Công nhân xuống đường trong một vụ đình công ở tỉnh Quảng
Đông, Trung Quốc hồi tháng 3/2014. Trong năm 2014 đã có gần 1.400 vụ đình công,
và con số những vụ phản kháng đã tăng với tốc độ cao hơn nữa trong hai tháng đầu
của năm 2015.
09.04.2015
Con số những vụ đình công đang trên đà gia tăng ở Trung Quốc và những người
tranh đấu cho quyền lợi của người lao động nói rằng tình trạng này phát xuất từ
sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế. Theo tường thuật của thông tín viên
Shannon Van Sant của đài VOA ở Hồng Kông, một số vụ phản kháng đã buộc giới chủ
nhân phải nhượng bộ.
Bản tin Lao động Trung Quốc, một tổ chức chuyên theo dõi những vụ tranh chấp lao động, cho biết trong năm 2014 đã có gần 1.400 vụ đình công, và con số những vụ phản kháng đã tăng với tốc độ còn cao hơn nữa trong hai tháng đầu của năm nay.
Ông Jefferey Crothall, một nhà nghiên cứu của Bản tin Lao động Trung Quốc ở Hồng Kông, cho biết như sau.
"Chúng tôi ghi nhận những vụ đình công và những vụ phản kháng tập thể của công nhân khi những vụ này xảy ra, và trong vài tháng qua chúng tôi đã ghi nhận trung bình 200 vụ mỗi tháng."
Theo các số liệu của Bản Tin Lao động Trung Quốc, 569 vụ phản kháng đã xảy ra trong 3 tháng cuối của năm 2014, nhiều gấp ba lần con số của quý 4 năm 2013, và tăng vọt so với năm 2011, là năm chỉ có 185 vụ đình công.
Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong năm ngoái, với tỉ lệ 7,4% - mức thấp nhất trong vòng 20 năm. Giới hữu trách đã cảnh báo công chúng về việc này và nói rằng đất nước đang tiến vào một giai đoạn tăng trưởng chậm, nhưng “có phẩm chất cao hơn.”
Những vụ đình công đã lan rộng một cách nhanh chóng thông qua truyền thông trong giới công nhân ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Hà Nam. Đa số những người phản kháng đòi giới chủ nhân tăng lương, trả những khoản lương còn thiếu, gia tăng những khoản phúc lợi và tiền hưu trí.
Ông William Nee, một nhà nghiên cứu Trung Quốc của Hội Ân Xá Quốc Tế, cho biết như sau.
"Đình công và phản kháng đang gia tăng ở Trung Quốc, và đây là một trong những khu vực chính mà chúng tôi nhìn thấy người dân rủ nhau xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các công nhân chỉ đòi công ty trả cho họ những khoản lương còn thiếu, trả tiền bảo hiểm xã hội, trả tiền cho quỹ gia cư. Cho nên tất cả những việc này thật ra là nhắm vào các hãng xưởng cụ thể. Trong một số trường hợp, các công nhân đòi chính phủ bắt công ty trả tiền cho họ. Do đó, đây là những vụ phản kháng không thật sự có chiều kích chính trị, mà tập trung nhiều hơn vào những mối quan hệ với chủ lao động."
Năm 1995 Trung Quốc ban hành một bộ luật lao động để dành cho tất cả những người lao động quyền hưởng lương, có giờ nghỉ, không bị buộc làm giờ phụ trội quá độ, và quyền thương lượng tập thể. Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trong những năm sau đó đã giúp cho hàng chục triệu người thoát cảnh nghèo túng, nhưng trong lúc tốc độ tăng trưởng chậm lại thì mức lương có thể bị trì trệ, tỉ lệ thất nghiệp có thể gia tăng, và nhiều người có thể bắt đầu trách cứ chính phủ.
Giới hữu trách ở Bắc Kinh, với hy vọng thúc đẩy các chính quyền địa phương giải quyết tình hình, hồi tháng trước đưa ra một thông tư để yêu cầu các chính quyền địa phương xem việc cải thiện quan hệ lao động là “một công tác cấp bách.” Thông tư đòi các giới chức chính quyền ra sức làm việc để bảo đảm giới chủ nhân trả lương đầy đủ và đúng hạn, thực hiện các chương trình để những công nhân từ quê ra tỉnh làm việc được bảo vệ tốt hơn, và kêu gọi giới chủ nhân tăng cường những hoạt động bảo vệ an toàn ở nơi làm việc.
Tuy nhiên, một số các nhà quan sát cho rằng những nỗ lực đó có lẽ không thể đảo ngược những hậu quả tai hại của sự chậm lại của nền kinh tế. Ông Shaun Rein, người đứng đầu tổ chức Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc, cho biết như sau.
"Từ tháng hai nền kinh tế đã bắt đầu xuống dốc, xuống dốc nhiều hơn dự báo của nhiều nhà kinh tế học. Và sự tuộc giốc này thật ra đã tập trung thể hiện qua con số những người thất nghiệp, chứ chẳng phải tăng trưởng GDP mà tôi nghĩ là một con số tương đối khả quan. Những gì mà chúng tôi nhìn thấy trong khu vực sản xuất công nghiệp là những công xưởng thuộc loại nhỏ hơn và yếu hơn đang tìm đủ mọi cách để giảm bớt giá thành."
