Wednesday, May 31, 2017

Nhà thầu Trung Quốc ‘bao vây’ các công trình ở Việt Nam

Cát Linh, phóng viên RFA 2017-05-31 
Gian hàng của Công ty Phụ tùng ôtô Quangzhou Mingyang của Trung Quốc tại một cuộc Triển lãm Vietnam AutoExpo ở Hà Nội.
Gian hàng của Công ty Phụ tùng ôtô Quangzhou Mingyang của Trung Quốc tại một cuộc Triển lãm Vietnam AutoExpo ở Hà Nội.  AFP photo
Bộ Kế hoạch đầu tư hôm thứ Sáu 26 tháng 5 thừa nhận việc rất nhiều nhà thầu Trung Quốc trúng các dự án lớn và quan trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên thực tế cho thấy những dự án do Trung Quốc trúng thầu sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng một thời gian ngắn không đảm bảo chất lượng, mau xuống cấp.
Những lý do do Bộ Kế hoạch- Đầu tư đưa ra có được xem là hợp lý hay không? Qui trình đấu thầu ở Việt Nam hiện tại có đúng luật hay không?
Thực trạng của vay vốn
Một trong những nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra là Việt Nam phải sử dụng vốn vay của Trung Quốc. Theo cách giải thích, để vay vốn của Trung Quốc thì Việt Nam phải chấp nhận nhà thầu Trung Quốc thực hiện gói thầu như một điều kiện vay.
Bình luận về điều này, trước tiên Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia về ngân hàng hiện đang làm việc tại Việt Nam cho biết, ông nhìn nhận đấy là “một thực trạng”. Để nói về sự hợp lý hay không trong nguyên nhân do Bộ kế hoạch đầu tư đưa ra, ông nhắc đến những gói tài trợ giúp chính phủ Việt Nam phát triển gọi là ODA
“Những gói và chương trình ODA như thế thường đi kèm với lợi ích của quốc gia đó. Chẳng hạn như những nhà thầu Nhật Bản có những gói tài trợ cho những công trình về hạ tầng cơ sở, cầu cống… họ cũng có những điều kiện là chúng ta phải tuyển dụng, dùng kỹ sư của họ hoặc dùng những nguyên vật liệu mà họ đề nghị.
Chúng ta không thể loại trừ lợi ích quốc gia của các nước cung cấp ODA và các nước đầu tư trong chương trình hỗ trợ Việt Nam.”
Ông nói rằng nguyên tắc này cũng đúng với Trung Quốc khi họ đưa ra những gói hỗ trợ Việt Nam ở hạ tầng cơ sở cũng như những lĩnh vực kinh tế khác.
“Họ kèm theo điều kiện chẳng hạn như phải cho họ trúng thầu, phải tuyển dụng lao động của họ, phải mua nguyên vật liệu của họ.
Đây là điều xảy ra thông thường.Vấn đề là chúng ta chấp nhận được đến đâu.”
Họ kèm theo điều kiện chẳng hạn như phải cho họ trúng thầu, phải tuyển dụng lao động của họ, phải mua nguyên vật liệu của họ.
- Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu
Một chi tiết đáng chú ý trong nhận định của tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, ông đề cập đến vấn đề mua nguyên vật liệu. Vào đầu tháng 5 vừa qua, báo trong nước dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội – VEPR) cho biết số vốn đầu tư của Trung Quốc là bước đi nằm trong kế hoạch chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và máy móc cũ sang các nước nhận đầu tư. Một trong những nước đó là Việt Nam.
Riêng về vấn đề đấu thầu, chính Bộ KH-ĐT cũng khẳng định trong thông tin mới nhất rằng Việt Nam nên tự chủ về vốn, tránh việc vay vốn Trung Quốc quá nhiều.
“Trong một nền kinh tế quốc gia, chính phủ phải đưa ra những tiêu chí để phân bổ đầu tư và làm sao tránh được tập trung quá nhiều vào 1 nhà cung cấp hoặc 1 nhà tài trợ. Có lẽ Trung Quốc là một thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.”
Theo Trang thông tin điện tử Đầu Tư Nước Ngoài, trong Quý I năm 2017 có 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong đó Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 823,6 triệu USD, chiếm 10,68% tổng vốn đầu tư.
Với những thống kê trên, cùng với báo cáo do Bộ KH-ĐT đưa ra, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu nhận định rằng sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc trong những lĩnh vực tài chính, đầu tư, thương mại mậu dịch ngày càng cao.
Mặc dù cũng không phủ nhận rằng Việt Nam cần nhiều nguồn đầu tư từ nước ngoài trong lúc này, nhưng Tiến sĩ Vũ Quang Việt, kinh tế gia của Liên Hiệp quốc đồng thời nhấn mạnh:
“Có thể Việt Nam vẫn cần nhưng cần là cần cái tốt chứ không phải cái xấu.”
Quy trình và chất lượng
Ba yếu tố khác mà theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư là nguyên nhân dẫn đến lý do vì sao nhà thầu Trung Quốc trúng nhiều công trình dự án quan trọng có giá trị cao, đó là chất lượng lập, phê duyệt dự án chưa chính xác, thứ ba là phê duyệt tổng mức đầu tư thấp; và cuối cùng là chất lượng công tác lập hồ sơ mời thầu còn yếu kém, chưa đưa ra được rào cản về kỹ thuật để có thể chọn những nhà thầu khác ngoài Trung Quốc.
Liên quan đến việc lựa chọn những nhà thầu nước ngoài cho các công trình dự án trong nước, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu phân tích dựa trên hai yếu tố mà ông cho là tối cần thiết, đó là yếu tố minh bạch và yếu tố công bằng.
“Tất cả những nhà thầu thông thường đều phải qua tiến trình đấu thầu. Nguyên tắc của đấu thầu là phải đấu thầu minh bạch, tức là những tiêu chí, yêu cầu, điều kiện, trúng thầu phải đưa ra rất rõ ràng cho tất cả các bên. Rồi ngày mở thầu, mở tất cả những gói thầu và chủ đầu tư, trong trường hợp này là chính phủ Việt Nam sẽ lựa chọn nhà thầu nào thích hợp nhất với tiêu chí của mình đưa ra với giá hợp lý nhất.”
Về chất lượng, theo ông đây là một vấn đề rất quan trọng trong những công trình, đặc biệt là hạ tầng cơ sở, vốn là những công trình đòi hỏi chất lượng cao. Với quan điểm của ông, điều này là trách nhiệm của Chính phủ.
Nói về Luật Đấu thầu, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Luật Đấu thầu không quy định chọn thầu theo giá rẻ mà chỉ quy định những nhà thầu đã được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật mới được xem xét, xác định giá đánh giá, đề nghị trúng thầu.
Thế nhưng, cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, hiện các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu các dự án trọng điểm nhưng triển khai chậm, thi công kém chất lượng như dự án sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Như đề cập, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư trên 18.000 tỷ đồng, sử dụng vốn vay của Trung Quốc. Tuyến đường dài gần 13 km, gồm 12 nhà ga đi toàn bộ trên cao. Theo kế hoạch, tháng 10/2017 dự án sẽ chạy thử liên động toàn hệ thống và dự kiến quý II/2018 dự án sẽ đưa vào khai thác thương mại.
Theo báo Dân trí trong nước đưa tin ngày 23 tháng 5, nhà ga La Khê thuộc dự án đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông có những hiện tượng kính cường lực bị nứt, kẽ ga quá rộng, thiếu bu lông, đinh ốc… Ghi nhận của phóng viên báo Dân trí cho biết những hình ảnh này gây tâm lý e ngại cho người dân về sự an toàn của công trình.
Đưa ra ý kiến về chất lượng của những dự án đấu thầu, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết cần phải có những quy trình tuyển chọn nhà thầu rất chặt chẽ, mà trong đó, Chính phủ Việt Nam có một trách nhiệm rất lớn.
“Nếu hiểu rằng đây là những công trình mang tầm mức quan trọng không những cho thế hệ này mà còn cho những thế hệ sau, nó đóng góp một phần rất lớn trong phát triển quốc gia, thì phải đưa ra những gói thầu với tiêu chí rất chặt chẽ. Và chọn lựa những nhà thầu đáp ứng được những tiêu chí đó. Đây là vấn đề của chính phủ.”
Bên cạnh bức xúc của người dân ngày càng tăng đối với các công trình dự án của nhà thầu Trung Quốc, là câu hỏi của một bài báo trong nước phải chăng 12 dự án thua lỗ, yếu kém đều do nhà thầu Trung Quốc đảm nhận?
Đó cũng là ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu khi ví von rằng “Hãy tránh tình trạng bỏ quá nhiều quả trứng vào một rổ”.

