Monday, November 5, 2018

Biến tro xỉ nhiệt điện thành vật liệu san lấp – hiểm họa môi trường mới

Tháng Chín (Danlambao) – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Trần Hồng Hà vừa gián tiếp thông báo cho phép đem chất thải từ các nhà máy nhiệt điện (tro xỉ nhiệt điện) đi san lấp trong phiên trả lời trước quốc hội vào ngày 31/10/2019. Toàn dân Việt Nam cần ghi nhớ ngày lịch sử này, đối chiếu trong tương lai 10 năm nữa để nhận diện tội đồ của dân tộc khi thảm họa môi trường xảy ra.

Thấy gì qua phiên chất vấn?

Ngày 31/10/2018, trong phiên trả lời chất vấn trước Quốc hội về việc giải quyết xỉ than của 20 nhà máy nhiệt điện, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) – ông Trần Hồng Hà đã sử dụng cách chơi chữ rất lưu manh để gián tiếp cho phép việc san lấp tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện.

Mở đầu câu trả lời chất vấn ông Trần Hồng Hà khẳng định “chính phủ có chỉ đạo các vấn đề liên quan đến xử lý chất thải nhiệt điện”. Ông cũng cam đoan rằng hoàn toàn có thể kiểm soát được xỉ than có chất độc hại gì khi biết được nguồn nhập than và công nghệ lò đốt nhằm chuyển hóa chất thải thành vật liệu tái chế, tái sử dụng. Viện dẫn hai lý do này, Bộ trưởng Bộ TNMT đã đề cập đến việc biến tro xỉ nhiệt điện thành vật liệu xây dựng, vật liệu trong san lấp.

Trước khi đi vào vấn đề chính, ông Trần Hồng Hà cũng công bố rằng Thủ tướng chính phủ đã giao cho Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn sử dụng đối với các loại xỉ thải này. Được biết với các quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành, tro xỉ nhiệt điện được trộn lẫn với xi măng đem làm “vật liệu san lấp” “rất tốt” tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Không có một câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi chất vấn. Để nhấn mạnh cho ý tưởng đưa tro xỉ nhiệt điện làm “vật liệu san lấp”, ông Hà cho biết “miền Bắc không còn sức ép trong việc xử lý xỉ than mà thậm chí xỉ than là vật liệu còn phải mua”.

Đây là cách chơi chữ lưu manh nhằm đánh lạc hướng dư luận của Bộ trưởng Bộ TNMT. Bởi một khi đồng ý cho “san lấp” đồng nghĩa với việc nguồn nước, môi trường sống tại khu vực bị chôn lấp sẽ có khả năng bị ô nhiễm nặng nề.

Quy chuẩn mà Bộ Xây dựng và Bộ TNMT đưa ra ai sẽ là người giám sát? Câu trả lời của Bộ trưởng Bộ TNMT đầy mâu thuẫn khi các thông số và các ví dụ minh họa đều không hề rõ ràng. 

Còn nhớ hồi tháng 4/2016, nhà máy nhiệt điện Formosa xả thải độc khiến hàng trăm tấn cá chết, hàng chục ngàn ngư dân rơi vào cảnh khốn cùng tại 4 tỉnh ven biển miền Trung là: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Các quan chức bộ TNMT vẫn trả lời báo chí rằng nguồn nước đạt chuẩn, thủ tục ban hành giấy phép xả thải đúng quy trình. Cuối cùng cá vẫn chết, hàng trăm ngàn gia đình rơi vào cảnh lay lất đến tận hôm nay.

Phải nhấn mạnh ngay trong câu trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ TNMT, ông Trần Hồng Hà trong ngày 31/10/2016 cũng có sự dối trá rất dễ kiểm chứng về việc xử lý tro xỉ tại miền Bắc, bởi tháng 4/2018 lãnh đạo Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 1 (Quảng Ninh) lên tiếng cầu cứu khi bãi thải tro xỉ gần chạm ngưỡng chịu tải, sắp phải ngừng hoạt động. (1)

Cần biết, hiện có 21 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động tại Việt Nam với tổng công suất lắp đặt trên 14,000MW. Lượng than tiêu thụ khoảng 40 triệu tấn mỗi năm, Vì vậy trung bình sẽ có hơn 15 triệu tấn lượng tro xỉ thải phát sinh mỗi năm.

Sự ô nhiễm từ do các nhà máy nhiệt điện gây ra đã khiến nhiều người dân phải bức xúc diễn ra khắp nơi. Đỉnh điểm là những cuộc biểu tình phản đối tại nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân (Tuy Phong, Bình Thuận) năm 2015

Hiểm họa môi trường mới khi ro xỉ nhiệt diện làm vật liệu san lấp là khả năng hoàn toàn có thể xảy ra trong tương lai gần ở năm 2030 nếu các lãnh đạo bộ ngành của đảng CSVN mất kiểm soát như đã từng với Formosa trong quá khứ.

Hôm qua là Formosa với trò đánh tráo khái niệm từ thảm họa thành “sự cố môi trường”. Hôm nay nạn nhân sẽ là người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long với chiêu trò sử dụng “vật liệu san lấp” từ tro xỉ nhiệt điện.

Những cái chết được báo trước sẽ đến trong âm thầm vì đau đớn sẽ kéo dài. Nguồn nước, môi trường Việt Nam đang bị đe dọa.

Đừng để một thảm họa Formosa thứ hai tái diễn chỉ vì chúng ta – thế hệ hôm nay thờ ơ với tương lai.


4/11/2018

No comments:

Post a Comment