Monday, November 12, 2018

Đại biểu QH Lưu Bình Nhưỡng bị sập bẫy của Tô Lâm


Trước hết tôi xin nói đôi chút về con người Tô Lâm
Tô Lâm sinh ngày 10 tháng 7 năm 1957 tại Hưng Yên, bố là Đại tá Tô Quyền cựu giám đốc công an tỉnh Hưng Yên, trước khi nghỉ hưu là cục trưởng cục V26(nay là Tổng cục 8). Trước khi lên Bộ trưởng, Tô Lâm từng giữ chức phó Tổng cục trưởng, rồi Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh phụ trách khu vực Âu châu, rồi lên Thứ trưởng phụ trách đối ngoại.
Sinh ra trong gia đình có truyền thống mưu mô, thủ đoạn của ngành công an, từ nhỏ Tô Lâm đã học biết và thẩm thấu những điều này do người cha để lại.
Khi vào học ngành an ninh, Tô Lâm luôn tỏ ra là một sinh viên xuất sắc. Ra trường, với vị thế của người cha cùng với những mưu mô, thủ đoạn tích tụ được, nên Tô Lâm thăng tiến rất nhanh. Sau này Tô Lâm còn có người em là Tô Dũng làm doanh nghiệp sân sau. Hai anh em y nâng đỡ nhau, một kẻ làm giàu, một tiến thân theo con đường chính trị.
Sau vụ trực tiếp chỉ huy bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại CHLB Đức, uy tín và vị thế của Tô Lâm đang bị suy giảm nghiêm trọng, không biết y còn có thể giữ được ghế của mình tới hết nhiệm kỳ không.
Thứ hai, tôi xin nói đôi chút về ông Lưu Bình Nhưỡng.
Ông Lưu Bình Nhưỡng là giáo viên dạy môn luật lao động khi tôi là sinh viên Đại học Luật Hà Nội. Ông Nhưỡng có lối ăn nói khúc triết sâu sắc nhưng dễ hiểu và rất thẳng thắn.
Khi tôi biết tin ông Lưu Bình Nhưỡng trở thành Đại biểu quốc hội, tôi rất mừng vì chắc chắn sẽ có một tiếng nói thẳng thắn, chính trực trong một quốc hội mà phần lớn các đại biểu là nghị gật.
Quả đúng như vậy, qua các phương tiện truyền thông cho thấy ĐB Lưu Bình Nhưỡng rất hăng hái, tích cực trong các công việc của một vị ĐB. Trong vụ việc ở Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ông Nhưỡng tới trực tiếp để tìm hiểu và tìm cách bênh vực cho người dân.
Đặc biệt là những phát biểu của ông tại các buổi họp và tranh luận ở Uỷ ban thường vụ QH và quốc hội đều rất thẳng thắng. Hầu hết các cơ quan cấp bộ, nhiều tỉnh, thành phố đều bị ông Lưu Bình Nhưỡng giám sát các hoạt động về kinh tế, đầu tư, công tác cán bộ,… Và nêu những yếu kém, tồn tại bất hợp lý của mỗi trường hợp ra trước nghị trường và các phương tiện truyền thông đại chúng. Các sai phạm của các ngành nội chính như công an, toà án đều bị ông Lưu Bình Nhưỡng lôi ra trước nghị trường.
Tất cả những điều này làm cho nhiều quan chức ở các ngành khác nhau nóng mắt, và cay cú với ông Lưu Bình Nhưỡng, đặc biệt là Tô Lâm rất nhạy bén với tình hình này. Y suy nghĩ tìm cách ít nhất là làm mất uy tín của ông Lưu Bình Nhưỡng, và nếu thời cơ cho phép thì tình cách hạ bệ ông Lưu Bình Nhưỡng để lấy lòng các quan chức ở cách ngành khác nhau đang bị ông Nhưỡng chỉ trích.
Chúng ta đều biết rõ rằng, ngành an ninh cài cắm người của họ ở tất cả các cơ quan công quyền, toà án, viện kiểm sát các cấp, doanh nghiệp nhà nước để theo dõi và giám sát mọi diễn biến tư tưởng, hành động của các quan chức, cán bộ, công chức,… (họ gọi đó là bảo vệ chính trị nội bộ).
Thứ ba, tôi quay lại chủ đề Tô Lâm đã cài bẫy Đại biểu quốc hội Lưu Bình Nhưỡng như thế nào?
Tô Lâm đã ra lệnh cho an ninh bí mật theo dõi mọi hoạt động của ông Lưu Bình Nhưỡng. Và tất nhiên trong quá trình theo dõi hoạt động của ông, họ biết ông Lưu Bình Nhưỡng đang quan tâm và điều tra về vấn đề gì.
Lực lượng an ninh do Tô Lâm trực tiếp chỉ đạo đã yêu cầu người của họ nằm ở Viện kiểm sát tối cao chuẩn bị một báo cáo với các số liệu giả và không chính xác, sau đó chuyển báo cáo này cho ông Lưu Bình Nhưỡng. Ông Lưu Bình Nhưỡng hoàn toàn không biết người đưa cho mình bản báo cáo là người của cơ quan an ninh hoặc được cơ quan an ninh bí mật chỉ đạo. Và ông đã sập bẫy.
Ông Lưu Bình Nhưỡng hoàn toàn không có đủ điều kiện và thời gian để xác minh tính đúng đắn và chính xác của các số liệu và cả bản báo cáo. Và một phần ông cũng tin rằng bản báo do Viện KS Tối cao đưa ra hẳn phải chính xác. Ông cũng không thể biết được rằng mình đang nằm trong một kế hoạch đen tối và bẩn thỉu của Tô Lâm.
Ngay sau khi ông dùng bản báo cáo và các số liệu thống kê để chất vấn Tô Lâm về các sai phạm của cơ quan điều tra trước quốc hội. Bộ công an ngay lập tức đã kiến nghị quốc hội xử lý ông Lưu Bình Nhưỡng và tiến hành một chiến dịch truyền thông bôi nhọ ông.
Tô Lâm và Bộ công an đang vận động tích cực Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch quốc hội để tiến hành xử lý kỷ luật ông Lưu Bình Nhưỡng.
Nhưng dư luận xã hội và cộng đồng mạng đang lên tiếng một cách mạnh mẽ để bênh vực cho ông Lưu Bình Nhưỡng. Và chúng ta cần phải tiếp tục lên tiếng bênh vực cho ông Lưu Bình Nhưỡng. Không thể để cho âm ưu đen tối và độc ác của Tô Lâm và các thuộc cấp của y thành công.

No comments:

Post a Comment