Dân Đen (Danlambao) - Nhiều trang báo nhà sản gần đây liên tục có những bài viết ca ngợi hình ảnh của CSGT. Nào là “CSGT Hà Nội giúp người phụ nữ mất hết tiền về quê”, nay lại chuyện người đàn ông đi bộ từ Yên Bái về Hà Nội, đói lả, ngất bên đường được các chiến sĩ CSGT giúp đỡ. Có gì đó giống nhau ở nội dung của hai “câu chuyện” có thể xem là tiếu lâm này.
Câu chuyện thứ nhất diễn ra ngày 29/01 có nội dung “trên đường từ Lạng Sơn về Hà Nội để về Sóc Trăng, một người phụ nữ tên Trần Thị Kạch lâm vào túng quẫn khi bị mất hết tiền, không còn đường về đã được CSGT giúp”. (Mất tiền, đi lang thang, gặp được CSGT, được ăn phở và được đi xe công vụ ra bến xe để về quê).
Câu chuyện thứ hai diễn ra vào ngày 08/02 có nội dung tương tự “không có tiền về quê, anh Nguyễn Văn Dũng đi bộ từ Yên Bái về Hà Nội để về Đắk Lắk. Vừa đến Thủ Đô, anh ngất bên vệ đường. Và cái kết dĩ nhiên là CSGT sẽ ra tay cứu giúp người đàn ông bất hạnh này”. (Làm nhiều tháng không được trả lương, đi bộ, ngất xỉu, CSGT gặp được, được ăn phở và được đi xe công vụ ra bến xe về quê).
Hình ảnh người chị Kạch và anh Dũng “rưng rưng” bưng bát phở do các đồng chí CSGT đem lại mà ngỡ là trong mơ. Bỗng chợt nhớ lại phát ngôn đầy mùi tiền của Chủ tịch Trần Đại Quang rằng “con sâu gặm tiền” phải là mặt tiền của Thủ Đô. Để giúp cho hình ảnh “mặt tiền” này được người dân biết đến, đội ngũ “con sâu” đã nhờ cậy cánh báo chí lên kịch bản và thực hiện những vở diễn tấu hài hết sức táo bạo này. Sau đó đưa lên trang nhất các trang báo để rộng rãi thông tin với quần chúng nhân dân rằng “con sâu gặm tiền” đã “dùng tiền gặm được” để mua những bát phở “tình thương” “cúng” cho nạn nhân bị mất tiền, hết tiền, không thể về quê...
Có lẽ những vở diễn này bắt đầu được thực hiện sau buổi tổng kết của C67 Bộ công an được tổ chức hồi giữa tháng 01/2017 tại Hà Nội. Trong buổi tổng kết đó, thiếu tướng Nguyễn Hữu Dánh, phó cục trưởng cục CSGT (C67 Bộ công an) đã lên tiếng giãi bày về những trường hợp CSGT bị đánh nhưng người dân chỉ đứng nhìn. Đó cũng là chia sẻ của thứ trưởng bộ công an Nguyễn Văn Sơn tại hội nghị CSGT 2017. Những "con sâu lớn" trong ngành “gặm tiền” này đưa ra vấn đề “tại sao một lực lượng CSGT rất vất vả để phục vụ nhân dân, nhưng khi có chuyện xảy ra thì người dân lại thờ ơ. Một CSGT bắt kẻ vi phạm ngay giữa ngã tư đường phố, nơi có nhiều người dân. Nhưng khi thủ phạm quay lại đánh CSGT thì không ai đứng ra can thiệp mà chỉ quay video”.
Nguyên nhân người dân thờ ơ khi những “con sâu gặm tiền” bị đánh cũng bởi lực lượng này luôn cho rằng phải là “mặt tiền của mặt tiền”. Và dĩ nhiên khi xử lý giao thông thì điều đầu tiên nói đến phải là tiền. Tiền thì ai cũng phải vất vả để làm ra, những hễ chẳng may vi phạm luật giao thông thì khả năng người dân phải “chuyển khoản trực tiếp” vào túi những “con sâu” này để cho qua chuyện. Cũng từ đó những “con sâu gặm tiền” tìm đủ mọi lỗi để phạt, tìm đủ mọi xó xỉnh để rình rập. Chúng núp trong lùm cây, núp trên cột điện, núp ở bãi rác để phục kích “con mồi”. Thay vì làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, lực lượng này luôn lẩn tránh những lúc kẹt xe, tắc đường. Nhưng lúc giao thông ổn định thì lại tổ chức đi khắp các ngả đường để săn mồi. Với tâm lý xem người tham gia giao thông như là những “con mồi” của CSGT thì làm gì có chuyện “con mồi” giúp đỡ kẻ đi săn khi chúng gặp nạn.
Những hình ảnh, hay những vở diễn tồi trên các trang báo của lực lượng CSGT càng làm cho người dân xa lánh. Một xã hội mà kẻ thừa hành pháp luật luôn mong người dân phạm luật để có cớ làm tiền, chắc chắn xã hội đó sẽ có khoảng cách đối lập từ phía người dân và kẻ thi hành luật pháp. Cuộc sống người dân ngày một khó khăn bởi những thủ tục “hành là chính” trong bộ máy nhà nước cộng sản. Lại phải cõng trên lưng vô số loại thuế để nuôi những con sâu gặm tiền và lực lượng chỉ biết “còn đảng còn mình”. Nhưng chính những kẻ sống bằng đồng tiền mồ hôi, xương máu của dân lại chính là những kẻ ngày đêm bòn rút, ăn chặn, tham ô, nhũng nhiễu cuộc sống của dân.
Dẫu cho Trần Đại Quang, Tô Lâm hay Nguyễn Văn Sơn cùng lực lượng “còn đảng còn mình” ra sức xây dựng “mặt tiền” thì trong lòng người dân, đó cũng chỉ là một sự tuyên truyền dối trá, không hơn không kém. Mục đích của những vở diễn trên nhằm lấy lại lòng tin và thiện cảm của người dân chỉ đem lại ánh mắt khinh bỉ nơi người dân. Bởi trong tâm thức của người dân, hình ảnh lực lượng “còn tiền, còn đảng, còn mình” không bằng loài chó.
PS/ Xin lỗi quí bạn đọc khi so sánh nhân sự của ngành cảnh sát, công an nhân dân với hình ảnh của loài chó. Vì loài chó còn có những điểm hơn hẳn loại “còn tiền, còn đảng, còn mình” này.
No comments:
Post a Comment