Tuesday, March 21, 2017

Phạt tiền đến 25 triệu nếu hát, phổ biến các ca khúc “tế nhị” bị cấm lưu hành

Phạt tiền đến 25 triệu nếu hát, phổ biến các ca khúc “tế nhị” bị cấm lưu hành
Ảnh: Hội Anh Em Dân Chủ
Kể từ ngày 05.05.2017, nếu bị phát giác hát hoặc lưu giữ các ca khúc cấm lưu hành có thể sẽ bị phạt đến 25 triệu đồng và những hình phạt liên quan. Theo nghị định mới được ban hành thì việc hát các ca khúc đấu tranh, những bản nhạc vàng bị cho là ‘tế nhị’ sẽ bị phạt nặng.
Các cơ quan truyền thông đưa tin, Ngày 20-3, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, và Nghị định 158/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.
Nghị định nêu rõ, phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với hành vi phát tán bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung.
Phạt tiền từ 20-25 triệu đồng đối với một trong các hành vi: pháy tán bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu đã có quyết định cấm lưu hành hoặc quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy; nhân bản bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung khiêu dâm, kích động bạo lực, đồi trụy.
Đối với hành vi bán, cho thuê hoặc tàng trữ, phổ biến, lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu chưa được cấp giấy phép phê duyệt nội dung thì sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng.
Hành vi bán, cho thuê hoặc lưu hành bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung bị cấm lưu hành hoặc đã có quyết định  thu hồi, tịch thu, tiêu hủy sẽ bị phạt tiền từ 15-20 triệu đồng.
Các hành vi tàng trữ, phổ biến trái phép bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu có nội dung truyền bá tệ nạn xã hội, không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa VN cũng bị phạt mức tương tự.
Dư luận chưa lắng về việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định tạm dừng lưu hành 05 ca khúc trước 1975, bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân, Rừng xưa, Chuyện buồn ngày xuân, Đừng gọi anh bằng chú, Con đường xưa em đi. Đây chỉ là những ca khúc có liên quan ít nhiều đến người lính Việt Nam Cộng Hòa, nhưng đã chinh phục được khán thính giả một cách tự nhiên, không cưỡng bức vì những giá trị nhân văn sâu sắc.
Ngoài 05 bài hát bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn tạm dừng lưu hành, danh sách của Sở Văn hóa, Thể thao TPHCM còn có các ca khúc: Cánh buồm chuyển bến (Lê Dinh – Hoài Linh), Câu chuyện đầu năm (Hoài An), Hạnh phúc đầu xuân (Lê Dinh – Minh Kỳ), Gạo trắng trăng thanh (Hoàng Thi Thơ) và Hoa trinh nữ (Trần Thiện Thanh). Trong danh sách cấm còn có nhiều bản nhạc đấu tranh như “Trả Lại Cho Dân”, “Việt Nam Tôi Đâu”, “Xin Hỏi Anh Là Ai?”…
Khi bị dư luận xã hội phản ứng về lệnh cấm, nhạc sĩ ‘đảng”, đồng tác giả của lệnh cấm Nguyễn Thụy Kha đã trả lời VOV rằng: “…Hàng trăm hợp xướng của tôi và các đồng nghiệp, hàng nghìn ca khúc cách mạng vĩ đại thì chẳng ai nhắc đến hay ca ngợi. Còn 5 ca khúc kia mới bị tạm dừng lưu hành lại được đưa ra mổ xẻ, tranh cãi, bênh vực. Tôi cho rằng, thị hiếu của một bộ phận công chúng người Việt đang thực sự có vấn đề. Đó là điều rất đáng buồn.…”
Việc cấp phép hay ra lệnh cấm các ca khúc trước năm 1975 chứng tỏ giới lãnh đạo văn hóa CSVN vẫn mang nặng tư tưởng thù địch,  sợ hãi những gì liên quan đến chế độ cũ thời Việt Nam Cộng Hòa. Trên facebook của mình, nhận định về nguyên nhân 5 ca khúc vừa bị cấm lưu hành luật sư Lê Công Định viết: “…42 năm sau “chiến thắng” 1975, cộng sản vẫn còn sợ đến mức cấm nhắc đến người lính cộng hòa dưới mọi hình thức. Có thể nói những người lính ấy chưa thua vậy!…”
Nhiều công dân mạng đã công khai phản đối, và thể hiện bất tuân dân sự bằng cách biểu diễn các ca khúc này trên các mạng xã hội.
Như vậy là chính quyền CSVN đã kéo lùi nền văn hóa- nghệ thuật trong nước trở về tình trạng cách nay 2 thập kỷ. Nhiều người dân Việt trong và ngoài nước khẳng định rằng: sẽ không bao giờ có chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc thực sự, khi những cái đầu thiển cận như vậy tiếp tục năm giữ vận mạng đất nước.
Quốc Hiếu/SBTN

No comments:

Post a Comment