Formosa nổ lớn, Linh mục Nguyễn Đình Thục bị bao vây dọa giết

CTV Danlambao - Tối ngày 30/5 đã xảy ra hai sự kiện nghiêm trọng tại khu vực miền Trung, nơi được xem là điểm nóng với những bất ổn an ninh, kinh tế, chính trị kể từ sau thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra.

Vào hồi 21h30 cùng ngày, một vụ nổ lớn xảy ra trong khuôn viên nhà máy thép Hưng Nghiệp, Formosa Hà Tĩnh. Thông tin trên các trang báo nhà nước cho biết vụ nổ bắt nguồn từ thiết bị lọc bụi lò vôi 3D thuộc nhà máy Formosa trong quá trình vận hành. Một số nhân chứng tại hiện trường cho biết “tiếng nổ rất lớn phát ra từ nhà máy Fomosa, khói bốc lên nghi ngút khiến nhiều công nhân tại đây hoảng sợ”.

“Vụ nổ nằm trên cùng của thiết bị lò luyện vôi nên không có ảnh hưởng về người. Ngoài ra lò luyện này không liên quan đến sự vận hành của lò cao số 1”, ông phó chủ tịch Hà Tĩnh, ông Dương Tất Thắng cho hay.

Nguyên nhân của vụ nổ cho đến nay vẫn chưa được người có trách nhiệm của Formosa Hà Tĩnh lên tiếng nhưng có thể thấy nhà máy này đã và đang là tai họa khôn lường tại Hà Tĩnh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Thảm họa biển chết do Formosa gây ra đã khiến môi trường biển tại miền Trung trở nên vô cùng tồi tệ. Những hệ lụy của nó để lại có lẽ ai cũng nhận thấy, tuy nhiên nhà cầm quyền vẫn chỉ xem đây là “sự cố” môi trường biển. Chính vì thế nhà cầm quyền ra sức bảo vệ thủ phạm gây ra thảm họa môi trường lớn nhất và trầm trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Sau khi tự ý đưa ra khoản bồi thường 500 triệu Mỹ kim cùng những lời hứa khắc phục các lỗi trong quá trình vận hành nhà máy, Formosa đã được nhà cầm quyền đồng ý cho phép tăng vốn đầu tư tại khu vực Hà Tĩnh. Bên cạnh đó nhà cầm quyền cũng đã chấp thuận việc Formosa vận hành và sử dụng lò cao số 1 trong quá trình sản xuất của nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa.

Vụ nổ lớn tại nhà máy này một lần nữa cho thấy mức độ an toàn của người dân khu vực miền Trung và đặc biệt khu vực Hà Tĩnh, nơi có sự hiện diện của Formosa đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Một diễn biến quan trọng xảy ra ít phút ngay sau vụ nổ lớn tại Formosa Hà Tĩnh có liên quan đến Linh mục Nguyễn Đình Thục khi vị Linh mục này dâng lễ tại Giáo họ Văn Thai nằm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu-Nghệ An.

Tin cho hay Linh mục Thục định trở về giáo xứ Song Ngọc sau khi dâng lễ tại đây thì được người dân báo có rất nhiều người chặn đường đe dọa tính mạng của Linh mục. Theo lời kể của một số giáo dân Giáo họ Văn Thai thì có tới hàng trăm người từ các xóm lân cận đánh kẻng và kéo tới bao vây Linh mục Thục.


Những người dân này mang theo gạch đá và các hung khí như dao, tuýp sắt, gậy gộc bao vây khu vực Giáo họ Văn Thai, họ la hét đòi giết Linh mục Thục. Nhiều hộ dân tại đây đã bị những người quá khích này dùng gạch đá ném vỡ kính khiến nhiều người trong nhà bị thương. Mặc dù rất nhiều công an sắc phục có mặt tại khu vực này nhưng không có bất cứ động thái nào ngăn chặn bạo loạn từ những kẻ quá khích. Điều đó cho thấy lực lượng công an chính là những kẻ đồng lõa trong âm mưu khủng bố, đe dọa tính mạng Linh mục Nguyễn Đình Thục.

Về phần mình, Linh mục Thục dặn: “nếu có chết thì cũng chỉ một mình cha chịu thôi, không bao giờ cho họ tạo cớ bạo loạn, đừng để ai liên lụy”. Linh mục Thục nói với giáo dân đừng giật chuông hay kêu gọi ai tới, vì như vậy là dính vào mưu hèn kế bẩn được giăng ra. Trích Facebook Paul Trần Minh Nhật.

Sau khi nhà cầm quyền cộng sản tự ý nhận khoản bồi thường từ Formosa Hà Tĩnh để đền bù thiệt hại cho các hộ dân bị ảnh hưởng do thảm họa biển. Cho đến nay rất nhiều hộ dân vẫn chưa nhận được khoản đền bù thỏa đáng, đặc biệt những ngư dân tại khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh.

