ại Hội nghị sơ kết ngành Công thương 6 tháng đầu năm 2018, diễn ra hôm 9-7, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho hay, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, việc Mỹ đánh thuế hàng Trung Quốc có thể dẫn tới nguy cơ hàng hoá nước này tràn vào thị trường Việt Nam, nhất là các mặt hàng chưa phòng vệ thương mại như đồ gỗ, dệt may, da giày.
Như vậy, xem ra đã có thể dừng bàn luận trong tu chỉnh dự luật đặc khu.
Vì sao Quảng Ninh hối thúc sớm phê chuẩn dự luật đặc khu?
Tại Hội nghị Chính phủ với các bộ, ngành và địa phương về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2018, ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đề xuất Chính phủ hoàn thiện dự thảo Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (gọi tắt là dự luật đặc khu) và đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác song phương với Trung Quốc.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh, tính thời điểm đầu năm 2018, có 63 dự án có vốn đầu tư của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án khoảng 2,11 tỷ USD, chiếm 52% tổng số dự án và 35% tổng vốn đăng ký của các dự án FDI.
Các dự án đầu tư tập trung vào các lĩnh vực: Du lịch, dịch vụ, khách sạn, dệt, công nghiệp, khai khoáng, vật liệu xây dựng, nhiệt điện… Có 11 dự án thực hiện bởi các nhà đầu tư đến từ Quảng Tây (Trung Quốc) – địa phương có đường biên giới giáp với Quảng Ninh, tiêu biểu như: Dự án khách sạn và công viên giải trí Hồng Vận của Công ty cổ phần Khách sạn Hồng Vận (vốn đăng ký khoảng 66 triệu USD); dự án xây dựng đường dẫn cầu Bắc Luân II của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đắc, tổng số vốn đầu tư khoảng 19,2 triệu USD. Tập đoàn Khâm Hải của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đang xúc tiến xây dựng một bệnh viện tại Móng Cái.
Từ đầu tháng 6-2018, tỉnh Quảng Ninh chính thức mở cửa biên giới cho các loại xe hơi từ 5 đến 7 chỗ ngồi từ Trung Quốc được tự do lưu thông vào Việt Nam với thời hạn lưu trú không quá 5 ngày.
Với diện mạo như hiện nay, việc Quảng Ninh hối thúc sớm phê chuẩn dự luật đặc khu cũng không lạ, vì huyện đảo Vân Đồn nằm trên tuyến đường trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, ASEAN – Trung Quốc; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang một vành đai kinh tế Việt – Trung”; hành lang kinh tế Nam Ninh – Singapore và khu vực hợp tác liên vùng vịnh Bắc bộ mở rộng. Đồng thời, Vân Đồn cũng nằm trong quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ, tam giác phát triển Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và trong chuỗi đô thị quan trọng của vùng Đồng bằng sông Hồng, lên Tây Bắc qua Lạng Sơn, với phía Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông).
Arcadis & Callison RTKL của Trung Quốc là tác giả của “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch chung xây dựng cho Khu kinh tế Vân Đồn theo định hướng là đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”.
Thế nhưng đó là câu chuyện của thời gian trước ngày 6-7-2018.
Sức ép khủng khiếp khi hàng Trung Quốc tràn sang Việt Nam
Cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới bắt đầu sau 0h sáng 6-7 (giờ Mỹ) khi quyết định áp thuế của Mỹ với 34 tỉ USD hàng Trung Quốc chính thức có hiệu lực.
Hàng hóa Trung Quốc gặp khó khăn ở thị trường Mỹ sẽ là cơ hội để các nước khác – trong đó có Việt Nam – xuất khẩu vào Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm cách xuất khẩu sang các nước khác, trong đó có Việt Nam.
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, là thị trường mà Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng là đối tác đầu tư lớn thứ 8 của Việt Nam, với trị giá đầu tư khoảng 11-12 tỷ USD.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh lo ngại, việc Mỹ đánh thuế với hàng Trung Quốc sẽ dẫn tới nguy cơ các sản phẩm của Trung Quốc tràn ngập thị trường nội địa Việt Nam. “Chúng ta đã áp dụng thuế tự vệ với thép, phân bón. Một khi dệt may, đồ gỗ, da giày của Trung Quốc bị chặn đường xuất khẩu sang Mỹ, họ sẽ đẩy mạnh xuất sang Việt Nam, liệu chúng ta có dễ dàng ngăn chặn không?”, Bộ trưởng đặt câu hỏi tại Hội nghị giao ban trực tuyến sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm diễn ra sáng 9-7.
Một doanh nghiệp ngành dệt may bày tỏ lo ngại khi vào được Việt Nam, hàng Trung Quốc có thể không chỉ dừng lại ở việc cạnh tranh với hàng Việt, mà sẽ tìm cách “núp danh” thương hiệu “made in Vietnam” để xuất sang Mỹ. Ghi nhận tại chợ đầu mối rau của quả Thủ Đức, Sài Gòn, lâu nay nông sản Trung Quốc đội lốt Đà Lạt rất nhiều, nhưng không phải do Trung Quốc làm, mà chính nhiều doanh nghiệp Việt Nam buôn bán chụp giựt đã làm việc đó.
Cũng khó trách. Do muốn đưa hàng sang Việt Nam dễ dàng, doanh nghiệp Trung Quốc bằng mọi cách đã hạ giá, nhiều mặt hàng rẻ hơn hàng Việt 30-40%. Nhìn thấy lợi ích này, nhiều doanh nghiệp Việt đã ồ ạt nhập hàng Trung Quốc về Việt Nam bán kiếm lời. Thậm chí vì cái lợi trước mắt, không tránh khỏi việc doanh nghiệp Việt sử dụng hàng Trung Quốc đội lốt Việt Nam để xuất qua Mỹ. Nếu phát hiện, chắc chắn Mỹ sẽ áp thuế hoặc nghiêm trọng hơn là cấm nhập.
Hàng hóa từ Trung Quốc sẽ được thêm cơ hội thống lĩnh thị trường Việt Nam khi có thêm nhiều kho hàng ngay tại cửa ngõ biên giới – nói như đốc thúc của ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh – một Trọng Thủy của thế kỷ XXI: Chính phủ cần rốt ráo ban hành luật đặc khu và đẩy nhanh xây dựng khu hợp tác song phương với Trung Quốc./.
No comments:
Post a Comment