“…Góp gì nó cũng vâng vâng dạ dạ, nhưng rồi biết nó chỉ “vâng trước mặt, đấm cặc sau lưng”! Cán bộ, đảng viên bây giờ, càng ngày, càng tệ, nó chẳng nghĩ đến lý tưởng hay lo cho dân trước…”
Cách đây đã gần chục năm, mình ghé thăm ông chú họ là Đại tá quân đội, hưu trí ở quê, cách nhà mình hơn chục cây số. Ông là thanh niên nông dân, đi vệ quốc đoàn từ 1946. Ông rất khoái kể chuyện từng “Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa”, “Đánh trận Điện Biên chấn động địa cầu”, “Chiến dịch Nam Lào đại thắng”, “Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử”... Những khó khăn, gian khổ ông và đồng đội đã trải qua, nghe như toàn chuyện cổ tích! Trong tủ kính lúc nào cũng treo bộ lễ phục sĩ quan quân hàm đại tá, gắn đầy huân, huy chương cả hai bên ngực áo. Mỗi khi có lễ lạt, ông chỉ việc khoác áo, đội mũ vào là oai phong, rực rỡ... Cả làng, cả xã cùng kính nể ông.
Các con của ông đều đi “thoát li” cả. Chỉ có hai ông bà sống với nhau, rất tình cảm. Ngôi nhà nho nhỏ của ông bà có 3 gian, xây một tầng, gọn gàng, sạch sẽ. Vườn, ao rộng rãi, cây cối xum xuê quanh nhà...
Mình hỏi, chú sống ở quê chắc thoải mái lắm nhỉ?
- Coi như cộng sản chủ nghĩa rồi!
- Cộng sản thế nào?
- Cộng sản chủ nghĩa là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, chứ còn gì nữa! Làm thì bây giờ, mình thích thì ra vườn xới xáo, tưới rau, không thì nằm khểnh xem tivi hay đi chơi đây đó... Còn muốn ăn, muốn uống cái gì có cái nấy. Cứ ngồi nhà gọi điện thoại, nó mang đến tận nơi. Anh ở đây, tí chú gọi nó đem cho mấy chai bia, mấy đồ nhắm, là có ngay... Mặc thì quần áo, chăn mền bây giờ có thiếu gì nào? Tắm thì có xà phòng thơm; nước gội đầu, ông một thứ, bà một thứ, mà muốn loại gì cũng có... Tắm gội thì có nước nóng, nước lạnh; trong nhà thì có máy điều hòa nhiệt độ... Anh bảo, ngày xưa đói dài, đói dạc, quần áo có một manh, bao giờ dám mơ được như bây giờ! Trước cứ nghĩ đến chủ nghĩa cộng sản mới “hưởng theo nhu cầu” thì xa tận chân trời, có đeo mấy bị vừng, mỗi ngày ăn một hạt, cũng chẳng biết bao giờ tới! Thế mà giờ mình được hưởng rồi đấy! Bây giờ cũng chả phải đọc báo, nghe đài làm gì, cứ xem hết các chương trình TV cũng chán chê, “Cả thế giới vào ngôi nhà của bạn” cơ mà! Mọi tình hình thời sự trong nước, quốc tế biết hết. Các chương trình văn nghệ, văn nghẽo thì bây giờ lắm trò, vui lắm... Nhưng nhiều quá, cũng đâm ra nhàm!
- Lương hưu của ông thì thoải mái nhỉ?
- Lương của chú, hai ông bà cứ “hưởng theo nhu cầu” cũng chả hết. Mấy em có đem quà cáp gì về là cho vui, tình cảm thôi... Mà nặng nhất lại là cái khoản đám xá. Thôi thì cưới xin, ma chay, giỗ chạp, tân gia... trong họ, ngoài làng, đám nào nó cũng mời mình. Đã đi là phải phong bì! Mình ăn uống thì mấy tí, đi cho tình cảm thôi. Nhưng càng ngày nó càng bày ra lắm trò, đua nhau ăn uống linh đình, rượu chè quá sá, lại thành ra hủ tuc, thêm hư người, rồi bệnh tật...
- Đúng là bây giờ, ăn cái gì cũng sợ bệnh. Ông bà có vườn, ao, chuồng rộng rãi thế này, thì tha hồ ăn thực phẩm tươi, sach.
- Anh nói đúng. Mình phải lo tự túc lấy thực phẩm sạch, chứ mua ngoài chợ thì kinh lắm. Rau thì nó phun thuốc kích thích, thuốc sâu; gà, lợn, cá, ba ba... thì nó nuôi bằng thức ăn tăng trọng vô tội vạ... Dân mình bây giờ liều lắm. Cứ tiền là trên hết, nó dám làm mọi thứ, chả biết sợ là gì! Cho nên mình cứ tăng gia, tự cung, tự cấp được là tốt nhất. Tí anh ra vườn xem. Vườn tao cứ như “vườn bách thảo”, rau củ quả đủ thứ. Rau thơm, ớt, hành, tỏi...không thiếu thứ gì! Gà, cá cũng cứ phải mình nuôi mình ăn, mới yên tâm...