Trước tình trạng bất minh của nhà cầm quyền trong việc sử dụng khoản đền bù thiệt hại của Formosa, Linh mục Nguyễn Đình Thục cùng nhiều vị chức sắc ông giáo đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền minh bạch việc bồi thường thảm họa. Chính vì thế nhà cầm quyền đã nhiều lần qui chụp vị Linh mục này thuộc thành “phản động” khi giúp đỡ ngư dân đòi quyền lợi và yêu cầu trục xuất Formosa.

Tình trạng của Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng như nhiều vị chức sắc công giáo tại Nghệ An đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nhà cầm quyền cộng sản Nghệ An đã ra sức tuyên truyền, bôi nhọ những vị chức sắc này. Cho đến nay những kẻ cầm quyền cộng sản đã gia tăng mức độ khủng bố các Linh mục khi tổ chức đấu tố và sử dụng bạo lực để tấn công linh mục Thục cùng những vị chức sắc tại Nghệ An.

Điểm qua hai sự việc trên để nhận thấy một yếu tố rất đáng chú ý song song với chuyến công du của Thủ tướng cộng sản Nguyễn Xuân Phúc đang diễn ra tại Hoa Kỳ. Mỗi khi nguyên thủ Việt Nam làm việc tại các quốc gia phương tây, trong nước thường xảy ra những vụ bạo loạn gây mất an ninh chính trị đặc biệt liên quan đến vấn đề tôn giáo. Đây có thể được xem là một trong những chiêu bài mà quan chức cộng sản dùng bất ổn an ninh chính trị nhằm đấu đá nội bộ.

31/5/2017

Tuesday, May 30, 2017

Thời tiết Việt Nam dị thường: Dân bảo ‘điềm trời,’ khí tượng nói ‘hiếm gặp’

Giữa Tháng Năm, ra đường phải mặc áo ấm là chuyện làm dân chúng miền Bắc ngỡ ngàng. (Hình: Báo điện tử Trí Thức Trẻ)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhiều người cho rằng, diễn biến dị thường về thời tiết ở miền Bắc Việt Nam là “điềm trời” báo trước những biến động khó lường, còn các chuyên gia khí tượng giải thích, đó là “biến đổi khí hậu.”
Tháng Năm ở miền Bắc luôn là thời điểm nóng nhất trong năm, nhưng năm nay trời đột nhiên trở lạnh. Theo Trung Tâm Khí Tượng-Thủy Văn Việt Nam thì tháng này có tới sáu đợt không khí lạnh khiến nhiệt độ ở các tỉnh, thành phố đồng loạt giảm sâu.
Nếu tại các tỉnh, thành phố ở đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền Bắc, trời chỉ “rét” (từ 15 độ C đến 20 độ C) vào ban đêm và sáng sớm thì ở các tỉnh vùng cao (Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Cạn, Lai Châu, Sơn La), thời tiết là “rét đậm” (13 độ C – 15 độ C), “rét hại” (dưới 13 độ C). Thậm chí ở Lào Cai, nhiệt độ chỉ còn 12.4 độ C.
Giữa những lời bàn tán, đồn thổi về sự dị thường của thời tiết, tờ Tuổi Trẻ cho biết, các chuyên gia khí tượng xác nhận diễn biến thời tiết trong tháng này ở miền Bắc là “hiếm gặp” và nguyên nhân dẫn tới thực tế “hiếm gặp” đó là do “biến đổi khí hậu toàn cầu,” khiến hoàn lưu khí quyển hoạt động theo chiều hướng càng ngày càng trái với quy luật chung. Nhiệt độ thay đổi đột ngột là do các đợt sóng nóng và sóng lạnh bất thường đan xen nhau tạo ra.
Đến cuối ngày 30 Tháng Năm, website 24h.com.vn dẫn tin từ Trung Tâm Khí Tượng-Thủy Văn Việt Nam cho biết từ 31 Tháng Năm, nhiệt độ sẽ tăng rất nhanh và sẽ xảy ra “nắng nóng cục bộ.” Sang Tháng Sáu, miền Bắc sẽ xuất hiện một đợt nắng nóng trên diện rộng.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy, năm nay, thiên tai sẽ tiếp tục gây tổn thất nặng nề cho Việt Nam.
Hồi đầu năm, Tổng Cục Thống Kê cho hay riêng năm 2016, ngoài việc làm 246 người chết và mất tích, thiên tai (các đợt rét đậm, rét hại ở miền Bắc, lũ lụt trọng ở miền Trung, khô hạn ở Tây Nguyên và nước mặn xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long) đã làm Việt Nam mất 40,000 tỷ đồng, tương đương $1.8 tỷ.
Tổn thất nhân mạng và thiệt hại vật chất do thiên tai gây ra đối với Việt Nam càng ngày càng lớn. Cũng theo các số liệu do cơ quan này công bố, năm 2015, số người chết và mất tích do thiên tai chỉ có 154. Thiệt hại vật chất dù nặng nề cũng chỉ dừng ở mức 8,100 tỷ đồng. (G.Đ)

