Theo RFA-2015-06-03
Âu thuyền Thọ Quang, Đà Nẵng-RFA
Với ngư dân nói riêng và người Đà Nẵng nói chung, nơi có cơ quan hành chính huyện đảo Hoàng Sa đóng ở 132 đường Yên Bái, và cũng là nơi có nhiều ngư dân đánh bắt xa bờ, có nhiều âu thuyển lớn của miền Trung, việc khoanh vùng và ra lệnh cấm đánh bắt ngay trong mùa thu hoạch cá trên biển Đông từ phía nhà cầm quyền Trung Quốc là một việc hết sức vô lý. Trong thời gian gần đây, khi quân đội Mỹ vào cuộc nhằm ổn định tình hình biển Đông, người dân Đà Nẵng, đặc biệt là ngư dân hết sức vui mừng vì tin này. Có vẻ như người Việt Nam tin vào nước Mỹ, tin vào những sách lược mang tính thực dụng nhưng rất sòng phẵng của họ hơn là một thứ lý tưởng ngoài miệng nhưng lại rút ruột, chơi xỏ của nhà nước Trung Quốc.
Cầu mong Mỹ ra đòn quyết liệt
Chị Kim Kha, chủ một đoàn tàu đánh cá ở quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, chia sẻ: “Ui chui cha, vô vận mà biết đường nào, biển rộng mênh mông đi quanh hết trơn thế làm sao biết đường. Như thường thì mình đi từ tháng giêng đến tháng chín, chủ yếu là đi cá ngừ, chuộng cá ngừ, nhưng năm ni không biết sao không có cá ngừ, mất mùa… Nghề tụi em chủ yếu là đánh cá ngừ nhưng giờ không đánh được nữa!”
Theo nhận định của chị Kha, nếu muốn cho ngư dân có đất sống và muốn cho lãnh hải Việt Nam được bảo toàn, không còn lựa chọn nào khác là phải bắt tay hợp tác với Mỹ. Bởi chỉ có Mỹ mới đủ khả năng cứu ngư dân Việt Nam, cứu người dân Việt Nam khỏi tình trạng “đại Hán bành trướng”.
Chị Kha nói rằng chị chưa bao giờ suy tư về chính trị, bởi chuyện đó không hấp dẫn chị cho mấy nhưng kể từ khi Trung Quốc hoành hành trên biển Đông, cắt cáp các tàu Việt Nam, đưa giàn khoan HD 981 vào vùng biển Việt Nam và ra lệnh cấm đánh bắt trên ngư trường truyền thống của Việt Nam, chị bắt đầu nhận ra mình cần phải hiểu biết tình hình chính trị, bởi điều đó không những quyết định sự sống còn của kinh tế gia đình chị mà còn góp phần giữ gìn đất nước, phát triển kinh tế quốc gia.
Ngay trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, những năm đầu thập niên 1960, thời Mỹ còn quan tâm đến biển Đông, chiến tranh liên miên nhưng ngư dân đánh bắt ở đây rất thoải mái, không bị ai đánh đập, xua đuổiChị Kha
Cũng theo chị Kha, ngay trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, những năm đầu thập niên 1960, thời Mỹ còn quan tâm đến biển Đông, chiến tranh liên miên nhưng ngư dân đánh bắt ở đây rất thoải mái, không bị ai đánh đập, xua đuổi. Cũng nhờ vậy mà ông nội của chị đã gầy dựng nên một sự nghiệp tương đối vững cho con cháu, đến chị là đời thứ ba giữa được đoàn tàu đánh bắt xa bờ.
Nhưng hiện tại, mặc dù không sống trong chiến tranh, đội tàu đánh bắt xa bờ cũng được đầu tư kĩ hơn rất nhiều, có hệ thống liên lạc điện đàm với đất liền, có hệ thống nhận thông tin thời tiết và có công suất lớn hơn thời ông nội của chị nhiều lần. Lẽ ra với phương tiện hiện đại như vậy, phải thu hoạch tốt hơn, đằng này khi sắm tàu thuyền ra, ngư dân lại phải lo lắng trăm bề bởi những con cá mập sắt mang ký hiệu Trung Quốc trên biển Đông. Mỗi khi ra khơi, ngư dân chẳng còn đủ bình tĩnh và chuyên tâm để đánh bắt, thay vào đó, họ phải ngó trước nhìn sau để tránh tàu Trung Quốc.
Với chị Kha, đây là sự thất bại quá lớn trong vấn đề xây dựng đất nước. Bởi từ chỗ tự do đi lại, tự do đánh bắt, qua nhiều lần kết bè kết đảng anh anh em em môi hở răng lạnh, Việt Nam trở nên nhỏ bé và khiếp nhược trước gã to con Trung Quốc. Mọi hành xử, làm ăn, mưu sinh đều phải nhìn trước ngó sau vì gã đàn anh hung hãn này.
Khi nghe tin quân đội Mỹ có mặt ở biển Đông, gia đình chị Kha rất mừng, mà không riêng gì gia đình chị, hầu như bất kì người dân Đà Nẵng nào cũng thấy yên tâm một phần nào đó khi nghe tin này. Mặc dù bị thua thiệt trong vụ mùa đánh bắt năm nay, hầu hết tàu thuyền có công suất nhỏ đều không dám tiếp cận ngư trường truyền thống vì sợ Trung Quốc làm càn nên sản lượng khá thấp. Nhưng bù vào đó, bà con ngư dân cảm thấy một tia hy vọng nào đó đang lóe lên, sự may mắn nào đó đang mỉm cười với họ nơi biển Đông.
