Sunday, February 22, 2015

Sư giả lộng hành ở cửa ngõ TP HCM dịp Tết

(Kiến Thức) - Suốt trong những ngày Tết, hàng chục kẻ giả sư gồm người lớn và trẻ nhỏ đứng tại các giao lộ cửa ngõ TP HCM để xin tiền người qua lại.

Dù Giáo hội Phật Giáo Việt Nam từng nhiều lần khẳng định: “Những người khoác áo nhà tu hành đi xin tiền không phải là các nhà sư chân chính thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Các đối tượng này lợi dụng niềm tin, tín ngưỡng và lòng bao dung của người dân nên đã giả danh nhà tu hành để lấy tiền và vô hình chung làm ảnh hưởng đến sự trong sáng của đạo Phật hay nói cách khác là một hành động lừa đảo”.

Đồng thời, các cấp chính quyền TP HCM cũng đã thực hiện quyết liệt việc thu gom những đối tượng ăn xin, lang thang, sư dỏm…vào trung tâm xã hội, tuy nhiên trong những ngày Tết Ất Mùi 2015, hàng chục đối tượng nam, nữ thanh niên và có cả trẻ em đã tự khoác lên mình bộ áo vàng của các nhà sư, tay ôm chiếc bát đồng, vai đeo tay nải… đứng xin tiền tại các giao lộ ở cửa ngõ phía đông bắc ra vào TP HCM.
Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet
Suốt từ ngày 30 Tết đến chiều mùng 4 Tết Ất Mùi 2015, hàng chục đối tượng giả nhà sư đứng đầy tại các giao lộ ở cửa ngõ ra vào TP HCM luôn tấp nập phương tiện...

Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet-Hinh-2
Tại ngã 3 cầu vượt Cát Lái (quận 2), 2 đối tượng giả sư (người lớn và trẻ nhỏ) đang đứng chờ... lòng từ tâm của người đi đường.

Theo quan sát của PV Kiến Thức, từ chiều 30 tết đến ngày mùng 4 Tết (ngày 22/2), tại các giao lộ như: Ngã tư Thủ Đức, ngã tư Bình Thái, ngã tư RMK, ngã 3 cầu vượt Cát Lái (qua địa bàn các quận 2, 9 và Thủ Đức) ở cả 2 hướng ra vào thành phố đều có các đối tượng giả sư này thay phiên nhau đứng từ sáng đến chiều tối. Mỗi khi đèn đỏ dòng xe dừng lại, nhiều người đã cảm thương cho tiền vào chiếc bát đồng; thậm chí có không ít trường hợp sau khi cho tiền, người dân còn thành kính chấp tay vái lại những kẻ lười biếng giả sư để lừa đảo này.

Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet-Hinh-3
 Một gã thanh niên trông vô cùng khỏe mạnh nhưng khoác lên người bộ áo nhà sư ôm chiếc bát đồng...đứng xin tiền tại ngã tư Thủ Đức chiều mùng 4 Tết (22/2).

Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet-Hinh-4
 Tại ngã tư RMK, nhiều người đi đường dừng chờ đèn đỏ liên tục "bố thí" cho sư dỏm này.

Su gia long hanh o cua ngo TP HCM dip Tet-Hinh-5
 Tại ngã tư Bình Thái (quận Thủ Đức), nhiều đối tượng giả nhà sư thay phiên nhau đứng xin tiền suốt trong các ngày Tết.

Trao đổi với Kiến Thức, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP HCM cũng khẳng định: “Từ sau năm 1975, việc khất thực của nhà sư gần như không còn, không được cấp phép và đến nay không còn tồn tại. Thời gian qua, nhiều đối tượng lười lao động đã lợi dụng để "hành nghề" nhằm mưu cầu tư lợi, thậm chí còn có không ít nơi “mở lớp” đào tạo sư giả. Vì vậy, Thành hội Phật giáo khuyến cáo người dân, để tránh bị kẻ gian lợi dụng lòng từ thiện cũng như tiếp tay “nuôi” kẻ lười biếng, tốt nhất không nên cho tiền sư khất thực”.
 19:00 22/02/2015
Đăng L

No comments:

Post a Comment