành dùng vũ lực với bạn mình dưới mệnh lệnh của cô giáo.
Nếu tôi là bố của các cháu đánh bạn kia, tôi sẽ uất lắm vì đứa con mình đi đánh bạn dưới lệnh của giáo viên. Tôi không hiểu tại sao các bố mẹ của học sinh lớp ấy không phản ứng gì. Việc đánh bạn như thế chính là đánh vào tâm hồn của những bé đánh bạn. Đừng nghĩ rằng chỉ đứa bé bị đánh kia là nạn nhân, với tôi chính cả lớp đó đã thành nạn nhân khi buộc phải nghe cô giáo.
Tại sao tôi nhắc lại đầu câu chuyện về thằng Vinh A Tủa bạn tôi, vì tôi nghĩ nếu nó không được các giáo viên cho làm cờ đỏ, có lẽ lớn lên nó sẽ khác đi nhiều.
Cô Thuỷ của vụ việc này được nhà trường bênh vực rằng lớp của cô toàn thành phần cá biệt. Ôi! Nếu thật thế mà dùng biện pháp cho các em này tát em khác thì thật khủng khiếp. Các bậc bố mẹ là người hiền lành, chắc không hiểu vì sao tôi cho rằng thế là khủng khiếp đâu. Trừ khi các bạn trải qua nhà tù, xã hội đen các bạn mới nhận ra rằng cách giáo dục như thế chính là cách đào tạo cho bọn cá biệt trở thành anh chị giang hồ thứ thiệt sau này.
Thôi, tôi sẽ không nghiêm trọng hoá vấn đề, nền giáo dục ở Việt Nam là chưa bao giờ được (tốt) như thế này ( lời ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước mới đây), cứ thế đi...
Con trai tôi sang Đức được nửa năm, chớm 10 tuổi sáng dậy tự làm đồ ăn sáng và làm đồ ăn mang theo đến trường. Hầu như tất cả sự giáo dục với nó đều ở nhà trường, ý thức sống, quan điểm gì đó tuốt tuồn tuột đều hấp thụ ở nhà trường và bạn bè. Ở Đức có một điểm rất quan trọng đó là điểm quan hệ hài hoà, thân ái với bạn bè trong lớp được ghi trong bảng điểm, người Đức khuyến khích học sinh sống như vậy. Với tôi thế là hạnh phúc, ít nhất những thứ mà dễ tác động nó trở thành một tay anh chị sau này đã bị giảm đi tối thiểu ngay từ trong nhà trường.
Năm mình còn đi học tiểu học, thằng Vinh con nhà ông bà Chi Lai ở 50 Đào Duy Từ là sao đỏ. Vinh tên hiệu là A Tủa, anh nó hiệu A Páo. Hơn 20 năm trước giang hồ Hà Nội chẳng ai lạ gì tên tuổi của mấy anh em nhà này. Lúc còn đi học phổ thông tiểu học, anh em nhà A Páo, A Tủa đã là nỗi khiếp sợ của nhiều học sinh trong trường vì tính côn đồ, hung hăng.
Thằng Vinh học lớp 3 với mình, nó được làm lớp trưởng. Nó giữ trật tự bằng nắm đấm. Lúc đó chưa có lớp 12, chỉ có lớp 10 là hết. Năm sau lên lớp 4 thì chuyển hệ, bỗng nhiên thành lớp 5. Từ trường Thống Nhất ở phố Lương Ngọc Quyến cả hội chuyển sang lớp 5 trường Trần Nhật Duật thuộc cấp 1, trường Thống Nhất chuyển thành cấp 2 chỉ có lớp 6,7,8. Hồi ấy xong lớp 8 thi cấp 3 lên lớp 10, không có lớp 9.
Sang đến trường mới thằng Vinh A Tủa nó vẫn là sao đỏ của trường.
Thằng Vinh chính là thằng quậy phá nhiều nhất, đánh đập học sinh khác nhiều nhất, thế nhưng nó được làm sao đỏ giữ gìn trật tự từ trường này sang trường khác.
Vinh A Tủa cao to và đẹp trai, trắng trẻo. Sau này có tên tuổi trong xã hội đen Hà Nội vì những trận huyết chiến rất liều lĩnh, sẹo trên người nó từ tay đến chân vô số.
Vào tù nó cũng được trong nhóm trách nhiệm, trật tự.
Ở trong tù có một đội gọi là đội sao đỏ hay còn gọi là đội thi đua.
Đội thi đua có nhiệm vụ giúp cán bộ giữ gìn trật tự trong trại giam, đội trưởng thi đua thường là những tay anh chị cộm cán trong xã hội đen.
Trên danh nghĩa là vậy, nhưng đội thi đua có nhiệm vụ ngầm cho quản giáo là thu tiền của các đội khác. Các đội trong tù thường xuyên vi phạm nội quy, chẳng hạn như đun nấu trong buồng giam. Mỗi tối đến, đội nào cũng có các nhóm dùng nhựa và vải làm chất đốt để đun nước sôi pha trà. Lợi dụng đi lao động bên ngoài mang rượu vào phòng uống ban đêm, cờ bạc hoặc hút chích.
