06/24/2018 - 13:25 — nguyenvubinh
…
2/ Phản ứng và hành xử của nhà cầm quyền trong và sau cuộc tổng biểu tình 10/6
Trong tất cả các cuộc biểu tình xảy ra dưới chế độ cộng sản Việt Nam, ngoại trừ một vài cuộc biểu tình chống Trung Quốc ban đầu được nhà cầm quyền Việt Nam bật đèn xanh, đều có một công thức chung để xử lý. Trước thời điểm các cuộc biểu tình diễn ra, an ninh đã ngăn chặn, canh nhà những người hoạt động dân chủ, những người hoạt động xã hội và những gương mặt thường tham gia vào các cuộc biểu tình. Sau đó, an ninh tung lực lượng đón sẵn ở những địa điểm được thông báo trong các lời kêu gọi biểu tình để bắt giữ nốt những người trong giới đấu tranh chưa bị canh giữ hoặc đã tự thoát khỏi nhà trước đó. Nếu các cuộc biểu tình nổ ra, với số lượng người tham gia ít, an ninh sẽ ngay lập tức ra tay đàn áp, bắt giữ tất cả. Nếu cuộc biểu tình số lượng người lớn hơn số người của nhà cầm quyền (bao gồm công an, cảnh sát cơ động, an ninh, mật vụ, dân phòng và người của các đoàn thể được huy động), thì an ninh sẽ theo dõi và đánh tỉa những người cầm đầu, nổi trội. Trường hợp quá đông người biểu tình thì nhà cầm quyền không thể ngăn chặn nổi và đành quan sát, theo dõi cuộc diễu hành của người dân. Sau khi các cuộc biểu tình kết thúc, an ninh sẽ chắt lọc từ những camera, từ những clip quay được (số này rất nhiều vì an ninh bố trí người quay bằng điện thoại rất đông) về các đoàn biểu tình để tìm hiểu từng đối tượng, những người có biểu hiện nhiệt tình, chủ động, nổi trội hoặc chỉ đạo trong các cuộc biểu tình. Tất cả những người như vậy sẽ được đưa vào hồ sơ để nghiên cứu và tìm những đối sách thích hợp trong việc đàn áp hoặc cài cắm vào phong trào dân chủ.
Cuộc tổng biểu tình ngày 10/6 vừa qua, khi người dân bắt đầu manh nha tập trung lại, tức là mới có ít người, nhà cầm quyền đã thẳng tay đàn áp, bắt giữ và đánh đập người dân nhằm dập tắt cuộc biểu tình ngay từ đầu. Hàng loạt những hình ảnh công an, an ninh đánh đập người dân xuất hiện trên các video, trên mạng xã hội facebook. Nhưng khoảng gần 10 giờ, khi người dân tập hợp thành một khối, thì việc đàn áp đã giảm bớt và hầu như không xảy ra nữa. Do không ngăn cản và dập tắt được cuộc biểu tình ở Sài Gòn, nhà cầm quyền đã sử dụng vũ khí âm thanh, một loại vũ khí dùng cho việc tranh chấp trên biển để tấn công người dân biểu tình. Đây là hành vi vô nhân, cần lên án. Những diễn biến trên là tình hình tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Biên Hòa…
Ở Bình Thuận, cảnh sát đã dùng hơi cay, vòi rồng để giải tán đoàn biểu tình, rồi bắt giữ, đánh đập một số người. Người dân đã bùng nổ và ném đất đá chống lại cảnh sát cơ động. Khi ít người và yếu thế hơn, cảnh sát cơ động đã đầu hàng và xin người dân tha thứ. Nhưng khi được tăng cường lực lượng, việc đàn áp và trả thù dã man đã diễn ra ở Bình Thuận.
