HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Sự phân định ngôi vị quyền lực lần này trong đảng CSVN khó đoán hơn những kỳ trước vì phe cánh vẫn còn đấu đá trong bí mật và che giấu kỹ hơn trước.
Những kỳ họp đại hội đảng CSVN trước đây, tin tức các phe cánh đấu đá nhau, mua ghế, mua phiếu bầu,… được các phe cánh tuồn ra ngoài để chơi đối thủ. Kỳ đại hội đảng CSVN dự trù diễn ra trong hai tuần nữa ở Hà Nội hiện vẫn được bưng bít chặt chẽ.
Từ tin tức rò rỉ, khoảng một tháng trước ngày đại hội, người ta có thể biết được danh sách của Bộ Chính Trị đảng CSVN, nhất là cái ghế tổng bí thư, theo nhà phân tích Alexander Vuving tại Trung Tâm Nghiên Cứu Á Châu-Thái Bình Dương ở Hawaii.
Nhưng giờ dây, các chèo kéo, vận động phiếu bầu chóp bu vẫn chưa lộ ra phe nào chiếm thế thượng phong, theo một số phân tích gia quốc tế lâu nay vẫn theo dõi sát tình hình nội bộ chóp bu đảng CSVN.
Ở kỳ đại hội đảng CSVN lần thứ 12 trước đó, phe Nguyễn Tấn Dũng bôi phe Nguyễn Phú Trọng với những bài viết vạch lưng phe đảng ông ta tham nhũng kinh hoàng qua trang mạng “Chân Dung Quyền Lực”. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình,… bị đánh tơi tả nhưng cá nhân ông Dũng và phe cánh cũng bị lôi ra bêu xấu.
Nguyễn Thanh Phượng, con gái Nguyễn Tấn Dũng, thậm chí phải trưng cả thẻ đảng trên mạng để thanh minh rằng bà ta không trốn đi Mỹ và cũng không bỏ quốc tịch Việt Nam, đối phó lại với những cáo buộc bà làm đầu cầu cho bố trốn ra nước ngoài, ôm theo hàng tỉ đô la nhờ vơ vét suốt bao năm trời.
HÔm Chủ Nhật, 10 Tháng Giêng 2021, tờ Financial Times thuật lại ý kiến của một số phân tích gia cho rằng cuộc đấu đá tranh cái ghế tổng bí thư đảng CSVN vẫn có nét đáng chú ý với dấu hiệu tranh chấp phe cánh Bắc Nam, tức phe miền Bắc bảo thủ giáo điều chọi nhau với phe miền Nam nghiêng về kinh tế thị trường cởi mở hơn.
“Khi người ta thấy CSVN chọn xong lãnh đạo mới, có thể thấy các chính sách Việt Nam tiến hành thế nào cho 5 năm sắp tới”. Tờ Financial Times dẫn lời ông Nguyễn Khắc Giảng, một nhà phân tích chính trị đang làm luận án tiến sĩ ở Wellington, New Zealand.
“Với nhân vật khác nhau ở chóp bu, sẽ có những kịch bản phát triển kinh tế, ngoại giao và sự ổn định xã hội khác nhau”.
Trước ngày họp đại hội đảng, Bộ Chính Trị CSVN lập một danh sách ứng viên vào các ghế chóp bu, từ tổng bí thư đến các ghế khác trong “tứ trụ” để các trung ương ủy viên bỏ phiếu “đồng ý” hay bác. Tức là họ chỉ có bổn phận bỏ phiếu theo cái danh sách đã được Nguyễn Phú Trọng và bộ chính trị lập sẵn, không có tên khác được đưa thêm vào.
Sau cái đại hội đảng, quốc hội CSVN họp khóa mùa Xuân sẽ lại “nhất trí” chuẩn y từ chủ tịch nước đến thủ tướng, các bộ trưởng trong chính phủ mới, diễn lại vở tuồng “Mẹ hát con khen hay” quen thuộc của cái nền chuyên chính độc tài nhưng luôn luôn tuyên truyền là dân chủ.
Để tránh những lời tố cáo lẫn nhau từng xảy ra mỗi kỳ đại hội đảng, cuối Tháng mười Hai vừa qua, chế độ Hà Nội ban hành danh mục những “bí mật nhà nước” gồm cả thông tin nhân sự và nội bộ đảng CSVN. Trong đó “Phương án nhân sự Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội là tuyệt mật”. Kẻ nào “cầm đèn chạy trước ô tô” làm lộ bí mật nhà nước có thể bị ở tù đến 7 năm.
Nguyễn Phú Trọng, nay bắt đầu bước sang 77 tuổi, làm tổng bí thư đã hai nhiệm kỳ, đau ốm và quá tuổi hưu. Trên nguyên tắc là phải về vườn từ 10 năm trước, nhưng có lời đồn đãi ông ta còn muốn ở lại ít nhất thêm nửa nhiệu kỳ nữa. Một số nhà phân tích cho rằng ông ta muốn đẩy phó tướng chống tham nhũng thân cận là Trần Quốc Vượng, 67 tuổi, cũng là một tay cực kỳ bảo thủ như Trọng, lên ghế tổng bí thư.
Nhưng có sự cạnh tranh mạnh mẽ của Nguyễn Xuân Phúc, đương kim thủ tướng, hiện được lòng nhiều nhiều phe cánh trong trung ương đảng nhờ băng nhóm của ông ta thành công đối phó dịch bệnh COVID-19 và kềm giữ cho nền kinh tế vẫn tăng trưởng dù khiêm tốn thay vì suy thoái như nhiều nước khác.
Có vẻ như cuộc đua chỉ nổi bật giữa hai con ngựa chính là Trần Quốc Vượng, một người “miền Bắc kỳ có lý luận” và Nguyễn Xuân Phúc, gốc Quảng Nam. một người ủng hội kinh tế cởi mở, không giáo điều bảo thủ nhưng cũng không buông thả cho tự do.
Hai nhân vật khác cũng được nhắc tới là bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch và chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhưng cơ hội cho họ ít hơn.
Cả Lịch và Ngân cũng đều 66 tuổi, tức quá tuổi nghỉ hưu. Giới phân tích cho rằng CSVN chưa sẵn sàng cho một phụ nữ làm tổng bí thư, thêm nữa bà ta lại là người Bến Tre. Còn nếu Trần Quốc Vượng nếu không đủ sức đánh bật Nguyễn Xuân Phúc, rất có thể Nguyễn Phú Trọng đẩy Ngô Xuân Lịch đấu thay, vì Lịch cũng là dân “miền Bắc” gốc Hà Nam.
Báo chí tuyên truyền hàng đầu của chế độ Hà Nội mấy ngày nay đưa tin Trần Quốc Vượng khoe “Chống tham nhũng có bước đột phá mới trong nhiệm kỳ Đại hội XIII”, theo Thông Tấn Xã Việt Nam ngày 9 Tháng Giêng. Còn trang mạng chinhphu.vn, cùng ngày, thuật lời Nguyễn Xuân Phúc hô hào rằng “Đổi mới sáng tạo là chìa khóa thành công”.
Dù nhân vật nào lên cái ghế chóp bu đảng CSVN, họ đều phải đối diện tức thì với hai khó khăn. Thứ nhất, áp lực của Mỹ cáo buộc Việt Nam “thao túng tiền tệ” để trừng phạt kinh tế. Thứ hai, áp lực Trung Quốc muốn nuốt trọn Biển Đông.(TN) [kn]
No comments:
Post a Comment