Tuesday, April 26, 2016

Formosa 'không liên can' vụ cá chết hàng loạt

Theo BBC-4 giờ trước 

Image copyrightAFP
Công ty Formosa Hà Tĩnh nói họ "kinh ngạc" và "không thể hiểu nổi" tình trạng sinh vật biển chết, gây ô nhiễm trên biển với quy mô lớn, công ty nói trong thông cáo ra hôm 26/4.
"Doanh nghiệp chúng tôi biểu thị sự kinh ngạc và cảm thấy làm tiếc, hơn nữa chúng tôi không thể hiểu nổi đối với sự việc tôm cá chết với số lượng lớn lần này," theo thông cáo.
Hãng khẳng định "không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can" của công ty trong vụ việc này, tuy giới chức Việt Nam đã "liên tục vào bên trong công xưởng [của Formosa] tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải" kể từ 22/4 tới nay.
Formosa nói họ hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam, và kêu gọi giới chức "điều tra tìm ra nguyên nhân đích thực, giải đáp thắc mắc", nội dung thông cáo viết.
Thông cáo của Formosa nói từ ngày 22/4 có nhiều đoàn thanh tra Việt Nam “đã liên tục vào bên trong công xưởng của công ty gang thép Formosa tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, lấy mẫu nước thải”.
“Bởi vì nước thải sau khi xử lý và nước mưa của công ty Formosa trước khi xả ra ngoài đều tiến hành kiểm tra kiểm nghiệm theo quy trình của công ty cũng như của địa phương quy định, phù hợp với tiêu chuẩn nước thải của Bộ tài nguyên môi trường Việt Nam.”
“Cho tới hiện tại thì không có bất cứ bằng chứng nào chứng tỏ sự liên can của chúng tôi đối với sự việc tôm cá chết hàng loạt trong thời gian gần đây.”
Hãng nói thêm: "Hệ thống xử lý nước thải được thiết kế để tự động giám sát 24/24, các số liệu của nước thải đều thấp hơn tiêu chuẩn của nhà nước cho phép."
Formosa nói họ "hy vọng chính phủ Việt Nam và các bộ ngành có liên quan điều tra tìm ra nguyên nhân đích thực, giải đáp thắc mắc" của xã hội.

Xét nghiệm

Trả lời phóng viên BBC Cindy Sui từ Đài Loan hôm 25/4, ông Chang Fu-ning nói thực ra "chính phủ Việt Nam đã ra thông báo nói công ty được quyền có đường ống thải như thế".
Ông Chang cũng cho rằng phía chính quyền Việt Nam "đã lấy mẫu xét nghiệm từ đường ống".
Báo chí Việt Nam hôm 23/4 cũng trích lời quan chức chính phủ xác nhận chuyện này.
Trước thông tin, đường ống xả thải khổng lồ của công ty Formosa chạy ngầm dưới đáy biển là trái phép, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Võ Tuấn Nhân nói "hoàn toàn không có chuyện đó", theo VietnamNet.
Ông Nhân khẳng định quy trình xả thải của Formosa đã được Bộ "cấp phép theo đúng quy định pháp luật Việt Nam".
"Đường ống nằm dưới mực nước biển 17m, đường kính hơn 1 mét, theo quy định khi xả thải thì toàn bộ nước thải phải được xử lý," theo lời quan chức Việt Nam.
Tuy vậy, điều này cũng không làm cho một phần dư luận ở Việt Nam bày tỏ quan ngại.
Các ý kiến ngay trên những trang báo Việt Nam đặt câu hỏi về chuyện không phải có phép hay không mà đường ống đó thải chất gì, ai biết, ai kiểm tra:
"Việc cấp phép mà khi họ xả thải cơ quan chức năng không thể xác định được nước thải đó có chất gì gây hại môi trường hay không thì việc cấp phép có vấn đề. Đây là sự tắc trách trong công việc của Bộ TN&MT."
"Các ông cấp phép cho xả thải thẳng ra môi trường mà không kiểm soát được Formosa thải cái gì ra thì đó chính là trách nhiệm của các ông.
"Chúng ta không thể chấp nhận việc hủy hoại môi trường sống của chúng ta được nữa. Mọi người hãy suy nghĩ hôm nay là cái chết của con cá, ngày mai chính là cái chết của chúng ta."
Viết trên trang Facebook của BBC Tiếng Việt, nhiều bạn đọc cũng đặt câu hỏi về những phát biểu của quan chức Formosa về vụ có hay không việc họ tống chất thải gây độc ra biển Việt Nam và trách nhiệm của chính quyền.
Image copyrightdoisongphapluat
Chẳng hạn một ý kiến ký tên Xuan Phuong Hoang:
"Đây là một trắc nghiệm cho CP Nguyễn Xuân Phúc, một khi Formosa đã lên tiếng, vậy TT nên cho kiểm tra thực tế (bằng một tổ chức nước ngoài) để xác nhận lời của họ là đúng hay sai, đồng thời đối chiếu với thông báo của Human Rights về các trường hợp Formosa đã xuất khẩu chất độc hại đến ASEAN."

Ngay tại Đài Loan

Dù là một tập đoàn có vốn nhiều tỷ USD, Formosa cũng đã từng bị chính quyền Đài Loan phạt vì các vấn đề liên quan đến môi trường.
Chẳng hạn hồi tháng 7/2010, Formosa bị cho là "gây ô nhiễm không khí vùng miền Trung Đài Loan" sau một vụ cháy công nghiệp tại nhà máy ở Mai Liao của họ.
Cục Bảo vệ Môi trường Đài Loan đã phạt Formosa Plastics Group 1 triệu đô la Đài Loan một ngày vì gây ô nhiễm không khí.
Ngoài ra, vụ cháy trong khu số 6 hôm 25/7/2010 cũng gây ra cá chết hàng loại ở vùng biển ngoài cảng Mai Liao, gồm cả loài cá heo trắng (white dolphin), gây báo động trong giới bảo vệ môi sinh.
Image copyrightReuters
Image captionVụ cháy tại công viên nước Formosa giữa năm 2015 làm hơn 400 người bị bỏng, 15 người chết
Image copyrightAFP
Cũng trong năm 2010, người dân Mai Liao bác bỏ tiền bồi thường mà Formosa bị kiện trong các vụ "gây ung thư", theo trang Focus Taiwan.
Họ không đồng ý nhận khoản tiền 450 triệu đô là Đài Loan (14,16 triệu USD) cho các chi phí y tế.
Những người dân tham gia vụ kiện nói họ muốn Formosa phải dùng khoản tiền này để phục hồi các khu đất nông nghiệp, ao cá bị ảnh hưởng độc hại.
Cũng liên quan đến Formosa, tuần này, tòa án Đài Loan đã kết án người tổ chức cuộc vui tại công viên nước Formosa Water Park gần Đài Bắc vì vụ cháy khủng khiếp tháng 6/2015.
Bị cáo nhận 4 năm 10 tháng tù trong vụ cháy làm chết 15 người và hàng trăm người bị bỏng, theo BBC Tiếng Trung.

No comments:

Post a Comment