Thường Sơn (VNTB)Lần đầu tiên trang tin chính phủ Việt Nam phải gián tiếp thừa nhận vai trò của ‘các tổ chức dân sự’.
Những ngày giáp tết nguyên đán 2019.
Một tuần sau khi Liên minh châu Âu quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu), toàn bộ các cơ quan đảng và chính quyền của Việt Nam, từ cấp tổng bí thư đến thủ tướng, các bộ ngành kinh tế vẫn im như thóc mà không có nổi một phản ứng ra hồn. Cùng lúc, hệ thống báo đảng và nhiều tờ báo nhà nước khác cũng im bặt, trái ngược với không khí ‘hồ hởi, náo nức’ đón chào ‘Hiệp định EVFTA sắp được ký kết và thông qua’ trước đó.
ần đầu tiên trang tin chính phủ Việt Nam phải gián tiếp thừa nhận vai trò của ‘các tổ chức dân sự’.
Những ngày giáp tết nguyên đán 2019.
Một tuần sau khi Liên minh châu Âu quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu), toàn bộ các cơ quan đảng và chính quyền của Việt Nam, từ cấp tổng bí thư đến thủ tướng, các bộ ngành kinh tế vẫn im như thóc mà không có nổi một phản ứng ra hồn. Cùng lúc, hệ thống báo đảng và nhiều tờ báo nhà nước khác cũng im bặt, trái ngược với không khí ‘hồ hởi, náo nức’ đón chào ‘Hiệp định EVFTA sắp được ký kết và thông qua’ trước đó.
ần đầu tiên trang tin chính phủ Việt Nam phải gián tiếp thừa nhận vai trò của ‘các tổ chức dân sự’.
Những ngày giáp tết nguyên đán 2019.
Một tuần sau khi Liên minh châu Âu quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn EVFTA (Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu), toàn bộ các cơ quan đảng và chính quyền của Việt Nam, từ cấp tổng bí thư đến thủ tướng, các bộ ngành kinh tế vẫn im như thóc mà không có nổi một phản ứng ra hồn. Cùng lúc, hệ thống báo đảng và nhiều tờ báo nhà nước khác cũng im bặt, trái ngược với không khí ‘hồ hởi, náo nức’ đón chào ‘Hiệp định EVFTA sắp được ký kết và thông qua’ trước đó.
Toàn bộ nội dung của bản nghị quyết 2018/2925(RSP) giống hệt một cáo trạng toàn diện và đanh thép lên án chính thể độc đảng ở Việt Nam về rất nhiều hành vi vi phạm nhân quyền trầm trọng về tự do tôn giáo, tự do biểu đạt, tự do ngôn luận, tự do báo chí, nạn bắt bớ người hoạt động nhân quyền, không chịu ký kết các công ước quốc tế về lao động…
Chưa bao giờ diễn ra mối đồng cảm và sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng như hiện nay giữa các tổ chức nhân quyền quốc tế và nhiều nhà nước ở châu Âu. Rõ ràng là tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng ghê gớm của chính thể độc đảng ở Việt Nam, cộng hưởng với vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ngay tại Berlin, đã khiến phát sinh hiệu ứng nước tràn ly và nhiều chính phủ đã phải bày tỏ thái độ phản ứng trực tiếp với sự trơ tráo của Hà Nội.
Ngay trước khi cuộc họp của Hội đồng châu Âu về EVFTA diễn ra, một bản yêu cầu khẩn cấp của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền quốc tế (Human Right Watch) đã được gửi đến Nghị viện châu Âu, Hội đồng châu Âu và các cơ quan liên quan, kèm theo chữ ký của 17 tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam, yêu cầu hoãn EVFTA do nhà nước Việt Nam đã không chịu có bất kỳ cải thiện nhân quyền nào.
Trong một bức thư gửi cho Thủ Tướng Shinzo Abe trong năm 2018, Giám đốc của HRW (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền) tại Nhật Bản Kanae Doi viết: “Chính phủ Việt Nam vẫn là một trong các chế độ đàn áp nhất thế giới. Trong tư cách là nước cấp viện lớn nhất của Việt Nam, Nhật Bản có cơ hội và nghĩa vụ phải lên tiếng về những hành động vi phạm nhân quyền đối với các công dân Việt Nam.”
Những tổ chức xã hội dân sự trong và ngoài Việt Nam – giới mà chính quyền luôn coi thường ‘chỉ có một nhúm người’ và hoàn toàn không phải là đối trọng chính trị của đảng CSVN, đã làm nên một chiến thắng lịch sử. Thắng lợi này đã dẫn ra một định đề ‘sáng mắt sáng lòng’ đối với đảng CSVN: nếu ở trong nước, đảng có thể huy động hàng trăm ngàn công an để bóp nghẹt quyền làm người của người dân, đàn áp dã man các cuộc biểu tình và đình công, bắt bớ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, thì khi ra sân chơi quốc tế lại là một câu chuyện khác hẳn. Dù chỉ là ‘một nhúm người’, nhưng giới tổ chức xã hội dân sự với hành động đấu tranh cho quyền lợi của người dân lại có sức ảnh hưởng quốc tế và hiệu quả quốc tế vận cao hơn rất nhiều so với Bộ Ngoại giao và các tổ chức ‘cánh tay nối dài của đảng’ chỉ biết mị dân và dối trá về nhân quyền.
Hẳn đó là nguồn cơn vì sao trong bản tin của Chính phủ Việt Nam về cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao về EVFTA có đoạn “trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin một số tổ chức dân sự kêu gọi EU hoãn bỏ phiếu thông qua EVFTA”.
Có thể xem đây là lần đầu tiên trang tin chính phủ Việt Nam phải gián tiếp thừa nhận vai trò của ‘các tổ chức dân sự’, hay nói cách khác là của Xã hội dân sự mà đã hình thành và tồn tại trong lòng xã hội Việt Nam từ hàng chục năm qua, đặc biệt từ năm 2014 đến nay, như một thực thể và hơn thế là một thực thể đáng gờm trong tác động phản biện ra quốc tế đối với những chính sách của chính quyền Việt Nam./.
No comments:
Post a Comment