Khách Trung Quốc lại ‘đại náo’ phi trường Cam Ranh

Hướng dẫn viên Trung Quốc (thứ hai, từ phải) đưa khách thăm viếng vịnh Nha Trang. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
KHÁNH HÒA, Việt Nam (NV) – Giới hữu trách Việt Nam cho biết đang phối hợp để giải quyết việc ba du khách Trung Quốc từ chối lên phi cơ với lý do bị an ninh xuất nhập cảnh Việt Nam “vòi tiền.”
Theo báo chí Việt Nam, tối 29 Tháng Năm, sau khi gửi hành lý, nhận boarding pass cho chuyến bay từ phi trường Cam Ranh tới phi trường Thành Đô của Trung Quốc và đến quầy làm thủ tục xuất cảnh, ba du khách Trung Quốc đã quay ra, dứt khoát không lên phi cơ với lý do bị an ninh xuất nhập cảnh Việt Nam “vòi tiền.” Cả ba người đòi nói chuyện với đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại Việt Nam…
Sở Ngoại Vụ, cùng Sở Du Lịch Khánh Hóa, và bộ phận điều hành phi trường Cam Ranh phải phối hợp với Cục An Ninh Xuất-Nhập Cảnh của Bộ Công An giải quyết vụ này.
Theo tờ Tuổi Trẻ thì giới hữu trách Việt Nam đã kiểm tra băng ghi hình do camera giám sát an ninh ghi lại, theo đó, ba du khách Trung Quốc chỉ vào quầy làm thủ tục xuất cảnh trong 12 giây rồi quay ra. Không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sĩ quan an ninh phụ trách xuất nhập cảnh Việt Nam “vòi tiền.”
Đây là lần thứ hai du khách Trung Quốc làm náo động phi trường Cam Ranh. Vào ngày 2 Tháng Năm năm ngoái, hàng ngàn du khách Trung Quốc đã đồng ca quốc ca Trung Quốc và hô nhiều khẩu hiệu bằng Hoa Ngữ ở phi trường Cam Ranh. Sự kiện này được đưa lên Weibo, mạng xã hội của Trung Quốc, ngay lập tức. Lúc đó, theo một số người dùng Weibo, tự nhận đang hiện diện tại phi trường Cam Ranh thì du khách Trung Quốc hành động như thế nhằm phản ứng việc các nhân viên an ninh hàng không của Việt Nam ăn cắp điện thoại của một du khách và các nhân viên hải quan Việt Nam đòi tiền bồi dưỡng.
Giới hữu trách Việt Nam đã bác bỏ những cáo buộc này. Các băng ghi hình do camera giám sát an ninh ghi lại cho thấy những cáo buộc này vô căn cứ.
Từ 2014 đến nay, lượng du khách Trung Quốc đổ vào Việt Nam tăng từ 5 đến 10 lần so với năm trước đó.
Giữa năm ngoái, báo chí Việt Nam đăng hàng loạt bài viết, cảnh báo du lịch Việt Nam có thể suy sụp trầm trọng vì… lượng du khách Trung Quốc đổ vào Việt Nam ăn chơi càng ngày càng nhiều.
Báo Người Lao Động cho hay, du khách Trung Quốc đang tác động tiêu cực đến môi trường du lịch trong nước, “cứ khách Trung Quốc tới thì khách Tây đi.” Chẳng hạn ở Khánh Hòa, trong sáu tháng đầu năm 2016, khi lượng du khách từ Trung Quốc tìm đến tăng 500% so với cùng kỳ năm ngoái thì du khách từ Âu Châu đến Khánh Hòa giảm 30%, du khách từ Úc và Mỹ đến tỉnh này cùng giảm 20%.
Có một điểm đáng chú ý là dù lượng du khách Trung Quốc đổ đến Việt Nam nói chung và các tỉnh miền Trung tăng vọt nhưng nguồn thu cho ngân sách chỉ giảm chứ không tăng.
Không chỉ dân chúng Việt Nam bực mình vì liên tục phải chứng kiến dòng người nghênh ngang, thường xuyên gây ồn ào, hành xử thiếu văn minh (khạc nhổ, xả rác… khắp nơi), mà giới chủ các cơ sở thương mại, dịch vụ liên quan tới du lịch (như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển, mua sắm) cũng hết sức ngao ngán vì du khách Trung Quốc “hết sức bần tiện, xài rất ít mà phá rất mạnh.”
Vào thời điểm ấy, bà Lê Thị Châu Trinh, trưởng Phòng Quản Lý Lưu Trú của Sở Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch tỉnh Quảng Nam, phân bua với tờ Người Lao Động, dù Quảng Nam có ý định khai thác du khách ở các thị trường gần nhưng tỉnh này không nhắm vào du khách Trung Quốc vì giới kinh doanh du lịch Việt Nam “không mặn mà với đối tượng đó.” Tuy nhiên lượng du khách Trung Quốc đổ đến miền Trung vẫn tăng như diều gặp gió.
Nhận định về cách ứng xử đối với hiện tượng du khách Trung Quốc lũ lượt tràn vào Việt Nam, giới am tường lĩnh vực du lịch tại Việt Nam từng khái quát, do đã có kinh nghiệm, các tỉnh miền Bắc đang “mở cả hai mắt” để dõi theo hiện tượng này. Một số tỉnh miền Trung thì “mắt nhắm, mắt mở” như Đà Nẵng. Có tỉnh “nhắm cả hai mắt” như Khánh Hòa.
Theo báo Tuổi Trẻ, do “mắt nhắm, mắt mở” hoặc “nhắm cả hai mắt” nên giữa năm ngoái, tại Đà Nẵng đã từng xảy ra chuyện, sau khi ăn chơi đã đời trong một bar, một nhóm du khách Trung Quốc gọi tiếp viên đến để xem họ đốt giấy bạc Việt Nam và thanh toán bằng nhân dân tệ.
Cũng tại Đà Nẵng, theo báo điện tử VNExpress, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc thăm viếng chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), một hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc tên là Xue Chun Zhe nói: “14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía Bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc.”
Chẳng riêng Đà Nẵng, báo giới phát giác ở Khánh Hòa có 60 công dân Trung Quốc, tuy không có giấy phép hành nghề hướng dẫn du lịch nhưng vẫn dẫn du khách Trung Quốc đi khắp Khánh Hòa, đấu hót rằng các di tích văn hóa ở Việt Nam là sự sao chép văn minh Trung Hoa, bãi biển này, vùng đất kia thuộc Trung Quốc! (G.Đ)

Kỳ vọng gì từ chuyến đi của Thủ tướng Phúc?

Trà Mi-VOA/31/05/2017 
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc
Chỉ còn vài giờ đồng hồ nữa, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sẽ gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Tòa Bạch Ốc, thượng đỉnh Mỹ-Việt đầu tiên kể từ khi Hoa Kỳ có tân chính quyền, dưới sự lãnh đạo của nhà đại tư bản Trump.
Bản tính ‘khó lường’ của ông Trump khiến cho mối bang giao ‘lắm lúc thăng, nhiều lúc trầm’ càng thêm khó đoán. Chuyến đi của ông Phúc mang tới những hứa hẹn thế nào?
Mời quý vị cùng phóng viên Trà Mi của VOA Việt ngữ tìm hiểu trong cuộc thảo luận với ba nhà quan sát trong và ngoài nước: Luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada kiêm Giáo sư luật tại Đại học Ottawa (Canada) chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam, quan hệ quốc tế, và luật pháp quốc tế; Luật sư Lê Công Định, học giả từng nhận học bổng danh giá Fulbright của Mỹ tại Trường Luật của Đại học Tulane, chuyên nghiên cứu công pháp quốc tế; và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà quan sát từng là cán bộ trong Ban An ninh Nội chính Thành ủy.
TS Phạm Chí Dũng: "Nếu chuyến đi của ông Phúc đến Mỹ kỳ này mà thành công, nghĩa là đảng thành công, coi như nhân dân Việt Nam thất bại. Ngược lại, chuyến đi thất bại và đảng thất bại, dân chủ-nhân quyền và người dân Việt Nam bắt đầu có hy vọng."
LS Vũ Đức Khanh: "Chính phủ Hà Nội không còn cơ hội đu dây giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ...Nhân quyền người Mỹ yêu cầu chính phủ Việt Nam làm có lợi cho đất nước, nhân dân Việt Nam. Giữa người Việt với nhau sẽ phải đối thoại nhân quyền. Việt Nam đừng trông mong bất cứ lực lượng nào mà phải tự đứng trên đôi chân của mình."
LS Lê Công Định: "Nếu chúng ta trông đợi vào chính quyền mới của Hoa Kỳ xem họ gây áp lực với Việt Nam thế nào rồi mới có hành động thì không phải là sách lược đúng đắn."

