Bản tin VietNamNet hôm Thứ Bảy, 5 Tháng Chín đưa ra những con số thê thảm như vừa dẫn của nền kinh tế Việt Nam hiện đang chống đỡ khó khăn vì đợt dịch COVID-19 thứ hai, không biết bao giờ có thể vượt qua được.
Theo nguồn tin trên, trong số 10,400 doanh nghiệp “hoàn tất thủ tục giải thể,” phần lớn thuộc các lãnh vực như bán buôn, bán lẻ, sửa chữa xe hơi, xe máy; công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; khoa học, công nghệ, kinh doanh bất động sản; dịch vụ lưu trú và ăn uống,… Còn những doanh nghiệp “ngừng kinh doanh có thời hạn” thì cũng thuộc loại có thể “chết lâm sàng,” tình hình không cải thiện sớm thì cũng chết luôn.
Nguồn tin dẫn chứng cuộc khảo sát mới đây của “Ban Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân, thuộc Hội Ðồng Tư Vấn Cải Cách Thủ Tục Hành Chính của thủ tướng chính phủ,” cho thấy “chỉ có 3% số doanh nghiệp không bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. Tỷ lệ doanh nghiệp phải giải thể chiếm 2% tổng số tham gia khảo sát. Tỷ lệ doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh là 20%. Có tới 75% số doanh nghiệp vẫn hoạt động, nhưng không cân đối được thu – chi, tức là dòng tiền vào nhỏ hơn chi phí.”
Bộ Lao Ðộng-Thương Binh-Xã Hội CSVN ước tính thời gian tới “số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 lên đến 70%, số lao động mất việc làm có thể lên tới 60,000 đến 70,000 người mỗi tháng, còn số lao động bị tạm ngừng việc, giãn việc, giảm việc là 3.5 triệu đến 5 triệu người.
Hàng loạt chủ tiệm tại chợ Bến Thành đóng cửa vì dịch COVID-19 làm ế ẩm. (Hình: The Leader) Hôm Chủ Nhật, 6 Tháng Chín, báo mạng VNExpress dẫn báo cáo của Bộ Công Thương CSVN nói hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may xuất cảng “hiện chỉ nhận đơn hàng theo thông tin từng tháng, thậm chí từng tuần. Một số đơn vị hiện mới nhận được 50-60% đơn hàng so với Tháng Chín năm ngoái, các tháng còn lại năm 2020 và năm 2021 đều chưa có thông tin rõ ràng.”
“Theo thống kê, kỹ nghệ dệt may xuất cảng tuy đóng góp gần $22 tỷ vào kim ngạch xuất khẩu chung tám tháng đầu năm nay của Việt Nam, nhưng vẫn giảm hơn 11% so với cùng kỳ 2019. Đợt dịch mới bùng phát trở lại trên toàn cầu khiến sản xuất, xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục ‘ngập’ trong khó khăn,” VNExpress viết. (TN) [kn]
No comments:
Post a Comment