Quảng Bình và Tập đoàn FLC lừa dối người dân, âm thầm xây cáp treo phá hoại hệ sinh thái Sơn Đoòng?
Năm 2014, tập đoàn Sun Group từng đề xuất xây dựng dự án tuyến cáp treo Sơn Đoòng (trong quần thể di sản Phong Nha – Kẻ Bàng), tuy nhiên dự án đã phải tạm dừng do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các chuyên gia khoa học và dân chúng. Đến năm 2017, tập đoàn FLC của Trịnh Văn Quyết đã không bỏ lỡ miếng ngon béo bở, khởi động lại dự án dưới sự hỗ trợ đắc lực từ một số quan chức tỉnh Quảng Bình. Ít ai biết rằng, cả tay đại gia này lẫn Quảng Bình từng chơi chiêu hỏa mù thông tin để bịt miệng dư luận, nhằm thuận đường ngày đêm âm thầm khai quật Sơn Đoòng, bất chấp việc phá hoại hệ sinh thái quý giá nơi đây.
Dường như rất thấu hiểu được cách làm giàu của các mafia chính trị và mafia kinh tế tại Việt Nam, Pamela McElwee, Giảng viên trường ĐH Rutgers cho biết: “Chỉ có tiếng nói của những người có quan hệ, có thế lực hoặc giàu có thì mới được nghe thấy. Và lợi ích đến từ những sự đổi chắc này (giữa bảo tồn & phát triển) cũng chỉ thường gắn liền với những người ấy”.
Một thông tin đáng chú ý khác là, hiện nay mỗi người đi tour Sơn Đoòng phải trả khoảng 650 đô la Mỹ cho Vườn Quốc Gia (VQG), một năm cỡ 500-700 người (~450,000 USD), phí trả cho Vườn khi đi tour hang Va (khoảng 700 khách/ năm) là 1.3 triệu đồng, hang Én (khoảng 1,300 khách/ năm) là 1 triệu đồng.
Trong khi đó, lượng khách đại trà vào các hang đang được VQG khai thác không hề nhỏ, nhất là vào các dịp lễ Tết. Phí vào động Phong Nha, hoặc Thiên Đường là 250,000đ/ khách, hang Tối là 450,000 đ/ khách, vào dịp 2/9 năm ngoái, trung bình một ngày có khoảng 12,000 khách vào động Phong Nha. Tất cả các phí này 100% chạy vào Ban quản lý VQG PNKB, vì tỉnh giao toàn bộ quyền thu-chi cho Vườn.
Tính sơ sơ, nguồn thu của VQG không nhỏ chút nào, ngoài các chi phí nhân sự, điều hành, thì ai cũng hiểu các loại phí này được sử dụng cho các công tác bảo tồn và gìn giữ rừng quốc gia. Tuy nhiên, nhìn vào những sự kiện xảy ra gần đây, nhất là tỉnh và VQG năm lần bảy lượt hồ hởi mời chào mời các nhà đầu tư vào khảo sát xây dựng cáp treo vào vùng lõi (khu vực cần tuyệt đối được bảo vệ), thì chúng ta cũng phần nào hiểu được nguồn thu này có khả năng không được dùng cho công tác bảo tồn.
Ta muốn Việt Nam mình xanh như màu của núi rừng Phong Nha, hay đỏ như vệt nước “bí ẩn” tại Vũng Áng vừa qua? Nếu tỉnh Quảng Bình muốn xây cáp treo để thu hút 1-1.5 triệu khách đến hang, thì trước mắt hãy dọn sạch nạn ô nhiễm môi trường đi! Còn Trịnh Văn Quyết, những vụ bê bối trong kinh doanh của y chưa đủ để y tỉnh ngộ sao, liệu ai có thể tin lời của kẻ chuyên đi lừa đảo hòng trục lợi cho bản thân như y!
Chúng ta không chỉ cố gắng cứu một Sơn Đoòng. Chúng ta cần lên tiếng để cứu tất cả những cánh rừng đang thoi thóp, những hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đang bị đe dọa nghiêm trọng (Sapa, Phú Quốc, Bạch Mã, Sơn Trà), để cứu nguồn sống đang ngày bị ô nhiễm của chúng ta.
No comments:
Post a Comment