Hiện tại...Lẽ ra với phương tiện hiện đại như vậy, phải thu hoạch tốt hơn, đằng này khi sắm tàu thuyền ra, ngư dân lại phải lo lắng trăm bề bởi những con cá mập sắt mang ký hiệu TQ trên biển Đông. Mỗi khi ra khơi, ngư dân chẳng còn đủ bình tĩnh và chuyên tâm để đánh bắt, thay vào đó, họ phải ngó trước nhìn sau để tránh tàu TQ
Người Trung Quốc đang rút nhanh về nước
Một người dân Đà Nẵng khác tên Thuật, sống ở quận Ngũ Hành Sơn, chia sẻ: “Nói chung là cũng có cái mơ hồ, vì Mỹ họ can thiệp đến đâu vẫn chưa biết được, nếu nửa chừng họ thả cho khối Asean thì cũng thua thôi. Quan trọng nhất là họ phải đi tới nơi tới chốn kia. Dù sao thì dân mình cũng tin vào Mỹ, cũng lựa chọn Mỹ chứ chẳng ai lựa chọn Trung Quốc đâu! Trung Quốc thì không có chi đáng ngại, Mỹ ngó im lặng vậy chứ kĩ thuật của họ cho đến mười năm, hai mươi năm sau vẫn cứ bí mật, khó ai biết được. Trung Quốc chả ăn thua gì so với Mỹ. Cái trách nhiệm về thế giới thì Mỹ có trách nhiệm, đó là trách nhiệm thực sự trên toàn cầu, về an toàn của thế giới chứ không phải là lời nói không, Mỹ có quyền can dự vào…”.
Theo ông Thuật, sau vụ người dân Việt Nam phản đối giàn khoan HD 981 và những vụ bạo loạn ở Bình Dương, Hà Tĩnh, số người Trung Quốc có mặt ở Đà Nẵng đã giảm xuống đáng kể. Nhưng số người rút về nước này phần đông là khách du lịch, riêng các tay thương lái, những doanh nghiệp và chủ các sòng bạc ở dọc theo đường bờ biển Phạm Văn Đồng vẫn có mặt và các hoạt động của họ vẫn diễn ra hằng ngày.
Nói chung là cũng có cái mơ hồ, vì Mỹ họ can thiệp đến đâu vẫn chưa biết được, nếu nửa chừng họ thả cho khối Asean thì cũng thua thôi. Quan trọng nhất là họ phải đi tới nơi tới chốn kia. Dù sao thì dân mình cũng tin vào Mỹ, cũng lựa chọn Mỹ chứ chẳng ai lựa chọn TQ đâuMột người dân Đà Nẵng
Điều làm ông Thuật thấy lo ngại là trong các khu người Trung Quốc sống tại Đà Nẵng, họ xây dựng rất bí mật, người Việt Nam không thể lọt vào bên trong. Và thời gian phong tỏa để xây dựng của họ cũng rất dài, lượng sắt thép, ciment đưa vào để xây dựng cũng khá đồ sộ. Ông có cảm giác là đâu đó dưới lòng cát bờ biển, đã có những công sự bí mật của người Trung Quốc trên đất Đà Nẵng.
Ông Thuật nói rằng giả sử như có chiến tranh Việt – Trung xãy ra, rất có thể khu vực bờ biển ông đang sống sẽ bị tê liệt bởi những thứ vũ khí bí mật mà người Trung Quốc đã mang sang đặt ở đây. Việc này theo ông Thuật dù có không muốn nghi cũng phải nghi, bởi người Trung Quốc luôn có hành tung mờ ám, trong khi đó, họ được biệt đãi tại Việt Nam, chuyện họ mang vũ khí sang là chuyện không mấy khó khăn. Vũ khí của họ như đạn hoa cải, dùi cui điện, bình xịt hơi cay xuất hiện đầy rẫy tại Việt Nam thông qua đường của khẩu biên giới là một bằng chứng cho thấy người Trung Quốc muốn mang vũ khí sang ém tại Việt Nam không mấy khó khăn.
Và cũng theo nhận định của ông Thuật, sự vắng mặt một cách đột ngột của người Trung Quốc tại Đà Nẵng cho thấy có một chuyện gì đó khá nghiêm trọng trong mối quan hệ Việt – Trung sắp xãy ra. Vì theo kinh nghiệm của ông, những ngày sắp nổ ra cuộc chiến tranh Việt – Trung ở biên giới phía Bắc, những người Trung Quốc đã có bề dày sống và làm việc tại Việt Nam cũng vắng mặt một cách đột ngột, sau đó là chiến tranh.
Ông Thuật mong rằng chiến tranh đừng bao giờ xãy ra và người Trung Quốc có một sự phản tỉnh nào đó để nhận ra sự sai trái của họ trên biển Đông và trong chính sách “bành trướng đại Hán” của họ. Vì khi chiến tranh xãy ra, thiệt thòi nhất bao giờ cũng thuộc về nhân dân!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fishmen-protest-china-06032015080024.html/06032015-fishmen-protest-china.mp3
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/fishmen-protest-china-06032015080024.html/06032015-fishmen-protest-china.mp3
No comments:
Post a Comment