Wednesday, March 21, 2018

LHQ chỉ trích VN về tình trạng lao động

Theo VOA-21/03/2018 
Công nhân nhà máy Samsung ở tỉnh Thái Nguyên.
Công nhân nhà máy Samsung ở tỉnh Thái Nguyên.
LHQ vừa ra thông cáo bày tỏ lo ngại việc công nhân nữ ở hai nhà máy Samsung ở Việt Nam, và các nhà hoạt động về quyền của người lao động bị "hăm dọa và sách nhiễu."
Một trong các mối quan ngại nhất của công nhân là việc tiếp xúc với hoá chất độc hại tại các nhà máy ở Khu Công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và Khu Công nghiệp Phố Yên, tỉnh Thái Nguyên.
LHQ dựa trên báo cáo về lao động do hai tổ chức phi chính phủ là Trung tâm Nghiên cứu về Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (CGFED) và Sáng kiến Phát triển Mở (IPEN) thực hiện vào cuối năm ngoái, nhận định rằng các công nhân nhà máy của Samsung không được thông báo đầy đủ hoặc đào tạo phù hợp để tự bảo vệ mình trước các hóa chất độc hại được sử dụng trong sản xuất thiết bị điện tử.
Trong một thông cáo hôm 20/3, các chuyên gia nhân quyền LHQ ra thông cáo nói rằng bà bà Phạm Thị Minh Hằng, một trong các tác giả của báo cáo về tình trạng vi phạm quyền của người lao động, bị mời làm việc với giới chức ngày 19/3, sau khi trở về từ một cuộc họp ở Thụy Điển.
Thông cáo của LHQ viết: “Chúng tôi rất lo âu khi biết các nhà nghiên cứu biên soạn bản báo cáo bị chính quyền thẩm vấn."
Thông cáo viết tiếp: "Chúng tôi cũng yêu cầu Samsung minh xác về các cáo buộc rằng công nhân trong các nhà máy bị đe dọa nếu họ nói chuyện với người bên ngoài nhà máy về tình trạng lao động, theo sau việc báo cáo công bố tháng 12 năm ngoái."
"Không thể chấp nhận được khi các nhà nghiên cứu và các công nhân cho biết tình trạng lao động không đảm bảo, bị giới chức tư hay công đe dọa."
Các chuyên gia nhận định: "Những vi phạm làm giảm uy tín trách nhiệm và nghĩa vụ của chính phủ và các công ty trong việc tôn trọng nhân quyền phù hợp với Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Nhân quyền."
Ngoài ra, “việc hăm dọa các nhà hoạt động và các công nhân không chỉ vi phạm về quyền tự do ngôn luận mà còn dung dưỡng cho hành vi của những kẻ lạm quyền và vi phạm quyền lợi người lao động,” thông cáo viết tiếp.
Thông cáo của các chuyên gia LHQ đưa ra khuyến nghị: "Giới chức chính quyền và các công ty liên quan phải đảm bảo một không gian xã hội dân sự để đảm bảo môi trường lao động phù hợp cho các lao động nữ tại các nhà máy.”
Thông cáo LHQ nói nhà chức trách Việt Nam đang điều tra các kết luận của bản cáo về lao động do các tổ chức phi chính phủ thực hiện.

No comments:

Post a Comment