quản là Ban tuyên giáo tỉnh uỷ An Giang.
An Giang thì khác Kiên Giang, nên An Giang không có cái gọi là ‘đặc khu kinh tế’, nhưng An Giang có vẻ thức thời khi làm hẳn chuyên đề báo cáo về tuyên truyền chủ trương xây dựng đặc khu. Và điều chắc chắn là, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ An Giang sẽ sớm nhận bằng khen về hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do Ban tuyên giáo TW trao tặng.
Vấn đề, vì là công cụ tuyên truyền chính trị, nên đôi khi ban tuyên giáo các tỉnh thành lại học thuộc nghị quyết hay các văn bản hướng dẫn về một vấn đề gì đó bất kỳ. Tức cứ có Hội nghị báo cáo hay đợt tuyên truyền cao điểm, thì thành viên ban tuyên giáo lại trải qua kỳ thi học thuộc lòng. Vì học thuộc lòng, và bản thân đặc thù ngành là như vậy, cho nên giá trị mang lại của tuyên truyền từ tuyên giáo chỉ mang tính nhồi nhét là chính. Dù vậy, với cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực trải rộng hầu khắp các tỉnh thành, hình thành những ‘nhịp cầu tôn giáo’ nên sức ảnh hưởng của tuyên giáo đối với người dân, ngay cả đối với những vùng sâu xa, hải đảo, vùng mà người dân ý thức còn chưa cao,…
Những lời tuyên giáo nói là những lời đã được soạn sẵn, họ đâu có hiểu gì về đặc khu, họ nói về điều tốt nhiều vạn chữ, và cái hạn chế chỉ có vài chữ. Thậm chí, tính chất hạn chế của đặc khu đôi khi được xoa dịu bằng thủ thuật nối chữ ‘tuy hạn chế nhưng chúng ta đã có phương hướng khắc phục’. Có nghĩa là làm cách gì, bằng cách nào đi chăng nữa thì với những gì mà nhà nước và đảng quyết, nhân dân hãy tin tưởng vào thắng lợi to lớn và cuối cùng.
Khi một chủ trương hay chính sách quyết sai, với sự tác động của ban tuyên giáo, thì hệ quả nó để lại di hại gấp nhiều lần. Bởi ban tuyên giáo lại không chỉ làm nhiệm vụ tuyên truyền, mà họ đồng thời hợp phức hoá cái gọi là ‘dân quyết thì dân sai’. Tức đã tuyên truyền, và người dân đồng thì thì mặc nhiên xem đó là trách nhiệm thuộc về nhân dân; thỉnh thoảng trong nhóm đối tượng tuyên truyền có cá nhân nổi lên phản biện nhưng đó chỉ là con số hiếm hoi. Ngay cả đối tượng được lựa chọn, nhìn chung nhất vẫn là nhóm đội ngũ công nhân viên chức, những người buộc phải phục tùng mệnh lệnh theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Tại khu vực phường xã, những ‘cán bộ’ sau học tập này sẽ tiến hành các hoạt động hiện thực hoá buổi học, trong đó chủ yếu là tiếp tục cho tuyên truyền trên hệ thống loa khối phố, làng xã; có nơi còn in hẳn một văn bản ‘đồng thuận’ về đặc khu để vận động nhân dân ký lấy.
Vậy nếu kết quả tuyên truyền trong nhân dân không đạt được kết quả như tỉnh hay TW mong muốn thì sao? Không sao cả, sau khi tổng hợp và báo cáo, các tuyên giáo viên cũng biết làm sao cho ‘tròn đẹp’.
Thế nên tuyên giáo khi chỉ là cái loa thì hại vô cùng, bởi nó phát và áp đặt một giá trị thông tin một chiều người dân. Điều này đồng nghĩa, tuyên giáo sẽ chỉ hữu ích khi cho phép giá trị phản biện đi vào trong, và điều này là vô cùng khó.
Khó là vì sao? Không phải vì ban tuyên giáo, mà chính là vì chủ trương từ trên đề xuống theo nguyên tắc ‘phải làm cho được’, bản thân ban tuyên giáo được thành lập cũng để thực hiện quy trình cứng đó.
Trở lại với vấn đề đặc khu, thông tin từ VP Chính phủ trong ngày 24.08 cho hay, dự kiến kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 14 (tháng 10/2018), Quốc hội chưa xem xét dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Tin vui? Tất nhiên! Tuy nhiên, ngay cả khi chưa thông qua, thì người dân cũng hiểu đó chỉ mang tính tạm thời. Bởi trong Nghị quyết chung của Quốc Hội kỳ trước khi chưa thông qua Luật đã nhấn mạnh: Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong cử tri và nhân dân.
Còn hiện giờ, thì Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay: còn chờ vào kết quả quá trình tiếp thu ý kiến nhân dân thế nào, tiếp thu ý kiến cử tri thế nào, tóm lại rất thận trọng.
Vậy theo quy trình này, thì đặc khu sẽ phải thực sự tiến hành thận trọng qua con đường lấy ý kiến nhân dân và cử tri. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả sau cùng theo ý muốn, thì cần phải tăng cường và tuyên truyền để tạo đồng thuận. Với sự góp sức từ tuyên giáo và bộ máy truyền thông.
Nếu hiểu theo cách trên, thì ‘đồng thuận trong nhân dân’ sẽ có thể sử dụng số liệu từ ban tuyên giáo, với phương pháp của ban này là: ra sức tuyên truyền, mở rộng những tờ giấy ký kết và ủng hộ đặc khu?
Liệu biện pháp mang tính ‘cưỡng bức, lừa dối hoặc thiếu trung thực’ sẽ thực hiện? Điều này tuỳ thuộc vào trong quyết tâm chính trị của Đảng và nhà nước đến đâu, sự lắng nghe nhân dân thế nào. Còn nếu theo hướng truyền thống bấy lâu nay, thì chắc hẳn ‘sự đồng thuận đầy mê hoặc’ như từng diễn ra trong đợt lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp 2013 sẽ tái lặp lại [https://bbc.in/2w791OL].
Vấn đề là nếu nhân dân đồng thuận cao, nhưng khi dự luật được thông qua thì biểu tình tiếp tục nổ ra thì Chính phủ hay Ban tuyên giáo phải ăn nói thế nào với dân, về cái gọi là ‘nhân dân đồng tình ủng hộ’?
Chính vì vậy, thay vì làm mọi cách để được thông qua bằng một bộ phận ‘nhân dân’ (núp bóng dưới dạng ‘đại bộ phận nhân dân’, thì Chính phủ cần đẩy mạnh nghiên cứu và chỉnh sửa dự luật, chỉ đạo Ban tuyên giáo tiếp thu các ý kiến khác nhau trong nhân dân để trả về TW, tiến hành các hoạt động lắng nghe cử tri – nhân dân nói, kể cả tổ chức các diễn đàn đa chiều để làm rõ ý nhân dân muốn gì, cần gì – thay vì chú trọng ‘tuyên truyền’ là chính. Chỉ có như vậy, trong mắt dân, tuyên giáo mới không bị coi là công cụ, và giá trị thông tin của tuyên giáo đưa ra, hay Chính phủ đưa ra dân mới thực sự chấp nhận. Hay nếu không ‘thận trọng’, thì một lần nữa, ý chí Chính phủ và lòng dân sẽ trái ngược nhau.
No comments:
Post a Comment