Tuesday, June 19, 2018

Trung Quốc và chiến lược thâu tóm kinh tế, quân sự tại Biển Đông

 RFA-2018-06-19 
 Các ký giả và chuyên gia trao đổi về nguy cÆ¡ bành trÆ°á»›ng của Trung Quốc trên khu vá»±c biển Đông hôm 18/06/2018 
Các ký giả và chuyên gia trao đổi về nguy cơ bành trướng của Trung Quốc trên khu vực biển Đông hôm 18/06/2018-RFA
Với tham vọng trở thành bá chủ khu vực châu Á, Trung Quốc đang từng bước thực hiện những chiến lược quy mô về quân sự, kinh tế và văn hoá nhằm mở rộng chủ quyền và tầm ảnh hưởng đối với các quốc gia láng giềng trong khu vực. Trong khi đó, đối trọng của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và Hoa Kỳ có những động thái gì trước sự bành trướng của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay? Đây cũng là nội dung chính của cuộc toạ đàm tại Trung Tâm Wilson ở thủ đô Washington, DC Hoa Kỳ vào chiều ngày 18 tháng 6 vừa qua với sự tham gia của ba diễn giả - một nhà báo của BBC, một của tờ Thời Báo Los Angeles và một vị chuyên gia quốc tế về Châu Á thuộc Ủy Ban chính sách đối ngoại Hoa Kỳ.
Giữa tháng 11/2017, tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN- Trung Quốc lần thứ 20 diễn ra tại Manila, Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí bắt đầu thảo luận về Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông COC, dựa trên dự thảo khung được các ngoại trưởng thông qua hồi tháng 8 trước đó. Tuy nhiên, dù đang đàm phán với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông và có những động thái tỏ ra thiện chí với Philippines cùng các quốc gia có vùng lãnh hải tranh chấp khác như Việt Nam, Malaysia và Brunei, nhưng thực tế thì Bắc Kinh vẫn đang tăng cường sức mạnh quân sự ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam).
Rõ ràng tham vọng của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông đã đi sâu vào ý thức hệ của mỗi người dân Trung Quốc - ký giả Humphrey Hawsley
Cụ thể, mới đây nhất, ngày 15/6 vừa qua, Trung Quốc tập trận tên lửa, điều máy bay không người lái ra Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã lắp đặt các tên lửa hành trình diệt hạm và hệ thống tên lửa đất đối không trên 3 tiền đồn mà Bắc Kinh cải tạo phi pháp ở Biển Đông hay thực hiện cuộc diễn tập quy mô tại khu vực Eo biển Đài Loan, đồng thời cử máy bay ném bom HK6 ra khu vực biển Đông vào hồi tháng 5 vừa qua.Trong khi dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ về hoạt động bành trướng của Trung Quốc thì chính quyền Bắc Kinh đã tìm cách đánh lạc hướng dự luận bằng con bài Bắc Triều Tiên, vốn là một đồng minh cộng sản của Trung Quốc tại châu Á.
Lý giải chiêu bài này của Trung Quốc, ký giả Bob Drogin, Thời báo Los Angeles nói:
Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế thông qua các hoạt động phi hạt nhân hoá tại bán đảo Triều Tiền cùng các cuộc gặp gỡ song phương giữa lãnh đạo 2 miền Triều Tiên cũng như cuộc gặp mới đây nhất giữa tổng thống Bắc Hàn và tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore. Trên thực tế, khi mà báo chí dành sự quan tâm đặc biệt đến những hoạt động trước và sau các cuộc gặp gỡ này thì những hoạt động quân sự của Trung Quốc đã được triển khai. Đây là một nước cờ đầy tính toán của Trung Quốc trong việc đặt mọi việc vào sự đã rồi nhằm gây sức ép với các nước trong khu vực, từ đó gây sức ép buộc các nước này công nhận sự hiện diện của Trung Quốc cùng những yêu sách của họ trên khu vực hàng hải quan trọng và giàu tài nguyên này.
khi mà báo chí dành sự quan tâm đặc biệt đến những hoạt động trước và sau các cuộc gặp gỡ này thì những hoạt động quân sự của Trung Quốc đã được triển khai - ký giả Bob Drogin
