Thursday, December 7, 2017

Trạm Thu Phí và “Lú Lẫn”

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Trong mấy ngày qua câu chuyện thời sự về việc phản kháng của các tài xế ở trạm thu phí BOT ở Cai Lậy, Tiền Giang, trở nên nóng bỏng.

Trên mọi phương truyền thông, mọi người dân đều quan tâm, bày tỏ ý kiến về chuyện thời sự này mà quên ngay đi mất chuyện ông Phó Tiến sĩ đưa ra công trình nghiên cứu cải cách tiếng Việt. Đương nhiên nhà nước ta cũng chả còn quan tâm đến ông PTS vì phải tập trung tư tưởng, họp bàn tìm biện pháp đối phó với sự việc. Một sự phản kháng rất lạ lùng, không nước nào trên thế giới có thể tưởng tượng được, dùng tiền lẻ để phản kháng lại bạo quyền. Một sự phản kháng chống lại những bất công, những chính sách chỉ áp đặt, đè đầu đè cổ người dân đen của đảng Cộng sản. Nếu không giải quyết, lúc đầu chỉ là ngọn lửa nhỏ sau đó lan ra một diện rộng hơn, một điều đảng CSVN không bao giờ muốn xẩy ra trong đất nước “đảng đặt đâu, dân ngồi đó”. Đảng và nhà nước phải bù đầu đối phó một chuyện xẩy ra ở một địa phương nhỏ so với cả nước. Trong cái đầu tối tăm của đảng gọi là bù đầu nhưng chỉ phải chọn một trong hai biện pháp: xoa dịu hay tăng sức mạnh đàn áp của công an? Xoa dịu chờ dư luận lắng xuống rồi tìm cách đánh lẻ, bắt lẻ những người đảng và nhà nước đã chấm điểm là kẻ bị giật dây, kẻ gây rối (đã có báo cáo công an một số xe ở tỉnh khác cũng chạy đến tham gia chiến dịch “tiền lẻ”... Hay bí bô nhà nước pháp quyền, đảng đặt đâu dân phải ngồi đó, chống lại thì chẳng lẽ lực lượng công an hùng hậu, tốn bao nhiêu tiền để nuôi nấng, chỉ để làm kiểng cho vui trong “vụ cỏn con” này à? Cuối cùng, không có gì lạ, sau khi họp tới họp lui, lãnh đạo cao nhất của đảng nhà nước cũng chịu lùi một bước, dừng thu phí tại trạm Cai Lậy. Và đương nhiên các tài xế sau những ngày phải vất vả tính toán tiền lẻ, tiền chẵn, cùng chờ nối đuôi trước trạm thu phí, đã xuống đường ăn mừng thắng lợi đầu tiên. Sự hy sinh thời gian, tiền bạc và đôi khi còn bị bạo hành nên đấu tranh với bạo quyền Cộng sản, dù một chiến thắng nhỏ nhoi cũng đáng trận trọng và ghi nhớ. Trước mắt vẫn còn nhiều điều, rất nhiều điều còn phải đấu tranh vì trạm chỉ TẠM THỜI ngưng chứ chưa chịu dời hay loại bỏ. 

*****

Một câu chuyện thời sự về đấu tranh cho lẽ phải của các tài xế ở Cai Lậy, tưởng chừng như không phải là chuyện dính dáng gì đến y tế, nhất là lãnh vực bệnh tâm thần, bệnh Lú Lẫn. Đương nhiên về bệnh Tâm Thần, nhất là bệnh Tâm Thần trong giới lãnh đạo đảng Cộng sản Việt nam, người có nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ cao không ai khác là bác sĩ Lương Tâm. Sau đây là phỏng vấn của Phóng viên với BS Lương Tâm về câu chuyện thời sự “trạm thu phí” và bệnh Lú Lẫn. 

- Xin chào BS Lương Tâm. Tuy còn ba tuần nữa mới đến ngày giáng sinh nhưng trên các thành phố ở VN đã bước vào mùa giáng sinh. Trong không khí yên lành, mát mẻ của ngày cuối năm, mọi người đều vui vẻ đi mua sắm tại các cửa hàng trang trí lộng lẫy, tấp nập người qua lại. Hôm nay chúng ta tạm gác chương trình “Chăm sóc sức khoẻ tâm thần của lãnh đạo đảng CSVN”. Để thay đổi, tránh sự nhàm chán chỉ thuần về y khoa, chúng ta bàn về chuyện thời sự. Qua các chuyện này thử phân tích xem y tế có vai trò như thế nào về sức khoẻ tâm thần. Trước hết xin BS nói sơ lược lại về bệnh Lú Lẫn. 

- Ta thường có thói quen gọi là bệnh nhưng đúng ra “Lú Lẫn” (Dementia) là một hội chứng thường thấy ở tuổi già, trí nhớ lẫn lộn, hỏi rồi quên, quên rồi hỏi lại, lập đi lập lại trong thời gian ngắn; cũng như thay đổi suy nghĩ, hành vi... Tương tự như các hội chứng khác, thí dụ như hội chứng ho, hội chứng Lú Lẫn do nhiều bệnh thần kinh gây ra, thông thường do bệnh Teo Não (Alzheimer, AD). 

Như ta biết, con người sau tuổi 25 đến 30, tế bào thần kinh không còn sinh sản, tương tự như đến tuổi trưởng thành 18, 20, ta không còn phát triển chiều cao. Khi tế bào thần kinh chết đi do già nua, bệnh tật, nó sẽ không được thay thế vì thế trí nhớ con người bắt đầu suy giảm. Tuy nhiên tư duy con người vẫn phát triển sau tuổi trưởng thành do tế bào thần kinh liên kết, truyền tin với nhau tốt hơn nhờ quá trình học tập, rèn luyện sự suy nghĩ. Phát triển tư duy cũng cần tế bào thần kinh khoẻ mạnh, được cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ… tương tự như ta ăn uống, tập thể thao cho cơ thể nở nang. 

