Tuesday, October 2, 2018

Từ khế ước 99 năm đến mất lãnh thổ

VNCH Ngọc Trương (Danlambao) - Mahinda Rajapaksa, Tổng thống Sri Lanka, trước đây quốc gia này có tên là Ceyland (Tích Lan), đảo quốc nam Á châu, dân số hơn 22 triệu, quốc giáo là đạo Phật. Trong thời gian cầm quyền, mỗi khi ông ta cần vay nợ dài hạn để phát triển kinh tế, đặc biệt là dự án hải cảng quốc tế, Tàu cộng (TC) đều dễ dàng chấp thuận.

- Vẫn chấp thuận, dù nghiên cứu cho thấy xây hải cảng không có lợi. 

- Vẫn chấp thuận, mặc dù các chủ nợ lớn thường xuyên như Ấn độ đã từ chối cho vay. 

- Vẫn chấp thuận, dù số nợ của Sri Lanka bùng phát nhanh chóng trong thời kỳ ông ta cầm quyền. 

Cảng Hambantota hướng ra Ấn Độ dương
Năm 2008 công ty China Harbor Engineering Company Ltd khởi công xây cất, sau nhiều năm tái thương lượng với China Harbor Engineering Company Ltd, công ty quốc doanh lớn nhứt của T cộng, Ủy ban Phát triển dự án cảng Hambantota của Sri Lanka đành nhìn nhận thất bại như các tiên đoán đã nói trước. 

Giai đoạn 1 xây cất tốn 361 triệu, và giai đoạn 2 tốn 810 triệu (tính theo US). Tiền tài trợ do Exim Bank of PRC cung cấp. 

Cảng rộng 16 cây số vuông, khi hoạt động tối đa có thể tiếp nhận 6000 tàu một năm, bao gồm lên ụ sửa chữa, bảo trì, sơn phết. Hay chỉ là ghé lại nhận tiếp tế xăng dầu, lương thực. 

Khoảng 36000 tàu dùng hải lộ Ấn độ dương (tính luôn 4500 tàu chở dầu). 

Uớc tính tạo ra 50000 việc làm cho dân bản xứ. 

Tài liệu năm 2012 cho biết vỏn vẹn 34 tàu ghé vào. 

Năm 2016, cảng Hambantota thu vào 11.81 triệu, chi phí trực tiếp và quản trị ngốn mất 10 triệu, tiền lời còn lại: 1.81 triệu (US). 

Lần tái cử 2015, TC tung tiền ủng hộ Mahinda Rajapaksa, đích thân đại sứ TC đi mua phiếu các cử tri tại sân golf. Về sau, các chị phiếu và biên nhận bị phát giác, cho thấy quỷ tranh cử nhận 7.6 triệu (US) từ trương mục của China Harbor dùng mua phiếu bằng quà tặng, kể cả quà cho các sư sải nhằm ủng hộ Mahinda Rajapaksa. 

Công nợ, thất bại của chính phủ, tham nhũng, hối lộ, khiến Mahinda Rajapaksa thua phiếu, mất chức Tổng Thống. 

Nợ TC hơn 13 tỷ (US) xây cảng, lợi tức không như dự tính. Năm 2017, chính phủ Sri Lanka đành giao hải cảng cho TC sử dụng 99 năm, lấy tiền cho thuê cảng để trả nợ lại cho TC. 

Tức là mượn nợ để trả nợ, giống như một cá nhân mượn tiền VISA để trả nợ VISA, nợ vẫn hoàn nợ. 

Sri Lanka mất hải cảng Hambantota vào tay TC vì ham ăn miếng lớn (big bite), vì tham nhũng, cai trị bất tài chỉ lo tư lợi (chẳng khác bọn cầm quyền Hanoi), vi tính sai bài toán kinh tế. 

TC dùng chính sách ngoại giao qua bẩy nợ (debt-trap diplomacy), từ ngữ mới được đưa vào ngữ vựng ngoại giao, chính trị, dành nói về chính sách đối ngoại của TC đối với các quốc gia nhược tiểu muốn nhảy vọt phát triển kinh tế. TC hiện là chủ nợ trị giá 4.3 ngàn tỷ (US) tức 41% GDP (tổng sản lượng quốc gia của TC) 

Ngoại giao qua bẩy nợ bị coi là chủ nghĩa tân thực dân của thế kỷ 21, nạn nhân tiêu biểu là Sri Lanka, ngoài ra còn có Djibouti, Kyrgyzstan, Lào, Maldives, Mongolia, Montenegro, Pakistan, Tajikistan. 

Djibouati dần dần chuyển cảng cho TC điều khiển, có nhiều căn cứ quân sự khác nhau được thuê dài hạn trên lãnh thổ quốc gia này: Hoa kỳ, Pháp, Nhật, TC, sắp đến sẽ là Saudi Arabia. Chiến hạm TC hiện diện ở đây bảo vệ thương thuyền, tàu chở dầu của chúng. 

Khu Á châu, TC đã nuốt trọn Hoàng Sa, áp lực Trường Sa và kiến tạo các đảo nhân tạo. Myanmar, Pakistan đều có các hải cảng do TC xây dựng và kiểm soát gần hết. 

Các quốc gia yếu kém như Campuchia, Lào cũng ngậm tiền nợ TC và bỏ phiếu chống lên án TC qua các cuộc họp của ASEAN. 