Thượng đỉnh Việt-Mỹ, ngổn ngang quan ngại

 Nguyễn Lại   Theo VOA-31/05/2017 Ảnh tư liệu - Người biểu tình phản đối tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Việt Nam tại Taipei, Đài Loan ngày 10/08/2016.

Ảnh tư liệu - Người biểu tình phản đối tập đoàn Formosa gây ô nhiễm biển Việt Nam tại Taipei, Đài Loan ngày 10/08/2016.


Ngày 31/5 tại Washington DC, Tổng thống Donald Trump sẽ có cuộc gặp chính thức với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc. Ông Phúc vội vàng đi Mỹ lần này là do những sức ép rất lớn từ nền kinh tế Việt Nam vốn đang lâm vào khủng hoảng. Chính quyền cộng sản hy vọng những hiệp định thương mại với Hoa Kỳ sẽ là cứu cánh chính cho chế độ. Chính vì thế, cộng đồng người Việt sinh sống tại Hoa Kỳ kỳ vọng trong cuộc gặp lần này, chính quyền tổng thống Trump sẽ có những yêu cầu cụ thể và cứng rắn hơn đối với Hà Nội về vấn đề nhân quyền, trước khi trao cho họ những quyền lợi thương mại.
Ông Nguyễn Xuân Phúc là nguyên thủ quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Hoa Kỳ, kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Động thái ‘sốt sắng’ này, theo nhận định chung của giới chuyên gia, bắt nguồn từ những khó khăn kinh tế trong nước khi Việt Nam liên tục nhập siêu từ Trung Quốc trên 50 tỉ USD mỗi năm và ngân sách đang trống rỗng do các dự án đầu tư thiếu hiệu quả tràn lan, nguồn thu từ thuế đang bị thu hẹp do các hiệp định thương mại đã ký. Nhiệm vụ sống còn của ông Phúc trong chuyến thăm lần này là phải đạt được những thỏa thuận thương mại với Hoa Kỳ để duy trì con số xuất siêu trên 30 tỉ USD/năm vào thị trường này. Có được như vậy, mới mong không có những biến động xã hội lớn và duy trì được chế độ cộng sản, theo dự báo của giới phân tích.
Tuy vậy, trước chuyến thăm của ông Phúc là một loạt vụ bắt bớ, truy nã những nhà hoạt động nhân quyền, những người lên tiếng bảo vệ quyền lợi của ngư dân miền Trung, nạn nhân trong thảm họa ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra. Hàng triệu cư dân dọc bờ biển miền Trung Việt Nam đang sống lay lất do mất nguồn sống từ biển mà chưa nhận được đền bù từ chính quyền. Nhiều người tự hỏi không biết cuộc sống của họ sẽ ra sao khi biển miền Trung tiếp tục chịu ô nhiễm trong nhiều thập kỷ nữa. Có thể nói Việt Nam thực sự không chỉ rơi vào một cuộc khủng hoảng về nhân quyền, mà cả một cuộc khủng hoảng về nhân đạo nữa. Đây là nội dung mà cộng đồng người Việt tại Mỹ muốn chính quyền của Tổng thống Donald Trump đưa vào nội dung nghị sự trong cuộc gặp với ông Phúc tới đây.
Từ Arizona chị Thu Phạm chia sẻ: “Tôi thấy thật đáng thương cho những người dân miền Trung Việt Nam. Bây giờ biển thì ô nhiễm, hải sản không ai dám ăn, trong khi cuộc sống của họ dựa hoàn toàn vào nghề đi biển. Vậy họ sống bằng gì đây? Cái này thật ra hơi cụ thể so với một cuộc gặp cấp cao giữa 2 nguyên thủ thế này nhưng rõ ràng phải đề cập tới vì nó còn liên quan tới một loạt vụ bắt bớ các nhà hoạt động nhân quyền nữa. Không thể cho họ những quyền lợi thương mại, rồi họ lại ậm ờ, lờ đi những việc họ phải làm đối với vấn đề nhân quyền và cả nhân đạo đối với ngư dân miền Trung.”
Chị Loan Nguyễn, một Việt kiều từ bang California, kêu gọi: “Ô nhiễm biển miền Trung thì quá nặng nề rồi. Hàng triệu người không có nguồn sống nữa. Trong khi đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng thì bị bỏ tù. Những vấn đề này rõ ràng cần được đặt lên bàn đàm phán và có những hành động cụ thể, cứng rắn với chính quyền cộng sản Việt Nam. Họ muốn có quyền lợi về thương mại với Hoa Kỳ thì phải đáp ứng những yêu cầu căn bản về nhân quyền tại Việt Nam”.
Chưa bao giờ, kể từ khi Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam năm 1995 tới nay, một cuộc gặp cấp cao giữa nguyên thủ hai nước lại có nhiều vấn đề căng thẳng, cấp bách cần đàm phán như vậy. Ông Phúc được cử đi để ‘chạy vạy’ cho một chế độ cộng sản đang có nhiều vấn đề, còn ông Trump đang đứng trước chuyện nhân quyền-nhân đạo mà Hoa Kỳ không thể làm ngơ tại Việt Nam. Vì thế, nhiều người cho rằng đây là một cơ hội thuận lợi để chính quyền Tổng thống Trump đặt những điều kiện cứng rắn cho chính quyền cộng sản Việt Nam. Tuy vậy, theo ý kiến của không ít người Việt sinh sống lâu năm tại Hoa Kỳ, những thỏa thuận tích cực đạt được sau cuộc gặp này vẫn còn rất mơ hồ.
Từ California, anh Trần Ngọc Bảo bày tỏ lo lắng: “Rõ ràng nếu những vấn đề về ô nhiễm biển miền Trung và nhân quyền được đưa vào nội dung đàm phán lần này thì không chỉ tốt cho cộng động người Việt tại hải ngoại mà còn rất tốt cho cộng đồng người Việt trong nước. Nhưng tôi thấy thật sự thì những vấn đề tại Đông Nam Á nói chung và Biển Đông hay Việt Nam không nhận được nhiều sự quan tâm từ chính quyền Tổng thống Donald Trump. Vì thế cũng khó nói được là những vấn đề này có được đem ra thảo luận và giải quyết rốt ráo hay không.”
Ông Lưu Vũ Diệp từ Kansas nghi ngại: “Tôi thấy ông Trump là một doanh nhân nên ông ý đầu tiên phải chú trọng tới những lợi ích trước đã, chứ không thực sự quan tâm đến những vụ việc cụ thể tại Việt Nam đâu. Nên cuộc khủng hoảng nhân quyền và nhân đạo tại Việt Nam hiện nay chưa chắc đã thực sự được quan tâm đầy đủ trong cuộc gặp giữa ông Trump và ông Phúc lần này”.
Để tiếng nói của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ có thể đến với chính quyền Tổng thống Donald Trump, ngoài những chiến dịch vận động thông qua Ủy Ban Nhân quyền Toàn cầu tại Hạ viện Mỹ, cộng đồng người Việt tại Mỹ sẽ tiến hành một cuộc biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc ngay trong buổi gặp giữa ông Trump và ông Phúc vào ngày 31/5.
Từ Virginia, anh Lý Ngọc Bảo, một Việt kiều có nhiều hoạt động trong cộng đồng người Việt, nói với VOA Việt ngữ: “Thật ra bây giờ đi biểu tình, bày tỏ chính kiến về các vấn đề của Việt Nam chủ yếu là mấy bác thuộc thế hệ đầu sang đây. Trong khi chúng ta có 3 thế hệ đang ở đây. Chúng ta phải nói chuyện, giáo dục cho thế hệ trẻ biết những vấn đề tại Việt Nam để các em cùng tham gia. Hơn thế, chúng ta cũng phải đoàn kết với các cộng đồng sắc tộc khác để mỗi lần tham gia biểu tình thế này không chỉ các cơ quan báo chí tiếng Việt đến đưa tin mà cả báo chí của Mỹ, của các cộng đồng khác nữa. Từ đó, tiếng nói của cộng đồng người Việt sẽ mạnh mẽ, tạo ra một sức ép lớn đến những quyết định của chính quyền trong các vấn đề liên quan đến Việt Nam.”
Theo các chuyên gia, ngoài mục tiêu tối quan trọng là duy trì thặng dư thương mại 30 tỉ USD/năm với Hoa Kỳ, chuyến đi này của ông Phúc cũng nhằm thăm dò quan điểm của tân Tổng thống Donald Trump và chính quyền mới về các vấn đề liên quan tới Đông Nam Á và Biển Đông, bởi từ khi nhậm chức tới nay, ông Trump tỏ ra chưa mấy mặn mà với khu vực này.

