Vốn dự kiến khoảng 60 tỷ USD cho dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam là một khoản đầu từ rất rất lớn so với nước ta. Trong bối cảnh nợ nần đầm đìa như thế này thì càng phải nên thận trọng tính toán tính khả thi, khả năng đem lại lợi nhuận của dự án cũng như lợi ích thiết thực mà dự án mang lại. Vấn đề về vốn và hình thức đầu tư là vấn đề nan giải nhất trong các công trình lớn như thế này. Nghe đâu cu Thể bên Bộ Thông Tải còn định làm cái cảng Trần Đề trong Sóc Trăng cũng ngót nghét 5 tỷ USD nữa cơ.
Hoàn cảnh thực tế là ta không sở hữu bất kỳ thứ gì thuộc về công nghệ trong dự án siêu khủng 60 tỷ USD này. Gọi vốn theo hình thức nào? Các chuyên gia đưa ra rất nhiều giải pháp nhưng Nam đọc toàn thấy kiểu bên nhà nước Việt Nam muốn dính máu ăn phần. Nếu là Nam thì Nam chơi thẳng bài toán như thế này: Dạng kiểu BOT. Tao là nước chủ nhà, tao bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện đầu tư cho chúng mày vào xây dựng. Xây dựng xong tao cho chúng mày khai thác trong bao nhiêu năm ấy để thu hồi vốn và lãi. Xong đến hạn giao lại dự án cho tao. Lương lậu công nhân, chi phí vận hành, duy tu sửa chữa tự chúng mày lo. Chúng mày phải khảo sát xem rằng bỏ tiền đầu tư vào đây có lợi không. Và sau này chiến lược kinh doanh, vận hành ra sao thì kệ, được thì ăn, thua thì chịu. Vốn đầu tư tự đi mà bỏ nếu cảm thấy tiềm lực làm ăn được. Sau này khai thác thì chia nhau. Tao ăn khi có lãi hoặc bù khi lỗ ở tỉ lệ % tao đóng góp dự án thôi. Còn đâu mày ăn thua thế nào kệ mày. Muốn làm ăn có lãi, hạ giá vận chuyển thì sử dụng lao động giá rẻ nước tao. Muốn có khách hàng thì phải tính toán, chiến lược để làm ăn. Cái này bọn tư bản nó làm tốt lắm. Vừa giảm gánh nặng ngân sách, vừa đỡ gánh nặng quản lý. Sau này chúng nó khai thác đủ lợi nhuận là ta có dự án.
Vấn đề là muốn nhanh, muốn minh bạch và thu được dự án đúng hạn thì đừng có để cho bọn Việt Nam và bọn Tàu nhúng vào dự án này. Tốt nhất cấm tiệt. Kể cả cái bọn doanh nghiệp tư nhân Việt Nam. Không ai đảm bảo bọn này không nhũng nhiễu, gây rối và cản trở tiến độ thi công cả. Mà chúng nó cùng lắm cũng chỉ có vốn thôi chứ về mặt kỹ thuật, công nghệ cũng chẳng có vẹo gì. Về mặt công nghệ thì cứ nhìn cái tàu Shinkanshen của Nhật là thấy hiệu quả, tính ổn định cũng như lợi ích mà nó mang lại. Nhưng vấn đề là đến năm 2050 dự án này mới chính thức khai thác thử toàn tuyến thì sau 30 năm nữa thì công nghệ đường sắt nó đi đến đâu rồi? Hiện nay có tàu đệm từ và tàu chạy trong ống đang được thử nghiệm và cái tàu đệm từ đã khai thác. Vậy bài toán là nên chọn cái nào để 30 năm sau khi bắt đầu khai thác thì thế giới đã vứt vào thùng rác rồi. Sau này khi hết hạn khai thác thì dự án để lại vẫn còn triển vọng chứ không phải là đống sắt nữa.
Thằng Tàu nó là thằng chuyên gia thích mấy cái kiểu dự án này để trấn lột lãnh thổ, siết trực tiếp dự án hay đổi chác khai thác tài nguyên. Nên không giao cho nó hoặc không cho nó đầu tư. Cho nó đầu tư lúc đầu thì rẻ, sau nó bầy nhầy ra hóa đắt hơn nhiều. Cứ cho bọn tư bản nó làm, đắt sắt ra miếng mà chất lượng thì không phải bàn. Chấm dứt luôn cái tình trạng để các bố Việt Nam nhúng tay vào tham nhũng bung bét rồi khéo đến năm 3000 cũng chưa xong. Đội vốn, chậm tiến độ từa lưa hết cả. Ăn ít thôi, làm tí ở khâu giải phóng mặt bằng, đền bù là được rồi. Không thì thu hồi đất theo kiểu tái định cư. Lại còn làm sôi động được thị trường nhà đất, lại kiếm chác được.
Đó phương án đó là của riêng các nhân Nam. Chứ thấy các bố bàn đi bàn lại nhiều quá. Toàn theo cái kiểu muốn dính máu ăn phần rồi trích ngân sách này nọ, bù lỗ hơn chục năm đầu, linh tinh hết cả. Tính sao giảm áp lực cho ngân sách đi. Ăn ít thôi. Mà cái đội này không biết đã tính đến hiểm họa các ngạch vận tải khác như đường bộ truyền thống, đường biển, hàng không bị ảnh hưởng chưa nhỉ? Chắc là rồi nhưng không biết là có phương án gì để cân bằng thị trường vận tải chưa chứ chú tâm ưu tiên cho đường sắt là mấy đường kia cũng gặp khó khăn. Có đường sắt cao tốc là tốt, là tiện, là giảm chi phí, thời gian vận tải. Nhưng làm ra làm chứ đừng tính bài toán cài cắm tham nhũng vào thì nó sẽ nhanh, chất lượng hơn nhiều./.
No comments:
Post a Comment