- Thế cho nên ông ngoài 80 mà trông vẫn khỏe. Ông có đi kiểm tra sức khỏe hay khám bệnh, thì ở đâu?
- Chú vẫn có sổ khám trên Quân y viện 108. Nhưng mỗi lần đi, ra đón xe khách, sợ lắm. Nó cứ giữa đường đỗ lấy khách, rồi phóng nhanh, vượt ẩu, luồn lách, kinh bỏ bố lên! Khéo bao năm trận mạc không chết, lại chết vì thằng tài xế ẩu! Có lần bảo nó, các cậu chạy liều thế, công an nó bắt thì bỏ mẹ! Nó bảo bố yên tâm, chúng con “làm luật” hết rồi! Đi khám ở bệnh viện địa phương thì phức tạp lắm. Có lần bà ấy ngã què tay, mấy đứa cháu nó đưa đi, mà tốn bao nhiêu tiền. Cái gì cũng tiền. Động tí là tiền! Tiêu cực lắm...
- Tình hình đâu cũng thế, chú ạ. Quê mình xem ra còn đỡ. Đời sống nhân dân khấm khá...Có nhiều nhà máy, xí nghiệp, con em làm công nhân, thu nhập vẫn cao hơn làm nông nhiều, chú nhỉ?
- Đúng là thu nhập cao hơn, nhưng môi trường ô nhiễm, khéo thành “làng ung thư” thì chết cha! Mấy cái xí nghiệp may mặc, làm bánh kẹo thì còn được. Cái nhà máy sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, nhà máy nhuộm vải – sơi, nhà máy gạch ... gây ô nhiễm kinh khủng lắm! Nước giếng trong làng bây giờ không dùng được. Nước máy thì phải mua đắt hơn thành phố, mà nghe nói nguồn nước nó lấy từ sông lên, cũng ô nhiễm lắm...
- Đúng là môi trường có vấn đề. Cây xanh trong làng bây giờ cũng vãn rồi, chú nhỉ. Nhà nào cũng xây nhà to, kín cổng, cao tường, giống như nhà thơ nào đó viết: “Cả làng tôi là một cục bê tông”!
- Nhà chú cũng phải xây tường cao, vì thằng đằng trước nó nấu rượu, nuôi lợn, mùi xú uế xông ra chung quanh kinh lắm. Bảo nó, thì nó bảo thông cảm, vì phát triển sản xuất, thì phải hy sinh môi trường. Phía đằng sau thì nó nấu nhựa tái sinh, cũng nồng nặc, kinh lắm. Mà nước mưa, ngày xưa là nước sạch nhất, uống vào mát ruột, pha trà thì nhất. Nay không dám dùng đâu cháu ạ... Không kín cổng cao tường thì sợ trộm, kinh nhất là mấy thằng nghiện, hay bọn thua cờ bạc. Nạn cờ bạc, đề đóm ở quê bây giờ tệ lắm... Thành thử ra mang tiếng nông thôn, nhưng nhà nào biết nhà ấy, cứ ra khóa cổng, vào khóa cổng... Tình làng nghĩa xóm càng ngày càng mai một đi!
- Ra tình hình nông thôn bây giờ cũng phức tạp nhỉ. Chú có góp ý kiến gì cho đảng bộ, chính quyền không?
- Hồi mới về nghỉ, chú tích cực dự sinh hoạt, góp nhiều ý kiến lắm, nhưng chả ăn thua gì, giờ chú cũng chán. Góp gì nó cũng vâng vâng dạ dạ, nhưng rồi biết nó chỉ “vâng trước mặt, đấm cặc sau lưng”! Cán bộ, đảng viên bây giờ, càng ngày, càng tệ, nó chẳng nghĩ đến lý tưởng hay lo cho dân trước; nó chỉ bàn tính xem cái gì có tiền thì làm... Chính ra bây giờ chỉ có Hội cựu chiến binh lại là tin cậy hơn cả..
Các con của ông đều đi “thoát li” cả. Chỉ có hai ông bà sống với nhau, rất tình cảm. Ngôi nhà nho nhỏ của ông bà có 3 gian, xây một tầng, gọn gàng, sạch sẽ. Vườn, ao rộng rãi, cây cối xum xuê quanh nhà...
Mình hỏi, chú sống ở quê chắc thoải mái lắm nhỉ?
- Coi như cộng sản chủ nghĩa rồi!
- Cộng sản thế nào?