Liệu Hoa Kỳ có thực sự cần đến Việt Nam trong chiến lược kìm hãm sự bành trướng của Trung Quốc, sau khi Philippines, một đồng minh lâu năm của Mỹ ở khu vực, đang xích lại gần hơn với Trung Quốc? Đó cũng là điều mà chính quyền cộng sản Việt Nam muốn biết trong chuyến thăm này. Còn đối với cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, việc Tổng thống Donald Trump tỏ thái độ dứt khoát và đặt những điều kiện cụ thể đối với thảm họa nhân quyền-nhân đạo đang diễn ra tại Việt Nam là kỳ vọng lớn nhất của tất cả mọi người.

Chuyến đi thất bại của ông Phúc

Bùi Quang Vơm (Danlambao) - Quan sát những gì đang diễn ra, có thể rút ra một nhận xét rằng, kế hoạch chuyến đi sang Mỹ của ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng Việt Nam được công bố từ 29-31/05, cố làm như một chuyến thăm viếng quan trọng có nội dung phong phú cần tới 3 ngày, thực chất chỉ xảy ra trong phạm vi ngày 31/05/2017.

Mỹ chỉ tiếp chuyện thủ tướng Việt Nam trong không hơn một nửa ngày, và theo tập quán ngoại giao của Mỹ, ông Phúc chỉ được chính thức là khách mời của chính phủ Mỹ trong ngày 31/05.

Nội dung chính của chuyến đi chỉ có hai việc là cuộc gặp nói chuyện với tổng thống Donal Trump có thể chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ, và sau đó là vài cuộc gặp với các nghị sĩ, một buổi nói chuyện tượng trưng tại Quỹ Di sản.

Báo chí cả của chính phủ Việt Nam lẫn của quốc tế, có vẻ tránh không đề cập nội dung chi tiết, có lẽ do sự nghèo nàn và nhạt nhẽo của nội dung mà chính phủ Việt Nam đã lỡ cố gắng thổi phồng ngay từ đầu.

Ông Phúc đã phải đáp xuống một góc của sân bay quốc tế John F. Kennedy, New York ngày 29/05/2017 là chương trình nội bộ Việt Nam, do người Việt Nam tự tổ chức với nhau. Người đón ông Phúc tại sân bay chỉ gồm các quan chức của chế độ làm việc tại Mỹ, trong những người này, cao cấp nhất là đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm quang Vinh và bà Đại sứ tại Liên Hiệp Quốc Nguyễn Phương Nga.

Như vậy, chuyến viếng thăm này được hình thành không do nhu cầu từ phía Mỹ. Thực chất người ta cũng thấy ưu tiên quan tâm của tổng thống Trump chưa phải là quan hệ kinh tế với Việt Nam, và Biển Đông chưa phải là lúc được đặt lên bàn cân, mặc dù cả hai nội dung này không phải là nằm ngoài chiến lược của Mỹ.

Mỹ đã chấp nhận mời ông Phúc, trong chuyến thăm vội vã của phó thủ tướng kiêm bộ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh ngày 21/04/2017, có lẽ chỉ vì không đành lòng làm Việt Nam thất vọng.

Đấy là chưa kể tới một thông tin đặc biệt có thể được ông Phạm Bình Minh tiết lộ với bộ trưởng ngoại giao Mỹ, ông Tillerson, về tình huống có thể bị đảo lộn theo hướng xấu trong nội tình đảng cộng sản Việt Nam, nếu ông Phúc không được hỗ trợ kịp thời.

Ngay từ những ngày đầu sau khi trúng cử tổng thống Mỹ, ông Trump đã không giấu diếm thái độ dứt khoát với thủ đoạn lợi dụng Mỹ bằng chính sách đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Ông đã từng nói sẽ không có TPP và FTA nào cả, nếu nhà cầm quyền cộng sản vẫn tiếp tục vừa kêu gọi Mỹ giúp đỡ, vừa “phục tùng, vâng lời Trung Quốc như một sứ giả chư hầu thời phong kiến”.

Ông Phúc biết rất rõ điều đó và sức ép tạo ra tăng trưởng, hoặc ít nhất duy trì ổn định kinh tế, có ý nghĩa sống còn với cuộc đời chính trị của ông, đã buộc ông phải tìm cách có được hậu thuẫn từ Mỹ.