Trong và sau cuộc tổng biểu tình ngày 10/6 vừa qua, nhà cầm quyền đã bắt giữ, đánh đập gần 1000 người ở tất cả các địa phương (Sài Gòn 310 người, Bình Thuận 208 người, Đồng Nai 52 người…), khởi tố và tạm giam gần 20 người. Đồng thời, vẫn kịch bản quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam, họ đã rêu rao việc người dân đi biểu tình do sự xúi giục, kích động của kẻ xấu; đi biểu tình được nhận 300 nghìn đồng/ngày; người dân đóng giả công an để vu cho công an đàn áp… Điều đáng lên án nhất lại là một cuộc đàn áp khác xảy ra sau cuộc tổng biểu tình đúng một tuần, tức ngày 17/6. Ngày hôm đó, đã có các thông tin trên mạng xã hội kêu gọi người dân xuống đường tiếp tục cuôc biểu tình phản đối dư luật Đặc khu và luật An ninh mạng. Lần này thì nhà cầm quyền đã chuẩn bị một lực lượng chưa từng có để đối phó với cuộc biểu tình này. Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã không nổ ra, chỉ có một số nhóm nhỏ, cá nhân chuẩn bị tinh thần xuống đường mà thôi. Cảnh sát, an ninh, mật vụ tràn ngập các địa điểm được kêu gọi tập trung biểu tình. Đã có hơn 200 người bị bắt khi họ chưa hề thực hiện một động tác nào của việc biểu tình. Có người đang ngồi quán café, có người đang đi trên đường, có người đang đi xe máy… Trong số hơn 200 người bị bắt tập trung về công viên Tao Đàn, có khoảng 1/3, tức là hơn 70 người là những người dân thường, không biết gì, không liên quan gì đến đến biểu tình. Tất cả đều bị đối xử thô bạo, bị đánh đập, quát nạt, bị bắt mở mật khẩu điện thoại để kiểm tra facebook, tin nhắn. Những người có liên quan ít nhiều tới việc cổ vũ hoặc ủng hộ biểu tình đều bị đánh đập hết sức dã man. Đã có rất nhiều tường thuật của những người trong cuộc cho thấy sự dã man, tàn bạo, phi nhân của lực lượng công an, an ninh đàn áp biểu tình ngày 17/6. Điều đáng nói là việc biểu tình chưa diễn ra, và rất nhiều người không liên quan bị bắt. Việc đàn áp của nhà cầm quyền ngày 17/6 đã chứng tỏ sự hoảng loạn của lực lượng an ninh và sự trả thù man rợ, hèn hạ của họ cho việc người dân biểu tình thành công ngày 10/6 vừa qua…
2/ Phản ứng và hành xử của nhà cầm quyền trong và sau cuộc tổng biểu tình 10/6
Trong tất cả các cuộc biểu tình xảy ra dưới chế độ cộng sản Việt Nam, ngoại trừ một vài cuộc biểu tình chống Trung Quốc ban đầu được nhà cầm quyền Việt Nam bật đèn xanh, đều có một công thức chung để xử lý. Trước thời điểm các cuộc biểu tình diễn ra, an ninh đã ngăn chặn, canh nhà những người hoạt động dân chủ, những người hoạt động xã hội và những gương mặt thường tham gia vào các cuộc biểu tình. Sau đó, an ninh tung lực lượng đón sẵn ở những địa điểm được thông báo trong các lời kêu gọi biểu tình để bắt giữ nốt những người trong giới đấu tranh chưa bị canh giữ hoặc đã tự thoát khỏi nhà trước đó. Nếu các cuộc biểu tình nổ ra, với số lượng người tham gia ít, an ninh sẽ ngay lập tức ra tay đàn áp, bắt giữ tất cả. Nếu cuộc biểu tình số lượng người lớn hơn số người của nhà cầm quyền (bao gồm công an, cảnh sát cơ động, an ninh, mật vụ, dân phòng và người của các đoàn thể được huy động), thì an ninh sẽ theo dõi và đánh tỉa những người cầm đầu, nổi trội. Trường hợp quá đông người biểu tình thì nhà cầm quyền không thể ngăn chặn nổi và đành quan sát, theo dõi cuộc diễu hành của người dân. Sau khi các cuộc biểu tình kết thúc, an ninh sẽ chắt lọc từ những camera, từ những clip quay được (số này rất nhiều vì an ninh bố trí người quay bằng điện thoại rất đông) về các đoàn biểu tình để tìm hiểu từng đối tượng, những người có biểu hiện nhiệt tình, chủ động, nổi trội hoặc chỉ đạo trong các cuộc biểu tình. Tất cả những người như vậy sẽ được đưa vào hồ sơ để nghiên cứu và tìm những đối sách thích hợp trong việc đàn áp hoặc cài cắm vào phong trào dân chủ.
