Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Vào trung tuần tháng 11 sắp tới đây, hội nghị thượng đỉnh về kinh tế khu vực châu Á Thái Bình Dương gọi tắc là APEC sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, dù không cần thiết phải đích thân tham dự hội nghị này, khẳng định ông sẽ đến tham dự và sẽ có cuộc gặp gỡ tay đôi với lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình cũng như với Thủ tướng (TT) Nhật tại Đà Nẵng.
Nếu đúng là như vậy thì hội nghị APEC kỳ này tập trung đủ mặt lãnh đạo siêu cường mà ít hay nhiều, là những quốc gia đang can dự ngày một sâu rộng hơn vào tranh chấp lãnh hải tại biển Đông. Trong sự tranh chấp tại biển Đông này, khúc biển miền Trung Việt Nam dọc Đà Nẵng-Cam Ranh sẽ là đoạn biển yết hầu chiến lược vô cùng quan trọng. Quốc gia siêu cường nào kiểm soát được đoạn biển này sẽ dễ dàng kiểm soát toàn bộ hải vận và đa phần lãnh hải vùng biển Đông.
Vào hai năm trước đó, phía Nhật đã tỏ ra quyết tâm hiện diện Hải quân tại Cam Ranh nếu cần thiết.
Tàu chiến Hoa Kỳ cũng ồ ạt viếng thăm Cam Ranh trong đầu năm nay, trong đó, bao gồm luôn cả sự hiện diện của Thượng Nghị Sĩ John McCain tại cảng quân sự này. Hoa Kỳ cũng loan báo sẽ trao tàu chiến USCGC Morgenthau cho Việt Nam theo chương trình bán vũ khí thặng dư. Hoa Kỳ cũng đang tính mở rộng các khóa đào tạo phi công cho Việt Nam để tiến đến trang bị các loại phi cơ oanh kích dư thừa cho Việt Nam, trong đó có thể có cả F-16.
Bất luận là những dự tính hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ, Nhật và Việt Nam có được suôn sẻ hay không thì những dự tính này cũng ảnh hưởng đến hậu trường đấu đá bên trong nội bộ đảng CSVN. Điều dễ thấy là Trương Quang Nghĩa đã nhanh chóng được đề bạt thay cho Nguyễn Xuân Anh ở chức bí thư Đà Nẵng trong vội vã, một tháng trước khi hội nghị OPEC diễn ra.
Nghĩa xuất thân từ quân đội ngành công binh, có anh trai của mình là thượng tướng Trương Quang Khánh, thứ trưởng bộ QP. Khánh chỉ mới về hưu vào năm 2016. Đưa Nghĩa ra trấn ở Đà Nẵng, CSVN muốn nhắn gởi đến Hoa Kỳ một thông điệp là đã có tâm lý sẵn sàng đẩy mạnh cơ sở hạ tầng quân sự ở Đà Nẵng để thích nghi cho sự hợp tác quân sự sâu rộng hơn đối với Hoa Kỳ. Bất luận là Nguyễn Xuân Anh có sai phạm hay không có sai phạm, đưa Nghĩa ra Đà Nẵng cũng khiến bộ Chính Trị (CT) yên tâm hơn.
Nếu đúng là như vậy, thì vây cánh gốc Đà Nẵng của TT Nguyễn Xuân Phúc đang mạnh dần lên do tác động hợp tác quân sự từ phía Hoa Kỳ; có nghĩa là, mối liên hệ quân sự Việt Mỹ càng sâu rộng bao nhiêu thì quyền lực của Phúc trong đảng sẽ càng tăng bấy nhiêu. Phúc có thể sẽ là người thay thế TBT Trọng khi cần thiết để cuộc hợp tác quân sự Mỹ Việt không bị trắc trở.