Tăng trưởng gắn với thực chất kết cấu thị trường đích thực của nền kinh tế, tuân thủ nghiêm khắc các quy luật của thị trường, nền kinh tế phải được giải thoát khỏi mọi loại ý chí chủ quan của ý thức hệ tư tưởng. Ông Phúc nhìn thấy TPP, cũng như nhìn thấy trong kết cấu của xã hội Mỹ có những chỗ dựa và những động lực cần thiết cho những cải cách thể chế mà ông cùng với chính phủ của ông đang phải mạo hiểm cả sự nghiệp.

Ông Phúc cũng không thể không biết rằng, nhân quyền sẽ có một trọng lượng rất lớn đối với kết quả các thương lượng, nhưng một thế lực nào đó đã cố gắng phá hoại, ngay tận sát nút ngày đi, và chính phủ đã bất lực. Chính vì vậy mà bộ trưởng Công an Tô Lâm được cơ cấu như nhân vật thứ ba trong đoàn, chỉ sau ông Phạm Bình Minh.

Tiếc rằng sự cấp bách trong các diễn biến trên sân khấu chính trị Việt Nam đang lệch pha với sự quan tâm của chính phủ Mỹ.

Mặc dù vậy, dù kết quả của chuyến đi sẽ không có gì đáng kể nếu tính tới các con số, thậm chí có thể bị coi là một thất bại, nhưng ông Phúc chắc chắn nhận được thông điệp từ phía những người bạn Mỹ, và cũng sẽ chắc chắn rằng, tổng thống Trump cũng như các chính trị gia Mỹ có thể đã hình dung được bàn cờ chính trị Việt Nam đang đứng trước những triển vọng và những thử thách gì.

Nếu TPP không bị huỷ bỏ, hoặc nếu một hiệp định FTA song phương, dù không đem lại ưu đãi gì đặc biệt cho Việt Nam, việc cải cách thể chế phù hợp với hiệp định sẽ là căn cứ để những nhà cải cách cấp tiến trong hệ thống chính trị Việt Nam mượn gió bẻ măng.

Nhưng có hai điều kiện để Quốc hội Mỹ và tổng thống Trump chấp nhận, một là Việt Nam phải từ bỏ chính sách đi dây lợi dụng giữa các dòng chảy không cùng hướng, hai là tuân thủ nhân quyền phổ cập.

Cả hai điều kiện này, ông Phúc đều không có gì mang theo đến Mỹ, vì vậy mà ông sẽ chẳng đem được gì về, mặc dù suy cho cùng, thì có thể ông cũng chẳng thất bại.

30/05/2017

Bệnh liệt kháng của dân tộc Việt

Trần Thảo (Danlambao) - Năm 2002, tôi có dịp đọc cuốn dữ kiện tiểu thuyết Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng của Nhà Văn Bác Sĩ Ngô Thế Vinh. Tôi thực sự bị cuốn hút vào những dữ kiện thời sự mà Nhà Văn Ngô Thế Vinh đã nhiều năm bỏ công thâu thập về việc Trung Quốc cho xây bảy con đập lớn trên thượng nguồn sông Cửu Long, bên Trung Quốc có tên gọi là Sông Lan Thương. Chính vì tính chất quan trọng của những dữ kiện được ghi lại trong CLCDBĐDS, tôi lại tìm đọc thêm một tác phẩm ký sự khác cũng của Nhà Văn Ngô Thế Vinh, Dòng Sông Nghẽn Mạch, vào năm 2008 để xác minh thêm hiểu biết của mình về âm mưu của Trung Quốc, muốn kiểm soát trọn vẹn những quốc gia hạ nguồn Sông Cửu Long như Thái Lan, Lào, Cambodia, Việt Nam.

Thời gian trước đó, năm 1990, bộ sậu Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng, vì sợ ảnh hưởng dây chuyền khiến đảng cộng sản VN sụp đổ theo Liên Sô và các quốc gia CS Đông Âu, đã qua Thành Đô, Tứ Xuyên để ký hiệp ước Thành Đô với Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Gọi là hiệp ước cho nó oai chứ thật ra chỉ là tập đoàn cộng sản Hà Nội ký giấy bán nước cho Tàu Cộng để nhờ thằng chệt bảo hộ sự sống còn của đảng Việt Cộng. Vì chúng giấu giếm rất kỹ nên khoảng mười năm trước, hợp đồng bán nước Thành Đô chưa nổi cộm lên như thời gian sau này.

Mãi tới khoảng cuối năm 2016, khi Trung Quốc đã hoàn thành con đập thứ 8 trên thượng nguồn và hoàn toàn kiểm soát lưu lượng nước của sông Lan Thương (Cửu Long) khi chảy qua các quốc gia hạ nguồn, người Việt Nam quan tâm tới tình hình nước nhà mới để ý kết hợp những dữ kiện trong suốt hai mươi năm qua và thấy rõ dã tâm của Trung Quốc là gì. Cuối năm 2016, khi những cánh đồng Tây Nam Bộ bị hạn hán và ngập mặn trầm trọng ở những tỉnh như Bến Tre, Mỹ Tho, Vĩnh Long v.v... Nguyễn Tấn Dũng lúc đó đã thỉnh cầu Trung Quốc mở đập cho nước xả xuống hạ nguồn hầu giải quyết tình trạng hạn hán. Khi dòng nước trên những con đập thượng nguồn về tới Việt Nam, đã có "những tiếng thở phào nhẹ nhõm".

Tôi quả thật không hiểu những cái đầu tối tăm của mấy đầu lãnh Việt Cộng cảm thấy nhẹ nhõm ở cái khoản nào? Giòng sông thênh thang ngày nào tắm mát người dân nam bộ, cung cấp lượng thủy sản dồi dào, cung cấp tưới tiêu cho vựa lúa miền nam, bây giờ tất cả điều kiện phong phú đó nằm trong tay thằng chệt. Sông Cửu Long bây giờ như một ống nước mà cái valve nằm trong tay Trung Cộng, chúng bằng lòng thì xả chút nước cho hạ nguồn giải khát, không thích thì đóng valve lại. Chả lẽ mấy cái đầu BCT thật sự tin vào mấy chữ bốn tốt, mười sáu chữ vàng?

Trong mấy ngàn năm, thằng tàu chưa bao giờ bỏ qua tham vọng chiếm trọn Việt Nam, làm cửa ngõ mở ra thế giới bên ngoài qua thủy lộ Thái Bình Dương. Nếu tập đoàn cộng sản VN, cụ thể chỉ ngay mặt Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, không vì sự sống còn của đảng cướp mà đem mỡ dâng ngay miệng mèo, thì chưa chắc Trung Cộng đã gấp rút thực hiện việc xây dựng những con đập lớn thượng nguồn. Nguyễn Văn Linh khốn nạn chủ trương thà mất nước còn hơn mất đảng, hai tay dâng cúng đất nước và dân tộc cho bọn Trung Nam Hải, dĩ nhiên tụi nó có bao giờ từ chối?

