“…Luật đã thông qua, phải chăng ván đã đóng thuyền? Không, nếu nhân dân, ý thức được hiểm họa, đứng dậy phản kháng. Nếu sự phản kháng mạnh mẽ, dữ dội như đối với dự luật đặc khu, bạo quyền sẽ lùi bước…”
Cái gọi là quốc hội, sự thực là cái đuôi chồn của Đảng CS , đã biểu quyết thông qua luật an ninh mạng. Đó là một ngày đen tối của lịch sử, của dân tộc. Quyền tự do ngôn luận bị tước đoạt, tất cả quyền tự do khác, tóm lại : quyền làm người, sẽ bị tước đoạt.
Guồng máy nhà nước, với luật an ninh mạng nhập cảng từ nước Tàu, sẽ gia tăng đàn áp những người còn lương tri, còn ngửng đầu lên tiếng, phản kháng. Sẽ tạo một tình trạng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt làm tê liệt tư duy của một dân tộc.
Ở các nước Tây Phương, quốc hội bỏ ra hàng năm trời để thảo luận trước khi biểu quyết. Dân biểu tham khảo ý kiến của dân, của các hội đoàn, nghiệp đoàn, đảng phái thuộc mọi khuynh hướng, thảo luận hàng trăm, hàng ngàn đề nghị tu chính. Các dân biểu tranh cãi, sửa đổi, biểu quyết từng điều khoản, từng chi tiết, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy trước khi biểu quyết toàn dự luật.
Thí dụ ở Pháp, hạ viện biểu quyết xong, đưa lên thượng viện. Lại tham khảo, thảo luận, hay tranh cãi dữ dội. Khi Thượng Viện tu chính xong, dự luật trở lại hạ viện để biểu quyết lần cuối.
Sau đó, Hội đồng Lập Hiến vẫn có thể bác bỏ nếu thấy luật lệ vi hiến.
Luật thành hình, phải hai, ba năm sau mới có nghị định thi hành, mới thực sự đi vào đời sống.
Ở VN, các ông bà gọi là dân biểu, sự thực là Đảng biểu, đã thông qua một cái luật hệ trọng nhất cho tương lai đất nước, trong vài ngày. Cái gì ta cũng hơn người. Xin cúi đầu bái phục.
Một lần nữa, người CS đã lừa dân một cách ngoạn mục. Trong khi dư luận chú tâm đến chuyện đặc khu, chuyện đàn áp biểu tình, họ cho thông qua một đạo luật man rợ nhất, êm ru.
Luật đã thông qua, phải chăng ván đã đóng thuyền? Không, nếu nhân dân, ý thức được hiểm họa, đứng dậy phản kháng. Nếu sự phản kháng mạnh mẽ, dữ dội như đối với dự luật đặc khu, bạo quyền sẽ lùi bước.
Luật lệ, trong một nước độc tài, chỉ là một mớ giấy lộn. Đảng ra lệnh biểu quyết, Đảng sẽ ra lệnh thay đổi, dễ như vào tiệm ăn, kêu một tô phở. Sai bảo dân biểu cũng dễ như sai bảo con cháu trong nhà.
Trên thế giới, tại nhiều nơi, đã có rất nhiều luật lệ, dù được biểu quyết, vẫn bị thu hồi vì gặp quá nhiều chống đối. Không có gì khắc trên đá.
Vấn đề là tương quan lực lượng giữa những người phản kháng và một chính quyền làm tay sai cho ngoại bang.
Vận mệnh dân vẫn ở trong tay dân.
Guồng máy nhà nước, với luật an ninh mạng nhập cảng từ nước Tàu, sẽ gia tăng đàn áp những người còn lương tri, còn ngửng đầu lên tiếng, phản kháng. Sẽ tạo một tình trạng kiểm duyệt và tự kiểm duyệt làm tê liệt tư duy của một dân tộc.
Ở các nước Tây Phương, quốc hội bỏ ra hàng năm trời để thảo luận trước khi biểu quyết. Dân biểu tham khảo ý kiến của dân, của các hội đoàn, nghiệp đoàn, đảng phái thuộc mọi khuynh hướng, thảo luận hàng trăm, hàng ngàn đề nghị tu chính. Các dân biểu tranh cãi, sửa đổi, biểu quyết từng điều khoản, từng chi tiết, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy trước khi biểu quyết toàn dự luật.
Thí dụ ở Pháp, hạ viện biểu quyết xong, đưa lên thượng viện. Lại tham khảo, thảo luận, hay tranh cãi dữ dội. Khi Thượng Viện tu chính xong, dự luật trở lại hạ viện để biểu quyết lần cuối.
Sau đó, Hội đồng Lập Hiến vẫn có thể bác bỏ nếu thấy luật lệ vi hiến.
Luật thành hình, phải hai, ba năm sau mới có nghị định thi hành, mới thực sự đi vào đời sống.
Ở VN, các ông bà gọi là dân biểu, sự thực là Đảng biểu, đã thông qua một cái luật hệ trọng nhất cho tương lai đất nước, trong vài ngày. Cái gì ta cũng hơn người. Xin cúi đầu bái phục.
Một lần nữa, người CS đã lừa dân một cách ngoạn mục. Trong khi dư luận chú tâm đến chuyện đặc khu, chuyện đàn áp biểu tình, họ cho thông qua một đạo luật man rợ nhất, êm ru.
Luật đã thông qua, phải chăng ván đã đóng thuyền? Không, nếu nhân dân, ý thức được hiểm họa, đứng dậy phản kháng. Nếu sự phản kháng mạnh mẽ, dữ dội như đối với dự luật đặc khu, bạo quyền sẽ lùi bước.
Luật lệ, trong một nước độc tài, chỉ là một mớ giấy lộn. Đảng ra lệnh biểu quyết, Đảng sẽ ra lệnh thay đổi, dễ như vào tiệm ăn, kêu một tô phở. Sai bảo dân biểu cũng dễ như sai bảo con cháu trong nhà.
Trên thế giới, tại nhiều nơi, đã có rất nhiều luật lệ, dù được biểu quyết, vẫn bị thu hồi vì gặp quá nhiều chống đối. Không có gì khắc trên đá.
Vấn đề là tương quan lực lượng giữa những người phản kháng và một chính quyền làm tay sai cho ngoại bang.
Vận mệnh dân vẫn ở trong tay dân.
Từ Thức
No comments:
Post a Comment