Nhìn về phương Bắc, xem chừng chẳng còn ai trong bộ CT đấu nổi Phúc.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh bất chấp công pháp quốc tế đã khiến TBT Trọng hiểu rõ mình hết khả năng thúc đẩy uy tín chính trị trên trường quốc tế. Lãnh đạo Đức thừa hiểu sự bắt cóc này là tuân theo lệnh của TBT Trọng chứ không phải là lệnh từ TT Phúc. Dưới ánh mắt của Hoa Kỳ và thế giới sau vụ bắt cóc, TT Phúc bỗng nhiên được nhiều kỳ vọng về chữ tín hơn là Trọng. Trọng bị đuối lý về công pháp sau vụ bắt cóc Thanh làm đảng bị mất mặt thì Đinh Thế Huynh và đàn em Bắc Kỳ đảng tịch của mình khó bề mà được Hoa Kỳ hậu thuẫn về quyền lực. Vụ Yên Bái cũng đang làm TBT Trọng bị lúng túng: Em trai bà bí thư Trà do Trọng cất nhắc xây một dinh thự lộng lẫy gây tai tiếng làm Trọng bị mất mặt.
Hơn nữa, vây cánh đảng tịch sau lưng Trong đang làm đảng và công khố ngân quỹ quốc gia nợ nần ngập đầu nên cần Phúc đi ăn nói xin xỏ để có thêm ngoại viện. Xem ra, sớm hay muộn gì thì phe đảng tịch Bắc Kỳ cũng sẽ phải đầu hàng Phúc - nhất là khi con chim đầu đàn như Đinh Thế Huynh lại đang lâm bệnh.
Trần Đại Quang thì quyền uy trong đảng đã bị tiêu hao quá nhiều.
Không hiểu vì lý do gì mà Quang chỉ mới vắng bóng trước công chúng để dưỡng bệnh chưa đầy ba tuần thì báo chí trên mạng rao ầm lên làm Quang hết đường cựa quậy, tự nhiên trở thành "Lê Ngọa Triều."
Em của Quang dù còn tại vị bí thư ở Thái Nguyên nhưng uy thế của hai anh em trong bộ CT đã bị mờ nhạt hẳn. Vụ bắt cóc Thanh dù có thể là do Tổng Cục II tiến hành nhưng bên Công An vẫn là nghi phạm lớn nhất khiến Quang cũng bị vạ lây trên trường quốc tế. Hơn nữa, giờ phúc này, Hoa Kỳ cần phe quân đội trong đảng mạnh lên hơn là cần phe Công an nên Quang khó kiếm được hậu thuẫn chính trị của Hoa Kỳ cho mai này.
Cho nên, nhìn đi nhìn lại, Phúc chắc sẽ là thủ tướng đầu tiên chộp được cái ghế TBT khỏi bàn tay phe cánh đảng tịch Bắc Kỳ, trừ phi Phúc bị ăn đạn bất ngờ như vụ Yên Bái.
Còn ở phương Nam, Nguyễn Thiện Nhân tuy là bí thư Sài Gòn nhưng chắc sẽ hậu thuẫn Nghị vì Nhân chẳng ngu dại gì vác họa vào thân, đi gây với gia đình Ba Dũng ở phương Nam. Nhân tham danh nhưng muốn an phận nên đang ngắm chức Chủ Tịch Nước ngồi chơi xơi nước. Hơn nữa, Nhân tuổi cũng đã cao, chắc gì được ngồi lại bộ CT. Vì vậy, Phúc khỏi phải lo Nhân tranh giành chức TBT của mình.
Chủ Tịch QH Ngân thì đầy tham vọng nhưng dốt đặc lá me, lại yếu thế lực, cần Phúc giúp đỡ hậu thuẫn về đường dài nên cũng không muốn gánh chức TBT mà rồi giành giật với Phúc.
Như vậy, nhìn về phương Nam, nay chỉ còn có mỗi hai cha con Nguyễn Tấn Dũng là Phúc cần phải lo.
Con của Dũng là Nghị đang làm bí thư Kiên Giang, ngồi chắc ghế không bị đả động gì trong hội nghị Trung Ương 6 vừa qua.