Trên thực tế, Trung Quốc đã thực hiện từng bước những áp đặt đối với các quốc gia láng giềng nhỏ hơn như Philippines và Việt Nam. Bằng chứng là công ty khai thác dầu khí Repsol của Tây Ban Nha đã buộc phải ngưng các hoạt động thăm dò dầu khí tại ngay trong chính vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.
Ký giả  Humphrey Hawsley của Đài BBC, người đã tới Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và một số nước Châu Á để thực hiện nghiên cứu mang tựa đề “Cuộc chiến trên Biển Đông và chiến lược bành trướng của Trung Quốc” giải thích thêm về vấn đề này:
“Tôi đã từng đến Đà Nẵng và Hội An của Việt Nam, và đã chứng kiến cảnh ngư dân địa phương không dám ra khơi do sợ bị tàu Trung Quốc đuổi đánh, tịch thu ngư cụ hay bị tàu Hải cảnh Trung Quốc bắt bớ, đâm chìm… Cuộc sống của ngư dân giờ đây gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm”
Tham vọng khống chế khu vực Biển Đông và buộc các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á phải quy thuận, chịu sự chi phối là một trong những bước đi nhằm tiến tới thâu tóm quyền lực trên quy mô rộng hơn của Trung Quốc. Tham vọng này đã có từ hàng thập niên trước đây của Trung Quốc và được cụ thể hoá bằng việc Trung Quốc đơn phương đưa ra tấm bản đồ 9 đoạn đứt khúc (hay còn gọi là bản đồ hình lưỡi bò) công bố chủ quyền của mình trên khu vực biển Đông. Ký giả Humphrey Hawsley chia sẻ thêm:
“Rõ ràng tham vọng của Trung Quốc trong việc độc chiếm Biển Đông đã đi sâu vào ý thức hệ của mỗi người dân Trung Quốc. Khi tôi đưa một chiếc bút cho người bạn Trung Quốc ở Bắc Kinh và yêu cầu anh ấy vẽ vùng đặc quyền của Trung Quốc trên biển Đông thì thật ngạc nhiên là bạn tôi cũng vẽ 1 đường y hệt bản đồ hình lưỡi bò nối liền những vị trí mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố. Điều này cho thấy chính quyền Trung Quốc đã đưa ra tấm bản đồ hình lưỡi bò này để khái niệm này ăn sâu vào ý thức của mỗi người dân Trung Quốc”
Tham vọng thôn tính khu vực Đông Nam Á thực sự là cánh cửa duy nhất hiện nay của Trung Quốc trong việc mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới khi mà xung quanh Trung Quốc hiện nay đã bị bao bọc bởi các quốc gia như Nhật Bản về phía Đông, Nga ở phía Bắc, và Ấn Độ ở Nam Á… vốn đều là những đối thủ tương đối nặng ký so với Trung Quốc về kinh tế, chính trị… Việc mở rộng vùng kiểm soát xuống phía Nam với những quốc gia nhỏ, tiềm lực kinh tế hạn chế là mục tiêu phù hợp với khả năng hiện tại của Trung Quốc. Tuy nhiên, tham vọng kiểm soát khu vực Biển Đông và gây ảnh hưởng tuyệt đối với các quốc gia ASEAN đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến tự do hàng hải, thương mại, tự do  dân chủ và nhân quyền tại các quốc gia này. Tuy nhiên, theo Chuyên gia về Châu Á, Ủy Ban chính sách đối ngoại Hoa Kỳ James Clad thì Trung Quốc không dễ dàng thực hiện được tham vọng này trong bối cảnh hiện nay.
Nhật Bản, Australia, New Zeeland và Ấn Độ cũng một số quốc gia ở châu Á – Thái Bình Dương không ủng hộ Trung Quốc và tất nhiên sẽ không để Trung Quốc thực hiện hoá dễ dàng tham vọng có thể gây tổn hại tới hòa bình, an ninh và tự do của họ tại khu vực này.
Mặc dù thiếu những bình luận liên quan đến chính sách của Hoa Kỳ cùng những so sánh về tương quan quân sự giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay, các phóng viên và chuyên gia đã từng tác nghiệp tại Trung Quốc và các quốc gia châu Á cũng đã chia sẻ những thông tin hữu ích, giải đáp được phần nào thắc mắc của các nghiên cứu sinh, học giả có cùng sự quan tâm đối với châu Á, các vấn đề đương thời, các vấn đề an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại tại khu vực này trong thời điểm hiện nay.

No comments:

Post a Comment