Mọi người nhắc nhiều nhất đến ca khúc Con Đường Xưa Em Đi, của hai tác giả Châu Kỳ & Hồ Đình Phương. Đây là một ca khúc “nhạc mùi” thuộc loại kinh điển trước 1975, và gắn liền với 2 danh ca Chế Linh & Thanh Tuyền. Bài hát ngắn, nhưng ghi đậm dấu ấn trong lòng người nghe. Dù là người thuộc giới trí thức, hay giới lao động đa số đều có nghe qua bài hát này. Bài hát thoạt nghe, chỉ là một câu chuyện tình lãng mạn của một cặp tình nhân:
Con đường xưa em đi, vàng lên mái tóc thề, ngõ hồn dâng tái tê
Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi…
Anh làm thơ vu quy, khách qua đường lắng nghe chuyện tình ta đã ghi…
Tuy nhiên, những câu hát sau đó mới trở thành vấn đề đối với chính quyền CSVN:
…Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe… Hỏi còn ai cố tri…
Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng
Dâng hoa, dâng hết ân tình, Tình đến bao giờ
Hỏi đường xưa mà nhớ… con đường xưa em đi
…Những mùa trăng vu quy, vì mưa gió không về
Chiến trường anh bước đi
Có nàng hoen đôi mi, ngóng theo đường vắng hoe… Hỏi còn ai cố tri…
Em ơi! nhìn gió lên khơi, lòng có trông vời một người xa cuối trời?
Nơi đây phiên gác canh dài, e ấp đôi lời mình còn nhớ thương hoài
Em ơi! màu áo phong sương, mình ước huy hoàng được bàn tay chính nàng
Dâng hoa, dâng hết ân tình, Tình đến bao giờ
Hỏi đường xưa mà nhớ… con đường xưa em đi
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 13/03/ 2017 về nội dung, tư tưởng của các ca khúc, ông Nguyễn Thu Đông, trưởng phòng quản lý băng đĩa (Cục Nghệ Thuật Biểu Diễn), băn khoăn: ““Chiến trường anh bước đi” là chiến trường nào đây?”!
Một bài hát khác cũng nổi tiếng không kém, đó là Cánh Thiệp Đầu Xuân, của hai tác giả Lê Dinh- Minh Kỳ. Đây là một trong những ca khúc xuân nổi tiếng vào bậc nhất của nền tân nhạc Việt Nam. Cho đến ngày hôm nay, người Việt từ hải ngoại đến trong nước đều nghe và hát Cánh Thiệp Đầu Xuân mỗi độ xuân về:
Hoa lá nở thắm đẹp làn môi hồng,
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
Mang những hoài mong đi vào ngày tháng
Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang.
Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm…
Xuân đến rồi đây nào ai biết không?
Mang những hoài mong đi vào ngày tháng
Bao nhiêu mơ ước đến khi mùa Xuân sang.
Tôi chúc gì đây vào mùa Xuân này
Khi nắng vàng tươi nhuộm làn tóc ai
Khi gió nhẹ lay hoa đào hồng thắm
Trong khi Xuân ấm mới tô đẹp tháng năm…
Giai điệu thanh bình, lời ca thật chân tình. Vậy thì cớ gì phải cấm? Có lẽ vấn đề nằm ở các câu trong điệp khúc:
…Tôi chúc muôn người mọi điều ước muốn
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm…
Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình
Để người anh yêu dấu quay về gia đình
Tìm vui bên lửa ấm…
Có thể, một vị lãnh đạo văn hóa nào đó đã nhận ra và đặt câu hỏi tương tự: “non nước nào vinh quang?”, “người anh nào yêu dấu quay về gia đình?”. Hình như hình ảnh một Miền Nam thanh bình, những người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn là nỗi ám ảnh của những kẻ thuộc phe thắng cuộc!
Một ca khúc ít phổ biến hơn đó là Rừng Xưa, nhưng lại là của một tác giả nổi tiếng vào bậc nhất: nhạc sĩ Lam Phương. Ca khúc Rừng Xưa của nhạc sĩ Lam phương khá phổ biến trước 1975, có giai điệu đẹp, lời hát nhẹ nhàng:
Người về đâu hỡi người về đâu?
Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ ?
Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời:
Tình đã trao không lời .
Rồi mùa thu thương tiếc quá .
Anh nỡ đi trong lòng hoa xác xơ
Ôi thắm thoát trôi qua
mười năm quá xa mà tình mãi còn vương…
Có nhớ chăng một chiều bên suối mơ ?
Nghe gió cuốn mây trôi về nơi xa tít chân trời:
Tình đã trao không lời .
Rồi mùa thu thương tiếc quá .
Anh nỡ đi trong lòng hoa xác xơ
Ôi thắm thoát trôi qua
mười năm quá xa mà tình mãi còn vương…
Vậy nguyên do nào chính quyền CSVN lại phải tái cấm đoán? Vấn đề nằm ở những câu hát sau, khi bài hát được nhận ra là một lời kêu gọi chiêu hồi, đối với những chiến binh cộng sản đang phá hoại bình yên của Miền Nam Tự Do:
…Bao năm qua người ơi, mang tin yêu cho đời
Mong có ngày đoàn viên, giữa núi reo triền miên,
Về với em nghe nắng mai chan hòa,
nghe lúa vàng dâng tràn đầy hương yêu .
Người về đâu hỡi người về đâu?
Đây ước mơ của miền Nam mến yêu
Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình
tìm hạnh phúc ngày qua…
…Bao năm qua người ơi, mang tin yêu cho đời
Mong có ngày đoàn viên, giữa núi reo triền miên,
Về với em nghe nắng mai chan hòa,
nghe lúa vàng dâng tràn đầy hương yêu .
Người về đâu hỡi người về đâu?
Đây ước mơ của miền Nam mến yêu
Tha thiết đến tin anh về bên mái ấm gia đình
tìm hạnh phúc ngày qua…
Như vậy, câu trả lời đã khá rõ. Cho dù đã sau hơn 40 năm, chính quyền CSVN vẫn chưa thể quên đi câu chuyện của cuộc nội chiến cũ, mặc dù họ luôn luôn nói “hòa hợp hòa giải dân tộc” trên đầu môi chót lưỡi. Trong lúc vận nước nguy biến, giặc ngoại bang phương Bắc đang xâm hại đất nước từng ngày, thay vì đoàn kết dân tộc, CSVN lại “vạch lá tìm sâu” những chuyện cũ, dù là chỉ trong những bài hát! Nhưng qui luật của văn hóa là không thể dùng bạo quyền ngăn cấm mãi. Họ đã cấm đoán suốt 40 năm, nhưng những ca khúc nhân bản, có giá trị của Miền Nam cứ vẫn sống mãi trong lòng người dân Việt. Năm ca khúc này đã, đang và sẽ tiếp tục vang lên tron nước Việt Nam, bất kể sự cấm đoán của nhà cầm quyền…
Cung Mi / SBTN
No comments:
Post a Comment