- Cộng sản chủ nghĩa là làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu, chứ còn gì nữa! Làm thì bây giờ, mình thích thì ra vườn xới xáo, tưới rau, không thì nằm khểnh xem tivi hay đi chơi đây đó... Còn muốn ăn, muốn uống cái gì có cái nấy. Cứ ngồi nhà gọi điện thoại, nó mang đến tận nơi. Anh ở đây, tí chú gọi nó đem cho mấy chai bia, mấy đồ nhắm, là có ngay... Mặc thì quần áo, chăn mền bây giờ có thiếu gì nào? Tắm thì có xà phòng thơm; nước gội đầu, ông một thứ, bà một thứ, mà muốn loại gì cũng có... Tắm gội thì có nước nóng, nước lạnh; trong nhà thì có máy điều hòa nhiệt độ... Anh bảo, ngày xưa đói dài, đói dạc, quần áo có một manh, bao giờ dám mơ được như bây giờ! Trước cứ nghĩ đến chủ nghĩa cộng sản mới “hưởng theo nhu cầu” thì xa tận chân trời, có đeo mấy bị vừng, mỗi ngày ăn một hạt, cũng chẳng biết bao giờ tới! Thế mà giờ mình được hưởng rồi đấy! Bây giờ cũng chả phải đọc báo, nghe đài làm gì, cứ xem hết các chương trình TV cũng chán chê, “Cả thế giới vào ngôi nhà của bạn” cơ mà! Mọi tình hình thời sự trong nước, quốc tế biết hết. Các chương trình văn nghệ, văn nghẽo thì bây giờ lắm trò, vui lắm... Nhưng nhiều quá, cũng đâm ra nhàm!
- Lương hưu của ông thì thoải mái nhỉ?
- Lương của chú, hai ông bà cứ “hưởng theo nhu cầu” cũng chả hết. Mấy em có đem quà cáp gì về là cho vui, tình cảm thôi... Mà nặng nhất lại là cái khoản đám xá. Thôi thì cưới xin, ma chay, giỗ chạp, tân gia... trong họ, ngoài làng, đám nào nó cũng mời mình. Đã đi là phải phong bì! Mình ăn uống thì mấy tí, đi cho tình cảm thôi. Nhưng càng ngày nó càng bày ra lắm trò, đua nhau ăn uống linh đình, rượu chè quá sá, lại thành ra hủ tuc, thêm hư người, rồi bệnh tật...
- Đúng là bây giờ, ăn cái gì cũng sợ bệnh. Ông bà có vườn, ao, chuồng rộng rãi thế này, thì tha hồ ăn thực phẩm tươi, sach.
- Anh nói đúng. Mình phải lo tự túc lấy thực phẩm sạch, chứ mua ngoài chợ thì kinh lắm. Rau thì nó phun thuốc kích thích, thuốc sâu; gà, lợn, cá, ba ba... thì nó nuôi bằng thức ăn tăng trọng vô tội vạ... Dân mình bây giờ liều lắm. Cứ tiền là trên hết, nó dám làm mọi thứ, chả biết sợ là gì! Cho nên mình cứ tăng gia, tự cung, tự cấp được là tốt nhất. Tí anh ra vườn xem. Vườn tao cứ như “vườn bách thảo”, rau củ quả đủ thứ. Rau thơm, ớt, hành, tỏi...không thiếu thứ gì! Gà, cá cũng cứ phải mình nuôi mình ăn, mới yên tâm...
- Thế cho nên ông ngoài 80 mà trông vẫn khỏe. Ông có đi kiểm tra sức khỏe hay khám bệnh, thì ở đâu?
- Chú vẫn có sổ khám trên Quân y viện 108. Nhưng mỗi lần đi, ra đón xe khách, sợ lắm. Nó cứ giữa đường đỗ lấy khách, rồi phóng nhanh, vượt ẩu, luồn lách, kinh bỏ bố lên! Khéo bao năm trận mạc không chết, lại chết vì thằng tài xế ẩu! Có lần bảo nó, các cậu chạy liều thế, công an nó bắt thì bỏ mẹ! Nó bảo bố yên tâm, chúng con “làm luật” hết rồi! Đi khám ở bệnh viện địa phương thì phức tạp lắm. Có lần bà ấy ngã què tay, mấy đứa cháu nó đưa đi, mà tốn bao nhiêu tiền. Cái gì cũng tiền. Động tí là tiền! Tiêu cực lắm...
- Tình hình đâu cũng thế, chú ạ. Quê mình xem ra còn đỡ. Đời sống nhân dân khấm khá...Có nhiều nhà máy, xí nghiệp, con em làm công nhân, thu nhập vẫn cao hơn làm nông nhiều, chú nhỉ?
