Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Ba Đình xoay trở ra sao khi chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu leo thang, đẩy Bắc Kinh vào thế bị động. Bắc Kinh lâu từng “gõ thanh la”cổ võ tham vọng hồi sinh Con đường Tơ lụa, thông qua sáng kiến Vành đai, Con đường. Tập Cận Bình dốc hết tài lực xây dựng quyền lực mềm khắp chốn, kể cả việc lập ngân hàng Đầu Tư Hạ Tầng Châu Á, AIIB cách nay 3 năm, với ý định dùng tín dụng gây ảnh hưởng tại các nước Á Châu. Vào lúc Trung Nam Hải mới “dệt mộng”cho tương lai “Made in China 2025” thì bất ngờ bị “chấn động”bởi hình ảnh Liên S ô tan rã năm 1991 sống dậy trong ký ức: thị trường chứng khoán lao dốc thê thảm, đồng nhân dân tệ mất giá, khiến giới tài chánh phải vật vã cũng không kiểm soát được tình thế. Ba Đình cùng chung số phận, chứng khoán và tiền đồng vẫn đi tìm đáy. Tờ “giấy nợ”đòi cân bằng thương mại, do phó đại diện thương mại Mỹ, Jeffrey Gerrish trao tận tay Ba Đình hôm tháng 5 vẫn còn thơm mùi mực!
Ngoại thương của Bắc Kinh, từ 40 năm qua; còn Hà Nội thì cũng 32 năm, phần lớn nhờ bán hàng cho Mỹ và các nước ngoài khối cộng sản để tăng trưởng kinh tế. Khi Mỹ đòi cân bằng thương mại qua việc áp thuế trên hàng hóa bán vào Mỹ, thì cả hai phải dốc hết tàn hơi tìm cách “be bờ” để các công ty ngoại quốc không “nhổ neo” rời đi nơi khác. Nếu việc này xảy ra, lập tức thị trường công nhân nội địa giao động, đưa đến nhiễu loạn xã hội.
Cùng lúc cuộc chiến thuế đi vào hiệu lực, ngày 23 tháng 03 cho đến nay, đồng Nhân Dân Tệ (CNY) của Tàu cộng mất giá 8.83% [1] [*] là bằng chứng người dân và nhà đầu tư nước ngoài không còn tin vào khả năng kiểm soát của giới tài chánh Tàu cộng.
Tại thị trường chợ đen Việt Nam, hôm 18 tháng 08, phải có 23.630$ mới đổi được 1 Mỹ Kim, trong khi giá trung tâm do Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) quy đinh chỉ có 22.689$, ăn một Mỹ Kim. Sai biệt đến 941$ trên mỗi Mỹ Kim là do đồng tiền xanh ngoài thị trường thực sự khan hiếm.
Tháng trước, NHNN bơm vào thị trường 210 ngàn tỷ đồng [2] để giữ cho thị trường chứng khoán ở mức giả tạo trên 900 điểm. Giới chuyên gia cho rằng, chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tìm đáy trong nhiều tháng nữa.
Tình huống này diễn tả một sự thật khó nghe rằng, Hà Nội không nên tiếp tục theo voi ăn bã mía nữa. Bởi vì Bắc Kinh vẫn đang phụ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ hàng hóa nơi người Mỹ và nhiều nước Âu Châu. Kinh tế nội địa của Hoa Lục chưa đủ mạnh cho một cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.
Đầu tháng 08, chính quyền Donald Trump đang cân nhắc áp đặt mức thuế 25%, thay vì 10%, lên các mặt hàng nhập khẩu từ Tàu cộng có tổng giá trị lên tới 200 tỉ Mỹ Kim. Sự kiện này được công bố ngay trước khi hội nghị Bắc Đới Hà - nơi cộng đảng Tàu họp nhóm cầm quyền chóp bu đang bị xé đôi vì cuộc chiến thuế [3]. Sự kiện này được mô tả như bản trường ca “Vành đai, con đường” bị gẫy khúc, bởi nhạc trưởng Tập Cận Bình không còn sức bắt nhịp cho dàn nhạc giao hưởng lâm vào lạc điệu.
Đáp lại, Bắc Kinh nói sẽ áp thuế mới lên 5.200 sản phẩm Hoa Kỳ nếu Washington tiến hành áp thuế 25% lên hàng hóa Tàu trị giá 200 tỷ Mỹ Kim.
