Cái chất hung dữ này ở dân Việt thì đã quá rõ ràng rồi. Ai cũng có thể chứng kiến hoặc kiểm nghiệm bằng bất cứ tình huống nào mà mình gặp trong đời sống.
Nhưng việc phổ biến và như một đặc tính xã hội thì chỉ ở thời đại này mới có.
Con cái điểm kém hoặc bị quở trách, cha me lao vào sỉ vả hoặc đánh đập con một cách không thương tiếc.
Thầy cô ra bài tập mà trò không làm được cũng doạ nạt rồi đánh đập để trừng phạt. Và rồi các học sinh cũng dùng vũ lực để thoả mãn sự hung đồ của mình với nhau.
Trong gia đình, chồng vợ xô xát vì những chuyện không đâu mà đàn ông thì thường quen thói gia trưởng, vũ phu. Trong ái tình, đánh ghen cũng trở nên tàn độc và mất nhân tính.
Tranh chấp tài sản cũng dùng đủ mọi thủ đoạn để hãm hại hòng tước đoạt các quyền lợi chính đáng của nhau.
Ra ngoài đường va chạm giao thông, trên bàn nhậu lời qua tiếng lại cũng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Hàng xóm láng giềng cũng trâu buộc ghét trâu ăn rồi tìm cách vùi dập, trả thù nhau nếu có xích mích.
Trong cơ quan, công ty, đồng nghiệp hay cấp dưới với cấp trên cũng không có cách gì khác để giải quyết mà thuê xã hội đen hoặc trực tiếp ra tay để triệt hạ nhau để giành phần hơn.
Ngay cả những người trong công quyền cũng đối xử với nhau và cả với dân bằng bạo lực. Có khi những đám người được bảo kê đeo khẩu trang lộng hành với dân mà không làm gì được chúng.
Người dân Việt là một giống người hung dữ chứ không hiền lành; lười biếng chứ không cần cù chăm chỉ; không giỏi đấu tranh và phát kiến mà sức chịu đựng và tính bảo thủ vô cùng lớn; hay lừa lọc, mánh khoé và tư lợi nhỏ chứ không ngay thẳng, trung thực và vì cái mưu cầu chung; chỉ nghĩ được ngắn hạn mà không có kế hoạch dài lâu, bền bỉ; làm việc và sống vô nguyên tắc nhưng hay đòi hỏi người khác phải tôn trọng và khuất phục mình; ăn ở bẩn, mất vệ sinh và hành xử thiếu tế nhị, vô văn hoá nhưng lại coi bản thân là cái rốn của vũ trụ và là cái hay cái đẹp đến mức xem thường và bài bác, hạ nhục người khác.
Không có nơi đâu mà người dân sống một cách vô tổ chức và vô pháp luật như ở xứ ta, nhưng rốt cục lại, một xã hội đã lập ra nhà nước và đóng thuế nuôi hệ thống này nên hệ thống chính quyền phải chịu trách nhiệm về mọi hệ quả mà nó diễn ra, với hai khía cạnh: hoặc nó trở nên vô dụng hoặc trở nên tha hoá – bởi vậy mới dẫn tới một xã hội ngày càng đổ đốn và suy đồi, hung bạo đến thế.
Không mấy ai coi trọng luật pháp và tin tưởng vào luật pháp, tức cũng là chính quyền, nơi đảm bảo và thực thi công lý cho người dân. Thậm chí nhiều đám còn coi quan hệ với chính quyền là một lợi thế trong làm ăn và giải quyết các tranh chấp, xung đột, hoặc dựa vào đó để vơ vét lợi ích, gây nên bè cánh và trù diệt người khác bằng mọi thủ đoạn, kể cả mất nhân tính nhất./.
No comments:
Post a Comment