Ông Rein cho biết các thị trường lao động Trung Quốc đang trở nên yếu đi cả ở thôn quê lẫn thành thị và ảnh hưởng tới những người lao động chân tay lẫn những người lao động trí óc; và điều có thể đe dọa tới sự ổn định của xã hội.
Tuy nhiều người tham gia những vụ phản kháng đã bị câu lưu, nhưng chỉ có một ít là bị truy tố hình sự.
Bản tin Lao động Trung Quốc, một tổ chức chuyên theo dõi những vụ tranh chấp lao động, cho biết trong năm 2014 đã có gần 1.400 vụ đình công, và con số những vụ phản kháng đã tăng với tốc độ còn cao hơn nữa trong hai tháng đầu của năm nay.
Ông Jefferey Crothall, một nhà nghiên cứu của Bản tin Lao động Trung Quốc ở Hồng Kông, cho biết như sau.
"Chúng tôi ghi nhận những vụ đình công và những vụ phản kháng tập thể của công nhân khi những vụ này xảy ra, và trong vài tháng qua chúng tôi đã ghi nhận trung bình 200 vụ mỗi tháng."
Theo các số liệu của Bản Tin Lao động Trung Quốc, 569 vụ phản kháng đã xảy ra trong 3 tháng cuối của năm 2014, nhiều gấp ba lần con số của quý 4 năm 2013, và tăng vọt so với năm 2011, là năm chỉ có 185 vụ đình công.
Tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong năm ngoái, với tỉ lệ 7,4% - mức thấp nhất trong vòng 20 năm. Giới hữu trách đã cảnh báo công chúng về việc này và nói rằng đất nước đang tiến vào một giai đoạn tăng trưởng chậm, nhưng “có phẩm chất cao hơn.”
Những vụ đình công đã lan rộng một cách nhanh chóng thông qua truyền thông trong giới công nhân ở các tỉnh Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Hà Nam. Đa số những người phản kháng đòi giới chủ nhân tăng lương, trả những khoản lương còn thiếu, gia tăng những khoản phúc lợi và tiền hưu trí.
Ông William Nee, một nhà nghiên cứu Trung Quốc của Hội Ân Xá Quốc Tế, cho biết như sau.
"Đình công và phản kháng đang gia tăng ở Trung Quốc, và đây là một trong những khu vực chính mà chúng tôi nhìn thấy người dân rủ nhau xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, các công nhân chỉ đòi công ty trả cho họ những khoản lương còn thiếu, trả tiền bảo hiểm xã hội, trả tiền cho quỹ gia cư. Cho nên tất cả những việc này thật ra là nhắm vào các hãng xưởng cụ thể. Trong một số trường hợp, các công nhân đòi chính phủ bắt công ty trả tiền cho họ. Do đó, đây là những vụ phản kháng không thật sự có chiều kích chính trị, mà tập trung nhiều hơn vào những mối quan hệ với chủ lao động."
Năm 1995 Trung Quốc ban hành một bộ luật lao động để dành cho tất cả những người lao động quyền hưởng lương, có giờ nghỉ, không bị buộc làm giờ phụ trội quá độ, và quyền thương lượng tập thể. Kinh tế tăng trưởng nhanh chóng trong những năm sau đó đã giúp cho hàng chục triệu người thoát cảnh nghèo túng, nhưng trong lúc tốc độ tăng trưởng chậm lại thì mức lương có thể bị trì trệ, tỉ lệ thất nghiệp có thể gia tăng, và nhiều người có thể bắt đầu trách cứ chính phủ.
Giới hữu trách ở Bắc Kinh, với hy vọng thúc đẩy các chính quyền địa phương giải quyết tình hình, hồi tháng trước đưa ra một thông tư để yêu cầu các chính quyền địa phương xem việc cải thiện quan hệ lao động là “một công tác cấp bách.” Thông tư đòi các giới chức chính quyền ra sức làm việc để bảo đảm giới chủ nhân trả lương đầy đủ và đúng hạn, thực hiện các chương trình để những công nhân từ quê ra tỉnh làm việc được bảo vệ tốt hơn, và kêu gọi giới chủ nhân tăng cường những hoạt động bảo vệ an toàn ở nơi làm việc.
Tuy nhiên, một số các nhà quan sát cho rằng những nỗ lực đó có lẽ không thể đảo ngược những hậu quả tai hại của sự chậm lại của nền kinh tế. Ông Shaun Rein, người đứng đầu tổ chức Nghiên cứu Thị trường Trung Quốc, cho biết như sau.
"Từ tháng hai nền kinh tế đã bắt đầu xuống dốc, xuống dốc nhiều hơn dự báo của nhiều nhà kinh tế học. Và sự tuộc giốc này thật ra đã tập trung thể hiện qua con số những người thất nghiệp, chứ chẳng phải tăng trưởng GDP mà tôi nghĩ là một con số tương đối khả quan. Những gì mà chúng tôi nhìn thấy trong khu vực sản xuất công nghiệp là những công xưởng thuộc loại nhỏ hơn và yếu hơn đang tìm đủ mọi cách để giảm bớt giá thành."
Ông Rein cho biết các thị trường lao động Trung Quốc đang trở nên yếu đi cả ở thôn quê lẫn thành thị và ảnh hưởng tới những người lao động chân tay lẫn những người lao động trí óc; và điều có thể đe dọa tới sự ổn định của xã hội.
Tuy nhiều người tham gia những vụ phản kháng đã bị câu lưu, nhưng chỉ có một ít là bị truy tố hình sự.
No comments:
Post a Comment