Tuesday, June 5, 2018

Các “siêu” dự án ven biển miền Trung của FLC gây lo lắng

RFA-2018-06-04    
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết (áo sơ mi trắng bìa phải) trong chuyến khảo sát thực địa khu vực Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư khu phức hợp du lịch, dịch vụ ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết (áo sơ mi trắng bìa phải) trong chuyến khảo sát thực địa khu vực Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư khu phức hợp du lịch, dịch vụ ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt.Courtesy: Ảnh chụp màn hình quangtri.gov.vn
Tập đoàn FLC, một tập đoàn được cho là phát triển nhanh như vũ bão trong vòng một thập niên qua, đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài vào các dự án của tập đoàn này, chủ yếu là những dự án dọc 14 tỉnh ven biển miền Trung. Tuy nhiên, dư luận lại quan ngại về nhiều hệ lụy từ các dự án của FLC.

Phát triển thần tốc

Tập đoàn kinh doanh bất động sản FLC chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam vào năm 2008, trụ sở chính ở Hà Nội. Tiền thân của FLC là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Đầu tư Trường phú Fortune, với vốn điều lệ 18 tỷ đồng. Tính đến tháng 10 năm 2017, Công ty Quản lý quỹ Unicap định giá Tập đoàn FLC 9 tỷ đô la Mỹ. Cuối năm ngoái, Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết được xếp hạng là người giữ vị trí giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam trong năm 2017.
Các dự án nổi bật của Tập đoàn FLC như Quần thể du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, khánh thành năm 2015; Quần thể sân golf, resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển Liên Hiệp Quốc, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đánh giá về hiệu quả kinh tế của các dự án vừa nêu:
“Tập đoàn FLC cho đến nay những dự án họ đầu tư đều đem lại những kết quả rất tích cực. Ví dụ, dự án ở Sầm Sơn thì thay đổi hẳn hình ảnh của Sầm Sơn và hiện nay khách du lịch đến đó đông vô kể và làm cho khả năng thu hút khách du lịch của tỉnh Thanh Hóa tăng lên rất rõ rệt. Tương tự như vậy là dự án ở Quy Nhơn. Hiện nay, dự án ở Quy Nhơn lớn đến mức mà số khách du lịch đến đó cần phải tăng thêm các chuyến bay. Và vì vậy, Tập đoàn FLC đã lập ra một hãng hàng không gọi là Bamboo Airlines (Hãng hàng không Tre Việt) để chuyên chở khách và họ đang kết nối với Thái Lan để chuyển khách quốc tế từ Thái Lan đi đến những chỗ đó.”
Tôi xin đánh giá thuần túy từ mặt kinh tế đối với các địa phương thì tôi thấy tác động như vậy đối với các địa phương là tích cực và việc các địa phương mong muốn thu hút FLC đến đầu tư và thu hút khách du lịch là điều có thể hiểu được. Và một điểm đáng lưu ý nữa, du lịch được coi như một trong các ngành mũi nhọn của Việt Nam, cho nên việc phát triển du lịch và hoạt động của FLC như vậy có lẽ cũng là một điều có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế của Việt Nam
-Tiến sĩ Lê Đăng Doanh
Là một trong 10 tập đoàn đầu tư bất động sản hàng đầu tại Việt Nam, truyền thông trong nước cho biết Tập đoàn này đã và sẽ có tổng cộng 11 dự án ven biển ở 14 tỉnh miền Trung. Tập đoàn FLC được ghi nhận là doanh nghiệp mà lãnh đạo địa phương đặc biệt ưu ái, trải thảm đỏ gọi mời đầu tư cho những “siêu” dự án ở các vị trí đắc địa, có thể kể tên một số dự án bao gồm Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quảng Bình, với diện tích hơn 1900 héc-ta ở hai xã Hải Ninh và Hồng Thủy  Quần thể du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái FLC Bình Châu-Lý Sơn, Quảng Ngãi với tổng diện tích lên đến 3.890 héc-ta. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận giao cho Sở Kế hoạch-Đầu Tư nghiên cứu hồ sơ đề xuất đầu tư dự án Khu đô thị nghỉ dưỡng sinh thái và sân golf FLC Bình Thuận 1 với quy mô 300 héc-ta tại xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân và báo cáo trước ngày 15 tháng 6 tới đây. Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, hồi cuối tháng 5, cũng có chuyến khảo sát thực địa khu vực Tập đoàn FLC dự kiến đầu tư khu phức hợp du lịch, dịch vụ ven biển Cửa Tùng-Cửa Việt, với tổng diện tích 1000 héc-ta để xây dựng các hạng mục sân bay, sân golf, khu resort…
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra nhận định của ông về sự nồng nhiệt của chính quyền địa phương các tỉnh miền Trung chào đón Tập đoàn FLC đến đầu tư là lẽ đương nhiên, qua hiệu quả kinh tế mà điển hình là hai dự án ở Sầm Sơn và Quy Nhơn. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói với RFA:
“Tôi xin đánh giá thuần túy từ mặt kinh tế đối với các địa phương thì tôi thấy tác động như vậy đối với các địa phương là tích cực và việc các địa phương mong muốn thu hút FLC đến đầu tư và thu hút khách du lịch là điều có thể hiểu được. Và một điểm đáng lưu ý nữa, du lịch được coi như một trong các ngành mũi nhọn của Việt Nam, cho nên việc phát triển du lịch và hoạt động của FLC như vậy có lẽ cũng là một điều có tác động tích cực đến hoạt động kinh tế của Việt Nam.”