Từ trên xuống dưới ở tỉnh Kiên Giang hiện nay đều là tay chân thủ hạ của Ba Dũng nên Phúc rất khó bơi móc mà hại Nghị. Phúc cố đưa vụ quản lý đất tồi tệ ở Phú Quốc lên trên khắp mặt báo mong đá Nghị nhưng xem ra chẳng ăn thua. Trọng cũng ráng giúp Phúc bằng cách thẳng tay tử hình cựu giám đốc ngân hàng Ocean Bank Nguyễn Xuân Sơn nhưng cũng chỉ là hành động giận cá chém thớt. Hai cha con Ba Dũng tuy có thu nhỏ nhưng bình an như vậy.
Điều mà Phúc lo lắng là Nghị rất dễ lấy được hậu thuẫn chính trị từ phía Hoa Kỳ y như Phúc vậy. Bờ biển Kiên Giang ở phía Nam cũng là phần biển quan trọng để bảo vệ tự do hàng hải; và Hoa Kỳ cũng không muốn thấy ai làm lãnh chúa Kiên Giang ngoài gia đình Ba Dũng, vốn đã có mối dây liên hệ tín cẩn với Hoa Kỳ từ lâu. Kiên Giang là lá chắn cho Singapore mà hai cha con Ba Dũng đã liên hệ hợp tác với Singapore rất sâu về kinh tế từ lâu.
Tại Trung Ương, phe quân đội ở miền Trung và miền Bắc có thể không ưa hai cha con Ba Dũng nhưng vây cánh tướng lãnh ở phương Nam và các vùng Cao-nguyên Trung phần lại ủng hộ Ba Dũng nên quân đội muốn giúp Phúc đá Nghị hại Dũng cũng không thể thành.
TBT Trọng thật ra không dám hại Dũng một cách công khai, một phần vì sợ binh biến tắc loạn ở phương Nam, phần còn lại là sợ chính Ba Dũng đưa chuyện xấu tham nhũng của chính mình ra.
Dũng nắm bộ Công an trên 10 năm mới đến tay Trọng, chuyện Trọng mánh mung tham nhũng chạy chọt quyền chức nịnh hót TBT Nông Đức Mạnh như thế nào để rồi từ một anh viết văn kiện xoàng trở thành lãnh đạo đảng, Ba Dũng đều nắm rõ hết, chẳng sót sai một chi tiết.
Khi mà TBT Trọng già yếu nghỉ hưu, Nghị sẽ có cơ hội tung sức tiền tài thâu tóm quyền lực, thực hiện mộng không thành của cha mình, là người miền Tây đầu tiên trở thành TBT- trả lại cái hận cha mình bị Phúc đá đít văng ghế ê chề ngày trước.
Phe quân đội và TC II, trừ phi tiến hành đảo chánh đảng, dù muốn dù không, vẫn thừa nhận núp bóng gia đình Ba Dũng thì chắc ăn; do có thể tham nhũng hối lộ, quyền lợi tiền tài thông thả hơn so với đứng dưới trướng Phúc. Phúc vốn bị chê bai là có máu bo bo dè xỉn với đàn em.
Khi quyền lực chính trị được tranh giành bằng họng súng và thế lực băng đảng tiền tài thay vì là bằng lá phiếu bầu dân chủ từ người dân như ở Hoa Kỳ chẳng hạn, thì thanh trừng thanh toán nhau là điều phải xảy ra - "thà là mày chết còn hơn tao chết.” Tập Cận Bình chiến thắng vây cánh Chu Vĩnh Khang Bạc Hy Lai Từ Tài Hậu cũng nhờ tuân theo quan niệm này một cách tuyệt đối.
Vì vậy, hai thầy trò Phúc Trọng nếu muốn đá văng hai cha con Ba Dũng để trừ hậu họa thì nên làm từ bây giờ, để dòng họ người ta "nín hơi" qua phà yên ổn vào lúc này, thì sau này, e không còn kịp nữa.
9/10/2017
No comments:
Post a Comment