Việt Nam dưới sự thống trị và đàn áp của cs, giao nộp trực tiếp, gián tiếp lãnh thổ cho TC qua hành động dời cột đánh dấu biên giới. Hay dự thảo đặc khu kinh tế (đã là hiện thực- de facto). Có cả triệu dân TC hiện diện trên lãnh thổ Việt Nam qua hình thức nhân công, du khách, di dân lậu, di dân chánh thức qua hơn phối với dân Việt. 

"Sáng kiến 1 con đường, 1 vòng đai" phục vụ đường lối kinh tế, quân sự, chính trị TC: 

- Củng cố đường tiếp liệu dầu thô về lục địa. 

- Tăng cường hiện diện quân sự các cảng, vị trí chiến lược, bao vây Ấn độ với chuỗi ngọc trai (string of pearls) mỗi hột ngọc trai là một cứ điểm quân sự và kinh tế, giao thông (các ngôi sao đỏ -bản đồ bên dưới). 

String of pearls (chuỗi ngọc trai) 

TC ủng hộ và giật dây tập đoàn bán nước ở Hà Nội rất mạnh, gia tăng hiện diện của chúng ở Việt Nam, xây dựng vững chắc sân sau của Hoa lực, dần dà biến Việt Nam thành một tiểu bang, một tỉnh của lãnh thổ TC. 

Việt Nam nếu để cho các quốc gia khác gây ảnh hưởng, TC có cảm giác hở lưng trong việc phòng thủ, mũi nhọn Việt Nam luôn luôn gây khó dễ cho chúng. 

Mới đây Hoa Kỳ, TT Trump, lên án TC mua võ khí của Nga và hầm hè phong tỏa kinh tế, trong khi thuế đánh vào hàng TC đã lên đến mức 50 tỷ US. 

Trước mặt đôi bên vẫn còn hung hăng như nhau, nhưng TC có hơi dịu giọng yêu cầu thương lượng, đàm phán. 

Sẽ trở lại chuyện TC và các quốc gia "nghèo mà ham". 

TT Trump trong tháng 5, 2018, ra lệnh rút Hoa Kỳ khỏi Thỏa ước nguyên tử với Iran ký kết năm 2015. Hoa Kỳ muốn phong tỏa kinh tế Iran trở lại trong khi EU đang thương lượng việc mua dầu thô. 

Iran đứng thứ 3 trong khối OPEC về số lượng sản xuất dầu thô mức 3.8 triệu thùng/ngày. 

Khách hàng Iran không ai xa là tên thực dân mới gốc cộng sản: Tàu cộng. 

Theo CNBC, TC - khách hàng lớn nhất thế giới mua khoảng 718000 thùng dầu thô mỗi ngày. Đường chuyển dầu từ Iran, đi qua Djibouti, xuống hàng tại cảng Gwadar thuộc Pakistan, nhưng điều hành cảng nằm trong tay China Overseas Port Holding Company. Pakistan chủ nhà chầu rìa bên ngoài. 

Cũng như Sri Lanka, Pakistan mắc nợ TC tiền xây cảng và tiền đầu tư phát triển kinh tế. 

Từ Gwadar, Pakistan, dầu thô theo đường ống dài hơn 2000km đến Kashgar (tiếng Hán Việt: Khách Thập địa khu) trên lãnh thổ TC, Kashgar thuộc khu tự trị Uyghur Tân Cương. Dầu thô sẽ chuyển qua các nhà mày lọc nội địa các nơi khác.. 

Đường màu đen là hải trình chở dầu hiện nay. 
Màu đỏ là tham vọng của TC, cắt ngắn hải trình và hiện diện quân sự. 

TC muốn kiểm soát, tiêu diệt người Hồi Uyghur hầu chúng sử dụng lãnh thổ Tân Cương trọn vẹn, một mặt tránh đe dọa an ninh từ dân đạo Hồi. 

Bạn thấy rõ hơn lý do TC muốn hủy diệt văn hóa các chủng tộc khác. Nếu Việt Nam bị sáp nhập vào TC, liệu văn hóa và chúng tộc Việt tồn tại được bao lâu (!) 

Trở lại phía đông, Hoa Kỳ tập trận ở biển Đông bắn đạn thật. Lên án TC mua võ khí của Nga, các chiến hạm Nhật, Anh, Pháp, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ liên tục ghé bến Đà Nẵng, Sài Gòn "thăm viếng" Việt Nam (rất lạ không ghé cảng Hải Phòng?). 

Ngày 30 tháng 9, 2018 khu trục hạm USS Decatur của Hoa kỳ đi sâu bên trong 12 hải lý của bãi Gaven và bãi Gac Ma. 

Trước đó vài hôm, oanh tạc cơ B52 bay biểu dương lực lượng cùng F15 của Nhật vùng biển Nhật bản và biển Đông TC. 

Nếu như, Hoa Kỳ áp lực phong tỏa dầu của Iran, TC sẽ gặp khó khăn nhiên liệu cho chiến hạm, phi cơ và các phương tiện vận chuyển quân sự, hoặc dân sự trong nước lẫn ngoài hải phận, kể cả các vùng xâm chiếm của Việt Nam. 

Một mặt đánh thuế hàng TC (dự trù 300 tỷ), cộng thêm khó khăn sản xuất, giao thông nội địa, lâu dài TC phải đổi thái độ từ hung hăng den nhún nhường và hợp tác trong giao dịch kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu. 

Hy vọng rất mong mạnh cho CS Việt Nam vào giờ phút cuối, có biết xoay chuyển có lợi cho đất nước và thoát cảnh nô lệ TC không. 

Chủng tộc và văn hoá Việt còn được bao lâu một khi lãnh thổ đã mất vào tay kẻ thù? 

02.10.2018


_______________________

Tham khảo















No comments:

Post a Comment