Quan ngại hệ lụy

Bên cạnh những nhận xét tích cực về hiệu quả kinh tế của các dự án mà Tập đoàn FLC mang lại cho địa phương nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, như của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Đài Á Châu Tự Do ghi nhận cũng có không ít ý kiến thắc mắc về hàng loạt các dự án của Tập đoàn FLC tập trung tại những khu vực biển miền Trung Việt Nam. Câu hỏi mà dư luận đặt ra vì sao Tập đoàn FLC có thể tiến hành thâu tóm và thực hiện các dự án một cách nhanh chóng, kể cả việc chính quyền địa phương của tỉnh Quảng Ngãi sẵn sàng ứng trước ngân sách khỏang 500 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng cùng với 12 công văn hoả tốc trong vòng 45 ngày cho dự án ở Bình Châu-Lý Sơn? Nỗi lo lắng của dư luận về hệ lụy từ các dự án này sẽ nghiêm trọng đến mức nào khi Chủ tịch Tập đoàn FLC, ông Trịnh Văn Quyết tuyên bố tại một hội thảo diễn ra ở Nhật Bản, hồi năm ngoái rằng FLC có thể chuyển nhượng cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Chúng tôi nêu vấn đề với Thạc sĩ Hoàng Việt, chuyên gia nghiên cứu biển Đông của Việt Nam, về mối quan ngại an ninh quốc gia trong trường hợp các khu vực biển miền Trung nằm trong những dự án của FLC được chuyển nhượng cho tập đoàn nước ngoài sở hữu và quản lý. Thạc sĩ Hoàng Việt nêu lên ý kiến cá nhân của ông:
Khi người Pháp tấn công vào Việt Nam năm 1858 thì họ tấn công từ phía biển. Cho nên Việt Nam đối với chiều dài cả 3000km bờ biển thì có rất nhiều nơi gọi là phương yếu và quan trọng. Hải cảng Cam Ranh chẳn hạn, một hải cảng hết sức quan trọng và có vị trí chiến lược không chỉ của Việt Nam mà có tác động lớn trong khu vực. Thế thì phải xem tùy thuộc vào khu vực biển nào. Thứ hai nữa, khu vực biển mà nếu nước ngoài quản lý thì họ kiểm soát cái gì?
-Thạc sĩ Hoàng Việt
“Khi người Pháp tấn công vào Việt Nam năm 1858 thì họ tấn công từ phía biển. Cho nên Việt Nam đối với chiều dài cả 3000km bờ biển thì có rất nhiều nơi gọi là phương yếu và quan trọng. Hải cảng Cam Ranh chẳn hạn, một hải cảng hết sức quan trọng và có vị trí chiến lược không chỉ của Việt Nam mà có tác động lớn trong khu vực. Thế thì phải xem tùy thuộc vào khu vực biển nào. Thứ hai nữa, khu vực biển mà nếu nước ngoài quản lý thì họ kiểm soát cái gì? Thật sự, tôi cũng nghe thông tin các tập đoàn như FLC có thể gây ảnh hưởng rất nhiều. Tuy nhiên khoan hãy nói về vấn đề an ninh, vì cần phải có thông tin đầy đủ mới có thể nói được. Nhưng, ngay vấn đề quan trọng đầu tiên là ở Việt Nam bây giờ liên quan đến sở hữu đất đai và giải tỏa đất đai để làm dự án. Qua đó cho thấy vấn đề về dân sinh, làm sao khi giải tỏa họ vẫn có cuộc sống bình thường thì chương trình đó bị đảo lộn rất nhiều và điều này ảnh hưởng đến kinh tế-chính trị-xã hội của Việt Nam.”
Vào ngày 4 tháng 6, báo giới quốc nội cho biết Tập đoàn FLC lần đầu tiên tổ chức một hội thảo ở thủ đô Washington, Hoa Kỳ trong ngày 25 tháng 6 tới đây, với sự tham dự của 400 khách mời để kêu gọi đầu tư nước ngoài cho các dự án của tập đoàn này, trong đó có hơn 50 dự án với tổng diện tích gần 9000 héc-ta dọc bờ biển của Việt Nam. Trong năm 2017, Tập đoàn FLC cũng tổ chức hội thảo tương tự tại Singapore, Nhật Bản và Nam Hàn.

No comments:

Post a Comment