Trần Nguyên Thao (Danlambao) - Hiệp Định thương mại giữa Việt Nam và EU (EVFTA) khởi đầu thương thảo từ 5 năm trước, được tách ra làm hai từ tháng 6-2018: Hiệp định thương mại FTA, và Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA. Cả hai vừa được Ủy Ban Âu Châu thông qua hôm 17-10, mở đường cho tiến trình phê chuẩn nhiều cam go vào năm sau. Hiệp định thương mại tự do FTA thuộc thầm quyền ký kết của Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu. Hiệp định bảo hộ đầu tư IPA cần sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và Nghị viện các nước thành viên.
Lập trường của Quốc Hội Liên Minh Châu Âu có thể được mô tả gọn qua lời phát biểu của Dân Biểu Werner Langen (Đức): “Quốc hội EU chúng tôi muốn ủng hộ để Hiệp Ước Thương Mại và Đầu Tư giữa Âu Châu với Việt Nam thành công, chính vì vậy chúng tôi muốn đưa ra những điều kiện tiên quyết để có sự bảo đảm về Nhân quyền, về quyền của người lao động và an sinh xã hội..."
Hiệp Định Thương mại FTA, và đầu tư IPA được kỳ vọng sẽ giúp công nhân có đời sống khá hơn cả về lương bổng và quyền lao động. Đồng thời, trong lâu dài sẽ giúp Hà Nội bớt lệ thuộc vào Bắc Kinh về kinh tế. Tất nhiên, ngoại giao sẽ đỡ phải “nhìn sắc mặt” người ngoài lấm la lấm lét, hoặc phải “đi đêm” trong thua thiệt như bây giờ.
Khi có hiệu lực hàng hóa EU không thuế và công nghệ kỹ thuật hiện đại sẽ vào Việt Nam, vì thế sẽ tăng trưởng đột phá. Theo các nghiên cứu thì, do tác động của FTA Việt Nam là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong các nước ASEAN với mức tăng 35% về xuất khẩu, 15% về GDP và 13% về lương bổng cho người lao động. [1]
Khi hàng hóa Âu châu tràn vào Việt Nam thì cũng đồng thời tạo ra một làn sóng của những mệnh phụ phu nhân cán bộ và băng đảng sân sau mua sắm mỹ phẩm, túi xách, quần là, áo lượt, cùng những đồ nội thất sang trọng trang trí cho tư gia đám tư bản đỏ lắm bạc, nhiều tiền... Đồng thời hình thành một hố sâu ngăn cách giầu nghèo rõ rệt hơn, đưa tới nhiễu loạn xã hội dễ hơn.
Tuy nhiên, để có các mối lợi, Việt Nam phải mua vật liệu của các nước trong khối EU hay những nước có hiệp ước thương mại với EU. Chủ đích điều này để ngăn cấm sản phẩm các nước không có giao dịch đưa hàng vào EU qua ngả Việt Nam.
Trong quá trinh thương thảo, phía Vc nghĩ là Liên Hiệp Âu Châu (EU) sẽ từ hiệp định thương mại ký với Việt Nam, mở đường cho một loạt thương thảo, ký kết tương tự khác với các nước khối ASEAN, nên Vc dùng “lá bài” bắt bí EU bằng cách cho nhóm cấp cao trong Cộng đảng nói năng thiếu nhất quán [2], nhì nhằng “cù cưa”, mong câu giờ nhằm thoát được các đòi hỏi của EU về bảo vệ môi trường; kiểm soát tiến trình thực thi hiệp định; và quan trọng nhất là nhân quyền, trong đó quyền lợi lao động của công nhân Việt Nam phải được tôn trọng.
FTA từng gặp rắc rối lớn do Hà Nội bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Bá Linh tháng 07-2017, đưa đến khủng hoảng ngoại giao trầm trọng. Dù cho có nguồn tin nói là Hà Nội đã “đi đêm” với Bá Linh để thu xếp ổn thỏa vụ này.
