Hình minh hoạ. Trang trí trên phố mừng Đảng, mừng Xuân ở Hà Nội hôm 1/2/2014.Reuters
Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ôngcụgià
Tên gì ai cũng rõ
Nói to: “Không tặng quà”.
Còn năm tuần nữa là tết Nguyên đán rồi. Cơ mà quan trọng hơn, còn hai tuần rưỡi nữa là khai mạc Đại hội Đảng rồi.
Với một số ít người đang là ứng cử viên cho những vị trí quyền lực quan trọng nhất tại Việt Nam (và những người ủng hộ họ), tết sẽ đến sớm hơn rất nhiều, khi kết quả bầu cử được công bố. Hoặc ngược lại.
Như thường lệ, trước mỗi dịp Tết, Ban bí thư trung ương Đảng lại ra một chỉ thị, trong đó nội dung quan trọng là cấm tặng quà tết cho cấp trên dưới mọi hình thức.
Tại sao cấm tặng quà tết cho cấp trên?
Theo từ điển tiếng Việt, quà là vật thể hoặc phi vật thể được tặng, biếu để tỏ lòng biết ơn, quan tâm, quý mến.
Mang ý nghĩa đẹp đẽ như vậy, tại sao ở Việt Nam, nó lại bị cấm? Và tại sao lại chỉ bị cấm tặng quà cho cấp trên, chứ không cấm cấp trên tặng quà cấp dưới, hay ngang cấp tặng quà nhau?
Chỉ cái gì xấu, gây hại cho người khác, cho xã hội thì mới bị cấm chứ nhỉ?
Trong Quy định số 205 của Bộ Chính trị, tại nhóm “Quy định về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức chạy quyền” có một khoản như sau:
(Hành vi bị cấm): “Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, nhất là các dịp lễ tết, sinh nhật và các cơ hội khác, sử dụng danh nghĩa tình cảm cá nhân hoặc danh nghĩa tổ chức, cơ quan, đơn vị, cá nhân khác để tặng quà, tiền, bất động sản, sắp xếp các hoạt động vui chơi, giải trí cho cán bộ lãnh đạo, người có thẩm quyền hoặc người có liên quan nhằm mục đích được sự ủng hộ, tín nhiệm, được vị trí, chức vụ, quyền lợi”. À ra thế! Quà mà bị cấm tặng cho cấp trên dưới mọi hình thức chính là loại “quà” này.
Núp dưới danh nghĩa “quà tặng”, thực ra nó chính là các khoản trả công cuối năm, làm quen, thăm dò, bắt mối, bôi trơn, xin xỏ, chạy vạy… và tạo dựng các mối quan hệ nhằm bảo đảm lợi ích sẽ thu lại từ việc đó. Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua… vì đại hội đảng sẽ kết thúc ngay trước tết, đồng nghĩa với việc ‘xóa bàn làm lại” trong các đường dây, các nhóm chức quyền. Các vị trí mới được thay thế sẽ thu hút vô số người đến làm quen. Còn cớ gì dễ chấp nhận hơn nữa ngoài món quà tết đầy văn hóa, trân trọng và tình nghĩa? Vì là phong tục truyền thống của dân tộc nên người được tặng quà cũng phải giữthái độ trân trọng với tất cả món quà (và người tặng) được tặng, không thể “kén chọn”, “cứng rắn” như ngày thường (nếu có).
Còn dịp nào tốt hơn thế?
Thế cho nên việc lặp đi lặp lại quy định cấm tặng quà ngày tết hết năm này qua năm khác tự thân nó đã chứng tỏ quy định này không có mấy hiệu lực.
Những món quà của cơ chế
Năm 1994, ông Hoàng Văn Nghiên trúng cử làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội (đến 2004 thì về hưu).
Sau cái tết đầu tiên với chức vụ mới, ông Nghiên gây rúng động dư luận (và nỗi lòng các quan chức tiền nhiệm) với cái tin ông mang đến Kho bạc Nhà nước nộp lại bốn tỷ đồng tiền mừng tết do các cơ quan, doanh nghiệp cấp dưới tặng.
Những cáitết sau đó, người ta không thấy ông Nghiên nộp lại quà tết nữa. Không rõ cấp dưới và doanh nghiệp bị khuất phục trước tinh thần trong sáng như nước đầu xuân của ông nên rụt tay hay không, nhưng đúng 20 năm sau, ông lại gây hoang mang cho dư luận lần nữa khi bỗng dưng làm đơn trả nhà. Bỗng dưng là vì trước đó, khi hết nhiệm kỳ, ông Nghiên đã “quên” thanh lý hợp đồng thuê ngôi biệt thự ngay sát con đường lớn và đẹp nhất của TP Hà Nội suốt nhiều năm. Đến khi cơ quan quản lý nhà công vụ bỗng nhớ ra và đi đòi thì 8 năm sau, ông vẫn chưa trả.
(Tôi mà là ông Nghiên, tôi cũng không trả. Dại gì! Cái biệt thự 400 m2 thời giá cách đây năm bảy năm đã khoảng 120 tỷ đồng. Nghĩ sao bảo người ta trả? Ai làm quan chức được cấp nhà trăm tỷ xong cũng trả thì lấy ai ra mà làm nữa?)
Liệu sau năm 2019 củi lò phừng phực, các thanh củi dự bị đã biết sợ?
Tôi e chừng khó, vì quy định cấm tặng quà là quy định con, còn mẹ của nó là quy định 08 tận từ tháng 10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cơ. Trong đó chế tài nặng nhất là kịp thời xử lý nghiêm những vi phạm để làm gương cho cấp dưới. Nhưng ba cái tết trôi qua, có thấy vi phạm nào về nhận quà tết đâu cơ chứ? Mà cũng ba cái tết trôi qua, có phải không có quan chức nào bị ra tòa vì tham nhũng đâu cơ chứ? Thế nghĩa là quan chức người ta tham nhũng ở đẩu ở đâu ấy, chứ không ai đi nhận quà tết hay cả.
Chính vì sự vi diệu này, chúng ta cần định nghĩa lại quà tết.
Quà tết, ấy là không phải quà tết, mà chính là quà tết. Bản chất nó là hối lộ, tham nhũng, chia chác, chạy quyền chạy chức. Đâu cần phải đến tết mới tặng, hay được gói đẹp, nhét vào phong bì, thì mới là quà.
Xét cho cùng, ngôi biệt thự trăm tỷ mà ông Hoàng Văn Nghiên nhất quyết không trả, cũng như các căn hộ hơn 100 m2 ngay giữa trung tâm Hà Nội mà 12 vị cựu quan chức thuộc các cơ quan trung ương nhất quyết không trả, cũng là món quà mà cơ chế tặng cho quan chức chứ đâu.
(12 vị kể trên là số nhỏ trong tổng số các thủ phạm của nạn tham nhũng nhà công vụ, bao gồm
3 cựu phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, 2 cựu phó chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, 1 cựu phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 1 cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, 1 cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, 1 cựu thứ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch, 1 cựu tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), 1 cựu tổng biên tập báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, và đặc biệt, 1 cựu phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng). Cho nên, xin lỗi cụ Vũ Đình Liên, bèn có thơ rằng: Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông cụ già
No comments:
Post a Comment