Trước đó, đầu tháng Bảy, Hoa Kỳ áp dụng mức thuế nhập khẩu 25% lên các mặt hàng từ Tàu cộng có tổng trị giá 34 tỷ đôla, và sẽ đề xuất mức thuế tương tự lên khối lượng hàng hóa khác có trị giá 16 tỷ Mỹ Kim vào cuối tháng.
Bị Mỹ tấn công, Bắc Kinh lên tiếng mời Liên Âu vào “măt trận chung” để đối phó, nhưng giới cầm quyền Tàu cộng trực tiếp hứng chịu lời từ chối “bẽ bàng” trước bàn dân thiên hạ. Liên Âu nói thẳng là từ lâu Bắc Kinh làm ăn lươn lẹo, ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ của phương Tây, thiếu tinh thần trách nhiệm, đối xử bất công và ép buộc các công ty Âu Châu đầu tư tại Tàu phải chuyển giao bí mật công nghệ tân tiến cho Bắc Kinh.
Báo chí và giới đương quyền kinh tế Tàu cộng dẫn dụ để Liên Âu không dám từ bỏ mối lợi mỗi ngày thu về đến 1,5 tỷ Euro từ hàng hóa bán vào nước Tàu. Nhưng Bắc Kinh lâm vào thế “rối quá hóa ngu” đến nỗi quên đi các số liệu ngoại thương cả thế giới đều biết: Hoa Kỳ mới là “khách hàng xộp”, đối tác thương mại số một của các nước Châu Âu. Lượng hàng hóa Âu Châu bán vào Mỹ lớn hơn vào Tàu cộng nhiều lần. Chính về điểm này, mà Âu Châu khước từ lối chơi “thả mồi bắt bóng” do Bắc Kinh chào mời.
Đáp trả Bắc Kinh bằng hành động, Châu Âu thông báo xích lại gần Mỹ trên ba hồ sơ lớn bao gồm nông nghiệp, năng lượng và công nghiệp. Cuối tháng 07, Liên Âu công khai trên nguyên tắc sẽ mua đậu nành của Mỹ. Cuộc thương lượng chi tiết chưa tiến hành, nhưng tin này khiến Nhà Trắng hài lòng vào lúc Washington phải dự trù 12 tỉ Mỹ Kim hỗ trợ nông gia trong vùng Trung Tây nước Mỹ, đang kêu than vì không bán được nông sản cho Tàu cộng.
Năm ngoái, 2017, Tàu bán cho Mỹ 505 tỷ Mỹ Kim hàng hóa, trên nguyên tắc Mỹ có quyền áp thuế lên tất cả số tiền đó. Trong khi Tàu chỉ mua của Mỹ có 130 tỷ Mỹ Kim. Nếu Tàu cũng áp thuế để trả đũa thì theo như sơ đồ trong bài này “võ khí” của Tàu coi như hết đạn rồi.
Với dự tính “kết bè” đối đầu với Mỹ, Bắc Kinh đưa Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Dương Khiết Trì đến Nga từ 14 đến 17 tháng 08 để “tham vấn” về an ninh chiến lược Nga-Tàu. Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên đấu trường toàn cầu, sau khi Mỹ thông báo một loạt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga; còn Bắc Kinh thì bị “giới hạn” khả năng trong chiến tranh thuế với Mỹ.
Báo Bưu Điện Hoa Nam hôm 18 tháng 08 [4], dẫn lời một cố vấn thương mại của Bắc Kinh tiết lộ, Bắc Kinh có vẻ thất vọng khi doanh nghiệp Mỹ tại Tàu cộng không muốn vận động hành lang để Tổng Thống Trump “nhẹ tay”. Vì nhiều thập kỷ qua cho đến nay doanh nghiệp Mỹ tại Tàu cộng chán chường về sự thiếu tiến bộ trong cải cách thị trường được Bắc Kinh hứa hẹn từ lâu.
Tình huống này được tiết lộ ngay trước vòng đàm phán cấp thấp kéo dài 4 ngày giữa đôi bên kết thúc tại Hoa Thịnh Đốn trước ngày mức thuế của cả hai bên đi vào hiệu lực, 23 tháng 08.