Gần đây, một nước Âu Châu khác, Cộng Hòa Slovakia, có tiếng nói về Hiệp Ước thương mại FTA và hiệp ước đâu tư IPA, lại bị truyền thông “khui” ra, Hà Nội đã lợi dụng lòng hiếu khách của nước này, mượn chuyên cơ riêng của Slovakia chở Trịnh Xuân Thanh ra khỏi khối Schengen. Việc này đã buộc Nội Các đương nhiệm của Slovakia truy tố nội vụ, tạm thời đóng băng ngoại giao với Hà Nội.
Do kim ngạch thương mại hai chiều với EU tăng hơn 12 lần, từ 4 tỷ Mỹ Kim vào năm 2000 lên trên 50 tỷ USD vào năm 2017, Hà Nội rất mong sớm có FTA để bán hàng qua 28 nước thành viên Âu Châu nhằm gom ngoại tệ, nhưng lại rất e ngại một số điểm sau đây [3]:
* Điều trớ trêu là chính ông Bernd Lange, Chủ tịch Uỷ ban Thương mại Quốc tế thuộc Quốc Hội châu Âu (INTA) - cơ quan đang nắm chìa khoá phê chuẩn FTA, lại không ngừng tranh đấu cho công nhân Việt Nam được hưởng các quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng như quốc tế nhìn nhận trong Công ước ILO và các văn kiện khác về quyền lao động; thì Ba Đình lại tìm cách chần chừ, kéo dài thời gian để hy vọng “lách” qua các đòi hỏi này [*].
* EU đòi Việt Nam phải chứng minh quyết tâm không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá.
* EU đòi Việt Nam để các tổ chức Xã Hội Dân Sự (NGO) giám sát tiến trình thực thi các cam kết của EVFTA.
Khoảng 32 năm, từ 1986, có 116 quốc gia và vùng, miền của thế giới đã đầu tư vốn FDI vào Việt Nam: lối 22.500 dự án, mang tổng vốn điều lệ hơn 293 tỷ Mỹ Kim và sử dụng khoảng hơn 2,2 triệu công nhân lao động. Nam Hàn là nhà đầu tư lớn nhất với 5.747 dự án hiệu lực, vốn điều lệ hơn 50,7 tỷ Mỹ Kim, Nhật Bản hạng nhì có 3.280 dự án, vốn điều lệ hơn 42 tỷ USD.
EU đưa ra các đòi hỏi nhằm thăng tiến dời sống người dân, nhưng Ba Đình lại tìm kế thoái thác, vì các đề xướng đó làm tổn hại đến quyền và tiền của phe nhóm họ. Vì vậy, trong quá trình thương thảo bất cứ Hiệp Định thương mại nào, Hà Nội cũng đặt mục đích trên hết là bảo vệ thể chế độc tôn, quyền lợi của đám lương dân là thứ yếu.
Việt Nam đã ký kết, thực thi, và đang đàm phán tổng cộng tới 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), nhưng dân chúng đa phần rất nghèo. Tài sản quốc gia tập trung trong tay hàng ngũ theo thứ hạng đảng viên tùy cấp độ quyền lực. Ba Đình luôn coi Dân Tộc Việt Nam như bầy nô lệ.
Oct 28
__________________________________
Chú thích:
[*] EU yêu cầu Việt Nam thông qua 3 Công ước cốt lõi còn lại của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO trước khi FTA thành hiệu lực: Công ước số 87 về quyền tự do nghiệp đoàn, Công ước 98 về quyền thương lượng tập thể, và Công ước 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức. Bộ trưởng Lao động-Thương binh-Xã hội Đào Ngọc Dung trong buổi gặp ông Bernd Lange cuối tháng 07 cho biết, Việt Nam có lộ trình phê chuẩn công ước này vào năm 2023; còn Đại sứ Việt Nam Vương Thừa Phong trước các Nghị sĩ EU lại nói sẽ hoàn tất Công ước 87 vào tháng 10/2020,
No comments:
Post a Comment