Facebook bị chỉ trích là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn tôn giáo và là nguồn cung cấp thông tin "giả mạo" tại một số quốc gia châu Á-AP
Châu Á có cớ để kiểm soát Facebook sau khủng hoảng rò rỉ thông tin
Mạng xã hội hiện là phương tiện duy nhất để tự do bày tỏ và trao đổi quan điểm chính trị tại một số quốc gia độc tài. Tuy nhiên, bê bối rò rỉ dữ liệu của 87 triệu người dùng Facebook vừa qua chính là lý do để chính phủ các quốc gia này thắt chặt kiểm soát hoạt động của người dùng Facebook. Tạp chí Nikkei Asia Review loan tin này hôm 05/04.
Facebook đã bị cảnh báo vì lan truyền thông tin không chính xác dẫn đến hoạt động điều hành của nhiều chính phủ bị chỉ trích. Trong một báo cáo mới đây, giáo sư James Crabtree, giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng “những cáo buộc liên quan việc chỉ trích hoạt động điều hành của chính phủ cùng thông tin giả mạo hoặc chưa được kiểm chứng chính là cái cớ để chính phủ các quốc gia độc tài đàn áp người sử dụng Facebook”
Cuộc khủng hoảng rò rỉ dữ liệu trên thực tế chủ yếu ảnh hưởng tới người dùng Faceboook tại Mỹ, tuy nhiên, Facebook cũng đã thừa nhận trước đó là hầu hết người dùng của họ đều có thể đã bị các công ty quảng cáo “khai thác” thông tin cá nhân đã bị rò rỉ vừa qua. Châu Á là thị trường lớn nhất của Facebook, với 828 triệu người sử dụng, so với 609 triệu trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ.
Facebook hiện đã bị cấm ở Trung Quốc, nhưng vẫn được sử dụng tại nhiều các quốc gia Châu Á khác. Do đó, bê bối vừa qua của Facebook cũng là cớ hợp pháp để chính phủ Malaysia vào hôm 2 tháng tư cáo buộc công ty này phát tán “tin giả” và sẽ bị trừng phạt. Nhiều người lo ngại rằng chính phủ Malaysia sẽ kiểm soát các cuộc thảo luận liên quan đến hoạt động bầu cử tại quốc gia này trong thời gian tới đây.
Tháng 3 vừa qua, Facebook cũng đã bị chặn trong một thời gian ngắn ại Sri Lanka, do trang web này bị cáo buộc gây ra bạo lực giữa các nhóm tôn giáo khác nhau. Và nhà điều tra nhân quyền Liên Hợp Quốc đã đưa ra lời cáo buộc rằng Facebook chính là nguyên nhân gây nên thái độ thù hận dành cho người thiểu số đạo Hồi Rohingya tại Myammar vừa qua.
No comments:
Post a Comment