Cuộc tổng biểu tình ngày 10/6 vừa qua, khi người dân bắt đầu manh nha tập trung lại, tức là mới có ít người, nhà cầm quyền đã thẳng tay đàn áp, bắt giữ và đánh đập người dân nhằm dập tắt cuộc biểu tình ngay từ đầu. Hàng loạt những hình ảnh công an, an ninh đánh đập người dân xuất hiện trên các video, trên mạng xã hội facebook. Nhưng khoảng gần 10 giờ, khi người dân tập hợp thành một khối, thì việc đàn áp đã giảm bớt và hầu như không xảy ra nữa. Do không ngăn cản và dập tắt được cuộc biểu tình ở Sài Gòn, nhà cầm quyền đã sử dụng vũ khí âm thanh, một loại vũ khí dùng cho việc tranh chấp trên biển để tấn công người dân biểu tình. Đây là hành vi vô nhân, cần lên án. Những diễn biến trên là tình hình tại các thành phố lớn như Sài Gòn, Nha Trang, Biên Hòa…
Ở Bình Thuận, cảnh sát đã dùng hơi cay, vòi rồng để giải tán đoàn biểu tình, rồi bắt giữ, đánh đập một số người. Người dân đã bùng nổ và ném đất đá chống lại cảnh sát cơ động. Khi ít người và yếu thế hơn, cảnh sát cơ động đã đầu hàng và xin người dân tha thứ. Nhưng khi được tăng cường lực lượng, việc đàn áp và trả thù dã man đã diễn ra ở Bình Thuận.
Trong và sau cuộc tổng biểu tình ngày 10/6 vừa qua, nhà cầm quyền đã bắt giữ, đánh đập gần 1000 người ở tất cả các địa phương (Sài Gòn 310 người, Bình Thuận 208 người, Đồng Nai 52 người…), khởi tố và tạm giam gần 20 người. Đồng thời, vẫn kịch bản quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam, họ đã rêu rao việc người dân đi biểu tình do sự xúi giục, kích động của kẻ xấu; đi biểu tình được nhận 300 nghìn đồng/ngày; người dân đóng giả công an để vu cho công an đàn áp… Điều đáng lên án nhất lại là một cuộc đàn áp khác xảy ra sau cuộc tổng biểu tình đúng một tuần, tức ngày 17/6. Ngày hôm đó, đã có các thông tin trên mạng xã hội kêu gọi người dân xuống đường tiếp tục cuôc biểu tình phản đối dư luật Đặc khu và luật An ninh mạng. Lần này thì nhà cầm quyền đã chuẩn bị một lực lượng chưa từng có để đối phó với cuộc biểu tình này. Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã không nổ ra, chỉ có một số nhóm nhỏ, cá nhân chuẩn bị tinh thần xuống đường mà thôi. Cảnh sát, an ninh, mật vụ tràn ngập các địa điểm được kêu gọi tập trung biểu tình. Đã có hơn 200 người bị bắt khi họ chưa hề thực hiện một động tác nào của việc biểu tình. Có người đang ngồi quán café, có người đang đi trên đường, có người đang đi xe máy… Trong số hơn 200 người bị bắt tập trung về công viên Tao Đàn, có khoảng 1/3, tức là hơn 70 người là những người dân thường, không biết gì, không liên quan gì đến đến biểu tình. Tất cả đều bị đối xử thô bạo, bị đánh đập, quát nạt, bị bắt mở mật khẩu điện thoại để kiểm tra facebook, tin nhắn. Những người có liên quan ít nhiều tới việc cổ vũ hoặc ủng hộ biểu tình đều bị đánh đập hết sức dã man. Đã có rất nhiều tường thuật của những người trong cuộc cho thấy sự dã man, tàn bạo, phi nhân của lực lượng công an, an ninh đàn áp biểu tình ngày 17/6. Điều đáng nói là việc biểu tình chưa diễn ra, và rất nhiều người không liên quan bị bắt. Việc đàn áp của nhà cầm quyền ngày 17/6 đã chứng tỏ sự hoảng loạn của lực lượng an ninh và sự trả thù man rợ, hèn hạ của họ cho việc người dân biểu tình thành công ngày 10/6 vừa qua…
(còn nữa)
Hà Nội, ngày 25/6/2018
N.V.B
No comments:
Post a Comment