Bệnh Teo não AD, một bệnh chính dẫn đến hội chứng Lú Lẫn, người ta vẫn không rõ nguyên nhân và hiện nay không có cách chữa trị. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi nhưng những người trẻ tuổi, xác suất it́ nhưng vẫn có thể bị. Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, những người vận động trí não thường xuyên như người tập thể thao đều đặn, sẽ giảm thiểu việc mất trí nhớ, bệnh AD. Ngoài thức ăn như dầu cá omega 3s, vitamin D, B12... tập thể thao trí tuệ như học ngoại ngữ mới, giải câu đố, tìm tòi khám phá về lich sử, khoa học... cũng rất quan trọng. Không nên quên thức ăn chính cho tế bào não là Oxy trong máu nên giữ huyết áp tốt, máu không bị mỡ, vận động trí tuệ đưa dưỡng chất tiếp tế cho não… Ở Nhật người ta bán máy cho người già tập làm lại toán cộng, trừ, nhân, chia, giãi đáp câu đố... để làm chậm tiến trình lão hóa não bộ. 

- Thưa Bác sĩ, TBT nhà ta thường được gọi là Trọng Lú và ông ta cũng thích được gọi như thế. Theo phân tích của BS TBT có bị lú lẫn không?

- Ông ta vì vai vế TBT, ngần ngại nên không dám để tôi khám và định bệnh chính xác. Tuy nhiên theo các biểu hiện như lời nói “Trăm năm nữa cũng chả thấy XHCN đâu!”,… đang trên đường tiến tới XHCN mà nói sẽ chả thấy đâu cả... Rồi không thèm quan tâm đến ngoại giao, bang giao quốc tế gì, reo lên như em bé "lò nóng rồi, củi khô củi ướt đều cháy cả", nhưng nhìn quanh quẩn cũng không thấy lò củi nào đâu … Chủ nghĩa Mác Lê thế giới đã vứt vào thùng rác, thế mà mắt rướm lệ, nghẹn ngào tiếc thương cách mạng tháng mười… Qua bao nhiêu hành động, lời nói, không cần tôi, một người có cái đầu bình thường cũng nghĩ ra TBT có vấn đề về tâm thần. 

- Trở lại chuyện thời sự "trạm thu phí Cai lậy", điều gì khiến BS có sự liên quan gì đến “Lú Lẫn”?

- Hà... hà... Đây là liên quan thú vị. Khi tôi đọc tin, biết người tài xế tính toán trả tiền như thế nào khiến người thâu tiền vò đầu bứt tai để tìm tiền thối lại cho "đúng luật". Tài xế rất thông minh, rất smart. Thí dụ khi phải trả phí 25 ngàn, họ phải tính toán đưa bao nhiêu tờ mấy ngàn, bao nhiêu tờ 10 ngàn… mục đích để tạo khó khăn nhất cho người thối tiền lẻ. Tính toán kiểu này mấy ông Tây, bà Đầm ở Mỹ, Anh, Pháp chắc chắn chịu thua. Tính toán tiền lẻ, tiền chẵn như thế là một cách tập thể thao trí tuệ. Những người tài xế tham gia phản kháng thường xuyên cũng như uống bao nhiêu viên dầu cá omega 3, nên quá trình lão hoá não sẽ giảm thiểu rất nhiều. Riêng với người đầu tiên phát huy cách phản kháng này tôi nghĩ ông ta xứng đáng với bằng tiến sĩ, vì có công nghiên cứu xử dụng tiền lẻ một cách độc đáo và hữu hiệu nhất trên thế giới. 

- À thì ra thế... liên quan hoạt động trong xã hội ảnh hưởng sức khoẻ tâm thần. Ông TBT nhà ta đâu có hoạt động trí não nhiều, suy nghĩ theo khuôn Mác Lê, hay khuôn của Tàu... Thế sao mà không lú với lẫn. 

Trước khi chia tay BS, xin hỏi thêm BS về một chuyện thời sự khác. Chuyện ông PTS Bùi Hiền đề nghị cải cách chữ quốc ngữ?

- PTS Bùi Hiền có công nghiên cứu về chữ quốc ngữ mà rất nhiều người khác đã làm. Tôi không trong lãnh vực nghiên cứu này nên không có ý kiến về chuyên môn. Tôi chỉ đưa ý kiến về việc nghiên cứu. Việc nghiên cứu theo tôi đầu tiên phải nghĩ đến là việc đưa ra có thể thực thi được hay không, thời gian cần bao lâu, tốn kém cho quốc gia như thế nào?... Đây là điều phức tạp ảnh hưởng đến hàng triệu triệu người nên đòi hỏi rất nhiều người góp sức, không thể theo ý kiến một cá nhân. Riêng việc nghiên cứu của tôi về “sức khoẻ tâm thần của lãnh đạo CSVN” là việc it́ tốn kém, có lợi cho đất nước nếu mọi người dân cùng nhìn ra vấn đề. Tôi sẵn sàng đón nhận mọi góp ý để “tâm thần lãnh đạo dảng CSVN” được cải thiện. 

- Xin cám ơn BS. Chúc BS một mùa giáng sinh vui vẻ. 

- Chúc Phóng viên và các bạn đọc mùa giáng sinh, một năm mới vui vẻ haṇh phúc. Nếu có điều gì không được như ý trong cuộc sống, hãy cười. Cười luôn là thuốc bổ cho sức khoẻ. 

5/12/2017

No comments:

Post a Comment