- Đúng là thu nhập cao hơn, nhưng môi trường ô nhiễm, khéo thành “làng ung thư” thì chết cha! Mấy cái xí nghiệp may mặc, làm bánh kẹo thì còn được. Cái nhà máy sản xuất phân bón, thức ăn gia súc, nhà máy nhuộm vải – sơi, nhà máy gạch ... gây ô nhiễm kinh khủng lắm! Nước giếng trong làng bây giờ không dùng được. Nước máy thì phải mua đắt hơn thành phố, mà nghe nói nguồn nước nó lấy từ sông lên, cũng ô nhiễm lắm...
- Đúng là môi trường có vấn đề. Cây xanh trong làng bây giờ cũng vãn rồi, chú nhỉ. Nhà nào cũng xây nhà to, kín cổng, cao tường, giống như nhà thơ nào đó viết: “Cả làng tôi là một cục bê tông”!
- Nhà chú cũng phải xây tường cao, vì thằng đằng trước nó nấu rượu, nuôi lợn, mùi xú uế xông ra chung quanh kinh lắm. Bảo nó, thì nó bảo thông cảm, vì phát triển sản xuất, thì phải hy sinh môi trường. Phía đằng sau thì nó nấu nhựa tái sinh, cũng nồng nặc, kinh lắm. Mà nước mưa, ngày xưa là nước sạch nhất, uống vào mát ruột, pha trà thì nhất. Nay không dám dùng đâu cháu ạ... Không kín cổng cao tường thì sợ trộm, kinh nhất là mấy thằng nghiện, hay bọn thua cờ bạc. Nạn cờ bạc, đề đóm ở quê bây giờ tệ lắm... Thành thử ra mang tiếng nông thôn, nhưng nhà nào biết nhà ấy, cứ ra khóa cổng, vào khóa cổng... Tình làng nghĩa xóm càng ngày càng mai một đi!
- Ra tình hình nông thôn bây giờ cũng phức tạp nhỉ. Chú có góp ý kiến gì cho đảng bộ, chính quyền không?
- Hồi mới về nghỉ, chú tích cực dự sinh hoạt, góp nhiều ý kiến lắm, nhưng chả ăn thua gì, giờ chú cũng chán. Góp gì nó cũng vâng vâng dạ dạ, nhưng rồi biết nó chỉ “vâng trước mặt, đấm cặc sau lưng”! Cán bộ, đảng viên bây giờ, càng ngày, càng tệ, nó chẳng nghĩ đến lý tưởng hay lo cho dân trước; nó chỉ bàn tính xem cái gì có tiền thì làm... Chính ra bây giờ chỉ có Hội cựu chiến binh lại là tin cậy hơn cả..
*****
Uống hết ấm trà, mình xin phép “chạy mỗi nơi một tí”... Ông dẫn ra thăm vườn thì gặp bà đang xới rau. Bà bảo:
- Chung quan người ta phun thuốc sâu, vườn mình không phun thuốc, thì sâu bọ nó sơ tán hết vào vườn nhà mình. Mắt kém, thế mà phải lọ mọ bắt sâu từ sáng đến giờ đấy anh ạ.
- Có hôm hai ông bà phải soi đèn pin bắt sâu đêm đấy.- Ông bổ sung - Cái loại sâu cắn lá, ban ngày nó chui dưới đất, ban đêm nó mới mò lên ăn. Nó chơi kiểu “du kích”, thì mình lại có biện pháp xử lý...
- Chung quan người ta phun thuốc sâu, vườn mình không phun thuốc, thì sâu bọ nó sơ tán hết vào vườn nhà mình. Mắt kém, thế mà phải lọ mọ bắt sâu từ sáng đến giờ đấy anh ạ.
- Có hôm hai ông bà phải soi đèn pin bắt sâu đêm đấy.- Ông bổ sung - Cái loại sâu cắn lá, ban ngày nó chui dưới đất, ban đêm nó mới mò lên ăn. Nó chơi kiểu “du kích”, thì mình lại có biện pháp xử lý...
*****
Chào ông bà, ra về, trên đường làng, mình cứ nghĩ vẫn vơ, cười thầm về cái câu ông nói “COI NHƯ CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA RỒI”!
Nay ông đã mất. “chủ nghĩa cộng sản” cũng đi theo ông sang thế giới bên kia. Bà không còn dựa vào lương ông, các con phải chăm nuôi. Và làng quê vẫn “rất tình hình”, như ông nói, “càng ngày càng”...
Nay ông đã mất. “chủ nghĩa cộng sản” cũng đi theo ông sang thế giới bên kia. Bà không còn dựa vào lương ông, các con phải chăm nuôi. Và làng quê vẫn “rất tình hình”, như ông nói, “càng ngày càng”...
18/1/2018
Mạc Văn Trang
Mạc Văn Trang
No comments:
Post a Comment