Monday, November 12, 2018

Phát triển đất nước kiểu “Trò mèo”



Bài này chúng ta xét tổng quan về các vấn đề kinh tế như vốn ODA, khối doanh nghiệp FDI, các tổ chức thương mại tự do. Được và mất là hai vấn đề mà bất kỳ ai làm kinh tế cũng đều phải tính tới đầu tiên. Vậy ta cùng nhau nhìn lại được và mất trong từng ấy năm mở cửa hội nhập của Việt Nam để thấy cái tài tình của đảng cộng sản với cái mô hình” kinh tế thị trường có đuôi xã hội chủ nghĩa”.
1) Vốn ODA (Vốn ưu đãi): Tại sao lại gọi là trò mèo?
Ta đặt câu hỏi là tại sao vốn ODA lại được ưu tiên chủ yếu dùng để đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng như giao thông, bệnh viện, trường học…mà không phải là dành phần lớn để đầu tư vào sản xuất hàng hóa để nâng cao nội lực của nền kinh tế đất nước? Cái này ta phải xét về bản chất của chế độ. Bản chất của chế độ là luôn thích đánh bóng bộ mặt để mị dân, tạo cái nhìn hào nhoáng cho cái vỏ bọc ở bên ngoài. Và đất nước cũng như kinh tế cũng vậy. Họ thích xây đường đẹp, cầu đẹp, cơ sở hạ tầng đẹp để tạo cái vỏ đúng chất “phồn vinh giả tạo” cho đất nước nhưng thực chất nội lực đất nước không có gì ngoài “đào lên để bán”. Nó sẽ tạo cho người dân cảm giác là: nhờ có đảng và nhà nước mà nước ta có nhiều công trình to đẹp thế, nhất nhì số má khu vực. Thế là dân hồ hởi, tự hào lắm. Mà đảng cộng sản cũng lấy nó ra để làm thành tích kể lể như kiểu anh Trọng: có bao giờ đất nước to đẹp thế này không? Quần áo đầu tóc bóng mượt mà móc túi bảy ngày chẳng có xu khỉ nào. Thêm vào đó là cái nguyên nhân không nhỏ là đầu tư vào cơ sở hạ tầng thì dễ tham nhũng hơn và thu về tiền tươi, chắc chắn hơn so với đầu tư vào sản xuất.
Khi vay vốn ODA hoặc vay tiền của các quốc gia, các tổ chức tiền tệ sẽ có rất nhiều điều kiện ưu đãi của Việt Nam dành cho nước cho vay để đổi lấy ưu đãi về vốn như: Nới lỏng thủ tục hành chính, thuế má, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp nước họ vào làm ăn ở nước ta hoặc một vài ưu đãi khác nữa. Vậy mới sinh ra cái khối doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài).
2) Khối doanh nghiệp FDI: Tại sao lại gọi là trò mèo thì nó như thế này:
Theo báo cáo mới nhất 10 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu hơn 200 tỷ USD và cán cân thương mại là 0,77 tỷ USD đưa Việt Nam thành nước xuất siêu hơn 7 tỷ USD. Con số rất đẹp để báo cáo đúng không?
Nghe là thấy kinh tế sắp hóa rồng hóa hổ đến nơi rồi. Thế nhưng hơn 70% của kim nghạch xuất khẩu lại đến từ khối doanh nghiệp FDI nó mới đau chứ lị.
Ta lại đi đến câu hỏi là Việt Nam được gì và mất gì từ doanh nghiệp FDI? Ta được thuế (không nhiều do ưu đãi thuế khi đi vay ODA), việc làm cho lao động (cái này tạm tích cực), lợi nhuận từ các ngành phụ trợ và dịch vụ còn khá thấp(mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng giá trị đầu vào sản phẩm), con số báo cáo ảo.
Ta mất gì? Môi trường, đất sống cho doanh nghiệp trong nước, thị trường, cái bẫy thị trường lao động giá rẻ, tài nguyên, và có thể là cả lãnh thổ (nhất là bọn FDI của Tàu). Nhất là ở các hiệp định thương mại tự do, sắp tới đây là CPTPP (hiệp định thương mại tự do xuyên Thái Bình Dương thì ta mất mới nhiều). Khi mở cửa hoàn toàn thị trường với thuế suất 0% thì cái ta đã đánh đổi thị trường trong nước để đổi lấy thị trường xuất khẩu. Nhưng năng lực cạnh tranh thì lại nằm phần lớn ở khối doanh nghiệp FDI chứ không phải là khối doanh nghiệp trong nước. Vậy thì ta đánh đổi thị trường của nước mình để lấy thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài là chính và thu về thêm chút thuế, việc làm, lợi nhuận phụ trợ ít ỏi còn đâu tiền về hết tay nước ngoài. Tiếp đó là còn hi sinh cả nền sản xuất trong nước có nguy cơ bị giết chết bởi vì năng lực để thay đổi, nâng cấp để tăng sức cạnh tranh là khá yếu. Điều này ta rất bất lợi. Vậy thì chung quy lại ta chỉ xuất khẩu lẹt đẹt các mặt hàng như nông sản, da giày, may mặc, thủy sản…với sản lượng thì nhiều mà tiền nhận về chẳng bao nhiêu, thua xa khối doanh nghiệp FDI. Thêm nữa là nhận về con số tăng trường ảo để báo cáo cho nó oai để mị dân. Vậy là hết.
3) Các tổ chức thương mại tự do:
Cái này tại sao lại gọi là trò mèo? Bởi vì nó là trò mèo để có được hai cái trò mèo trên.
Hội nhập này nó được cái hay là mị dân rất tốt. Họ đã, đang và sẽ nói rằng Việt Nam đang bơi ra biển lớn, hội nhập sâu rộng và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Nghe cũng nguy hiểm ra phết đấy. Họ mở cửa để thành cái gọi là kinh tế thị trường (ra quốc tế thì gọi thế, nhưng trong nước thì lại gọi là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa để mị dân ấy mà) để hội nhập.
Hội nhập để làm gì? Có cả mục đích mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng chủ yếu là đủ điều kiện để đi vay, thu hút bọn khác đến để làm ăn trên nước mình…Bơi ra biển lớn nhưng ông là con cá bé tí, ốm nhom mà cứ bơi. Mồm làm sao to mà đớp được miếng bánh to trong khi cái vé để ăn miếng bánh ấy lại giống như bọn mồm to. Thành ra được thì ít mà mất thì nhiều. Vậy là chỉ được cái tiếng hội nhập cho nó oách chứ vị thế vẫn là nước lao động giá rẻ, bãi rác của thế giới và kiếp thằng đi vay. Hết.
Trên đây là ba mảng trong một phần kinh tế của Việt Nam. Nó phản ánh một phần bức tranh mà trong đó vẽ hình đảng cộng sản đang làm xiếc kinh tế hay còn gọi là trò mèo để lòe dân. Haizz. Nhìn kỹ lại mà thấy buồn ghê nha./.

No comments:

Post a Comment