Trước đó, thấy Bắc Kinh rơi vào tình huống bị “vây hãm”, nhà nghiên cứu độc lập, Xu Yimiao “mở đường” trên tờ Bưu Điện Hoa Nam khuyên: “Bắc Kinh nên giảm thiểu thiệt hại trong cuộc chiến thương mại bằng cách chấp nhận thua cuộc trước Donald Trump" [5].
Năm 2017, Việt Nam bán sang Mỹ một số hàng hóa trị giá 41,6 tỷ Mỹ kim nhưng chỉ mua của Mỹ có 9,2 tỷ Mỹ Kim, tạo mức thặng dư thương mại lên 32,4 tỷ Mỹ Kim, vì vậy Việt Nam nằm trong 16 nước bị Bộ Thương Mại Mỹ lên danh sách “đưa giấy nợ”.
Phó Đại Diện Thương mại Mỹ, Jeffrey Gerrish, đã gặp Phó thủ tướng Vương Đình Huệ đòi “san bằng thâm hụt thương mại”, theo đó, Hà Nội phải hạ mức thâm hụt thương mại xuống mức dưới 8 tỷ Mỹ Kim mỗi năm. Để cân bằng thương mại theo như Mỹ yêu cầu, thì Hà Nội mất toi 75% lợi nhuận từ việc bán hàng sang Mỹ so với các năm trước.
Hiệp ước thương mại EVTFA với Âu Châu còn xa vời. Do vụ bắt cóc Trịnh xuân Thanh tháng 7 năm ngoái lây lan hậu quả xấu sang nhiều nước EU. Riêng tại cộng hòa Slovakia, cửa ngõ đưa hàng hóa Việt Nam vào Châu Âu [6] thì từ việc này, Slovakia đã ngưng việc bổ nhiệm Đại Sứ của họ tại Hà Nội. Cùng lúc, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại, Lubomír Zaorálek tuyên bố tại quốc hội Slovakia "Việt Nam là tâm điểm của tôi phạm có tổ chức. Quốc gia này đã trở thành một nguy cơ an ninh hàng đầu" [7].
Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ đã sang Mỹ gặp Bộ Tài chánh để thương lượng về “giấy đòi nợ”. Kết quả có lẽ không ra gì, nên chính giới trong nước đồn thổi rằng, ông Huệ đang bị “lu mờ” ngay trong vị thế đương kim. Vì thế, ông Huệ đang tìm đường “tiểu ngạch” để có tương lai.
Giới chuyên gia có lý do vững vàng để mạnh mẽ cảnh giác Hà Nội chớ dại để Tàu cộng tuồn hàng sang rồi dán nhãn Viêt Nam trước khi bán vào thị trường Mỹ. Nếu để tình trang này xảy ra thì Việt Nam sẽ không tránh khỏi trừng phạt.
Bởi vì, theo nguồn tin của báo South China Morning Post: “7 khu vực phát triển kinh tế biên mậu thuộc biên giới Việt-Trung, mà CSVN đã đồng ý ký năm 2017, là nơi trú ẩn cho hàng của Tàu sẽ mang nhãn VN”.
Hà Nội lâm vào tình huống ngân sách tăng đột biến, túi tiền sắp cạn, nợ nần đến nỗi mỗi người dân phải gánh đến 35 triệu, “Thiên Triều” - đối tác chiến lược lại cư xử như kẻ thù. Để cứu nguy chế độ, Ba Đình phải “hâm lại” mưu gian moi vàng và Mỹ Kim trong dân chúng qua chiêu bài “trái phiếu đầu tư”. Sau bao nhiêu xảo ngôn, lừa lọc Hà Nội đã chiếm đoạt mọi thứ của dân. Lần này có thành hay bại cũng đều mang đến cho chế độ Hà Nội mối nguy, không thể cứu.
Chú thích:
[*] Ngày 23-03-2018 thuế hiệu lực tại Mỹ, ¥ 6, 31655 CNY đổi được 1 USD; đến 18 tháng 08 phải có tới ¥ 6,87399 CNY mới có được 1 USD, mất giá 8.83%. https://vn.exchange-rates.org/history/CNY/USD/T
Một Mỹ Kim (USD) được chia thành 100 cents. Một Nhân dân tệ (¥) bao gồm 100 fen. Cả hai đồng tiền đều được quy định bởi Board of Governors of the Federal Reserve System và People's Bank of China
30.08.2018
No comments:
Post a Comment