Wednesday, April 29, 2020

‘Chim mồi’ hưởng ứng ‘chống dịch’ sau khi Nguyễn Xuân Phúc xin tiền


Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Việt kiều Philippines, thực chất là chủ tập đoàn IPP đầu tư vào hạ tầng các phi trường ở Việt Nam. (Hình: Nhà Đầu Tư)

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một số nhân vật mà công luận cho rằng là “chim mồi” đã hưởng ứng lời kêu gọi “chung tay chống dịch” của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc.
Báo Tiền Phong hôm 29 Tháng Tư cho hay: “Theo thống kê sơ bộ của Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, đến nay đã có khoảng 25 tập thể và cá nhân người Việt ở hải ngoại gửi về gần 33 tỷ đồng ($1.4 triệu) cùng nhiều hiện vật và trang thiết bị vật tư y tế khác.”
Bài báo liệt kê phần đóng góp của một số nhân vật mà công luận cho rằng là “chim mồi,” như ông Johnathan Hạnh Nguyễn (danh nghĩa là “kiều bào Philippines,” thực chất là chủ tập đoàn IPP đầu tư vào hạ tầng các phi trường ở Việt Nam), ông Phạm Minh Nam (chủ tịch Hội Doanh Nhân Việt Nam tại Anh Quốc), ông Nguyễn Ngọc Mỹ (phó chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nhân Việt Nam ở nước ngoài và kiều bào Úc Châu)…
Theo báo đảng, chiến dịch kêu gọi người dân góp tiền “chung tay chống dịch COVID-19” qua tin nhắn SMS hiện còn kéo dài đến 24 giờ ngày 18 Tháng Sáu. Tuy vậy, việc nhà cầm quyền để xảy ra vụ bê bối “thổi giá hơn trăm ngàn đô la” trong vụ mua máy xét nghiệm COVID-19 ở Hà Nội và các địa phương khác đã khiến công luận thêm một lần nữa mất niềm tin vào chuyện chính quyền chi tiền từ thiện.
Ông Phạm Minh Nam (thứ hai, trái), chủ tịch Hội Doanh Nhân Việt Nam tại Anh. (Hình: Vietnam+)
Thực tế này hoàn toàn tương phản với tuyên bố của ông Phùng Khánh Tài, phó chủ tịch Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, được đăng trên báo Zing hôm 24 Tháng Tư: “Mỗi tấm lòng người dân gửi đến Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam sẽ được sử dụng công khai, minh bạch để đảm bảo nguồn tiền và hàng hóa ủng hộ được phân bổ đúng địa chỉ, đối tượng.”
Mặt khác, cùng thời điểm, báo nhà nước và giới “dư luận viên” cũng khiến cộng đồng người Việt ở nước ngoài bất bình vì những bài báo, post Facebook tuyên truyền rằng “cả ngàn kiều bào lũ lượt đổ về nước trốn dịch, tạo gánh nặng cho chính phủ CSVN và nhân dân khi phải cách ly, cho họ ăn ở, chữa trị miễn phí.” Thực chất, đa số những người từ các nước đổ về Việt Nam trong đợt này đều là du học sinh hoặc người lao động chưa nhập quốc tịch tại nước sở tại. (N.H.K) [qd]

No comments:

Post a Comment