Nếu không nộp tiền cho đội thi đua để đội thi đua nộp tiền lại cho cán bộ trực trại, các đội sẽ thường xuyên bị kiểm tra và bị kỷ luật, những người trách nhiệm buồng hay đội trưởng sẽ dính án kỷ luật đi cùm, sẽ mất phần xét giảm án vào các dịp. Còn những trại viên thường lỡ có gì vi phạm, dù nhẹ như đi ngang qua khu không được phép sẽ bị đội thi đua, trật tự bắt giữ và đánh đập khốc liệt.
Hôm trước đọc tin thấy có cô giáo phạt một học sinh bằng cho cả lớp tát, tổng số cái tát mà em học sinh kia phải nhận đến hàng trăm cái, cái cuối cùng cô giáo tát như phát đạt kết liễu nhân đạo mà người ta làm khi thi hành án tử hình.
Bạn nghĩ gì về xã hội Việt Nam mà bạn đang sống? Nơi mà có cờ đỏ, sao đỏ rồi có cả uỷ ban kiểm tra trung ương đảng nữa?
Bạn sẽ nghĩ rằng đó chỉ là cá biệt, nước nào mà chả có chuyện, hãy nhìn những tấm gương tốt khác, nhìn vào cái tốt đẹp khác để đánh giá đúng vấn đề. Đánh giá đúng kiểu ấy để làm gì, để kết luận rằng ở đất nước bạn sống là nơi đang sống nhất nhì thế giới, để không ảnh hưởng đến uy tín của đảng lãnh đạo đất nước.
Tôi đồng ý với bạn.
Vì sao tôi đồng ý, vì tôi phản đối sẽ bị khoác tiếng phản động lợi dụng việc nhỏ nói xấu chế độ.
Tôi đồng ý, vì con tôi được tôi đưa sang Đức sống, nó có học ở Việt Nam đâu mà tôi phải bận tâm. Có hay dở thế nào thì con các bạn gánh, các bạn khen thế là tốt thì tôi hưởng ứng cho khỏi mất lòng nhau. Tôi còn chả cần căng thẳng hơn thua về cách nhìn làm gì.
Tôi chỉ lăn tăn một chút, giá như cô giáo kia trực tiếp tát cháu học sinh như vậy, có lẽ tôi cũng không lăn tăn. Đời học sinh của tôi cũng vài lần bị thầy cô giáo đánh, nhưng thú thực chưa bao giờ tôi coi đó là bạo hành hay phản giáo dục.
Nhưng việc cô giáo huy động cả lớp đánh bạn mình, tôi thực sự hơi rợn người. Vấn đề nằm ở chỗ các cháu học sinh hiền lành dùng vũ lực với bạn mình dưới mệnh lệnh của cô giáo.
Nếu tôi là bố của các cháu đánh bạn kia, tôi sẽ uất lắm vì đứa con mình đi đánh bạn dưới lệnh của giáo viên. Tôi không hiểu tại sao các bố mẹ của học sinh lớp ấy không phản ứng gì. Việc đánh bạn như thế chính là đánh vào tâm hồn của những bé đánh bạn. Đừng nghĩ rằng chỉ đứa bé bị đánh kia là nạn nhân, với tôi chính cả lớp đó đã thành nạn nhân khi buộc phải nghe cô giáo.
Tại sao tôi nhắc lại đầu câu chuyện về thằng Vinh A Tủa bạn tôi, vì tôi nghĩ nếu nó không được các giáo viên cho làm cờ đỏ, có lẽ lớn lên nó sẽ khác đi nhiều.
Cô Thuỷ của vụ việc này được nhà trường bênh vực rằng lớp của cô toàn thành phần cá biệt. Ôi! Nếu thật thế mà dùng biện pháp cho các em này tát em khác thì thật khủng khiếp. Các bậc bố mẹ là người hiền lành, chắc không hiểu vì sao tôi cho rằng thế là khủng khiếp đâu. Trừ khi các bạn trải qua nhà tù, xã hội đen các bạn mới nhận ra rằng cách giáo dục như thế chính là cách đào tạo cho bọn cá biệt trở thành anh chị giang hồ thứ thiệt sau này.
Thôi, tôi sẽ không nghiêm trọng hoá vấn đề, nền giáo dục ở Việt Nam là chưa bao giờ được (tốt) như thế này ( lời ông tổng bí thư kiêm chủ tịch nước mới đây), cứ thế đi...
Con trai tôi sang Đức được nửa năm, chớm 10 tuổi sáng dậy tự làm đồ ăn sáng và làm đồ ăn mang theo đến trường. Hầu như tất cả sự giáo dục với nó đều ở nhà trường, ý thức sống, quan điểm gì đó tuốt tuồn tuột đều hấp thụ ở nhà trường và bạn bè. Ở Đức có một điểm rất quan trọng đó là điểm quan hệ hài hoà, thân ái với bạn bè trong lớp được ghi trong bảng điểm, người Đức khuyến khích học sinh sống như vậy. Với tôi thế là hạnh phúc, ít nhất những thứ mà dễ tác động nó trở thành một tay anh chị sau này đã bị giảm đi tối thiểu ngay từ trong nhà trường.
Người Buôn Gió
No comments:
Post a Comment