Trong vòng hai mươi năm, chúng gấp rút hoàn thành tám đập lớn thượng nguồn kiểm soát miền tây nam bộ VN. Trong đất liền thì bằng chiêu trò khai thác bauxite, chúng kiểm soát những tử huyệt của miền trung cao nguyên. Ngoài Đà Nẵng cũng như thế, ngay như phi trường quân sự của Việt Nam cũng bị Trung Cộng tìm cách vô hiệu hóa.

Ngoài biển thì hiện nay hơn 3000 km bờ biển còn được bao nhiêu có thể coi là an toàn cho du lịch, cho nghề chài lưới? Vụ Formosa làm biển nhiễm độc cho tới nay vẫn chưa có cách nào giải quyết rốt ráo, trước đây thì nghe Võ Kim Cự tuyên bố láo lếu, bây giờ Võ Kim Cự đi buôn muối rồi, tới phiên Trần Hồng Hà lảm nhảm chả đâu vào đâu? Vụ Formosa vẫn chưa làm cho chế độ CSVN tởm, vẫn tiếp tục bao che cho Formosa gây tội ác đối với môi trường sống của con người và sinh thực vật. Những nhà máy khác cũng công khai xả thải ra biển, mà các lãnh chúa địa phương ăn tiền ngập mặt chả hề bận tâm tới sự xâm hại đối với đời sống người dân. Lãnh hải của Việt Nam ta mà hằng năm Trung Cộng cứ thản nhiên ra lịnh ngư dân Việt Nam không được đánh cá. Chế độ CSVN xúi dân bám biển mà không hề cung cấp bất cứ sự bảo hộ nào, ngư dân gặp phải tàu chệt thì tự mình chạy trốn, nếu bất hạnh thì như chiếc lá giữa dòng, mặc sóng gió dập vùi.

Trong năm 2016 đã có những vụ phi cơ Việt Nam bị Trung Cộng bắn rơi hẳn chúng ta chưa quên. Phi trường Tân Sơn Nhất đã vài lần mất sóng, mất điện do sự cố ý can thiệp của Trung Cộng. Hay nói khác đi, bầu trời Việt Nam ngày nay cũng đã lọt vào tầm kiểm soát của Trung Cộng.

Tất cả bước đi đã được Trung Cộng tính kỹ. Mặc dù chế độ CSVN cam tâm bán nước, rước voi về dày mả tổ, nhưng Trung Cộng vẫn e ngại sự chống đối của dân nam, vì thế chúng từng bước một xây dựng nên vòng vây vững chắc, nhốt dân nam vô cái thùng sắt, không còn đường xoay sở.

Nhưng có lẽ giặc Tàu vì trải qua những kinh nghiệm đau thương trong chiều dài của lịch sử chuyên đi xâm lược nước Nam nên có vẻ đã quá coi trọng dân Nam. Hùng phong của dân Nam, truyền thống giữ nước hào hùng của dân Nam trong lịch sử bây giờ xem ra chỉ như là huyền thoại. 

Trước hiểm họa xâm lăng cực kỳ hiểm độc, không cần một phát súng, đất nước Việt Nam có cơ nguy sẽ đánh mất bản thể của dân tộc, biến mất trong âm mưu hán hóa của thằng tàu, nhưng người Việt Nam, dĩ nhiên không kể những tên đã cam tâm bán nước, vẫn dửng dưng, coi hiểm họa mất nước như không hề có, không hề để ở trong lòng. 

Tuổi trẻ VN vẫn hồn nhiên nhỏ nước mắt cho những thần tượng Hàn Quốc, vẫn không biết gì về tai họa biển nhiễm độc ở Vũng Áng, Hà Tĩnh do tập đoàn Formosa xả thải trực tiếp ra biển, vẫn dấn thân hết mình trong những ShowBiz do chế́ độ cố ý tổ chức để câu độ tuổi trẻ, lãng quên những đề tài về nhân quyền, tự do, dân chủ.

Trong khi đó, đám Dư Luận Viên thì theo đảng để hít bả mía, đã bán linh hồn cho quỷ khi uốn lưỡi ca tụng sự lãnh đạo anh minh thần võ của đảng, tin tưởng đảng sẽ đưa đất nước và dân tộc tới bến bờ vinh quang. 

Quả thật căn bệnh liệt kháng của dân tộc Việt Nam đã quá trầm kha, nếu tất cả đều mặc kệ, không chịu thức tỉnh kịp thời, thì dân tộc ta biến mất trong quá trình hán hóa là việc không thể nào tránh khỏi.

30/5/2017

Việt Nam ơi, vận mệnh của quốc gia nằm trong tay những kẻ này sao?

Hồn Nhiên (Danlambao) - Chuyến Mỹ du của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong 2 ngày tới đang tạo cho tôi cảm hứng muốn viết, muốn trang trải với quý vị một vài suy nghĩ của tôi. Tôi không thể không bật cười khi hình dung một cái đầu hói bóng lưỡng, trên đó phẳng lì như phi đạo của một phi trường nào đó ở xứ cờ hoa, khuôn mặt cái thúng trông rất dị dạng. Anh mắt nhìn tuồng như trong đó chẳng thấy phản chiếu thứ gì ngoài một ánh nhìn vô tri vô giác. Hình như lãnh đạo cộng sản người nào cũng vậy, mặt vị nào cũng nung núc những mỡ là mỡ khiến cho ta sống lại cái thời phong kiến trong các tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, hay Ngô Tất Tố dạo nào khi miêu tả những ông quan phụ mẫu chi dân. Không phải “khi yêu trái ấu cũng tròn, khi ghét bồ hòn cũng méo” như dân gian người ta hay nói, mà vì nghĩ về những thảm họa xảy ra trên đất nước Việt Nam cùng với những điều lệ ngu ngơ chỉ để nhằm trấn áp những tiếng nói vì dân tộc mà tôi trở nên khó chịu khi nhìn thấy những khuôn mặt này.

Như quý vị đã biết, đảng cộng sản không đời nào từ bỏ chủ nghĩ cộng sản mà đi theo ý nguyện của toàn dân, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập. Để cố duy trì vị trí độc tôn của mình, càng ngày đảng cộng sản VN càng gắn chặt số phận mình với kẻ thủ truyền kiếp là cộng sản Bắc Kinh. Đó chính là điều bất hạnh của dân tộc mình. Nhìn ra thế giới bên ngoài, những nước theo chủ nghĩa cộng sản giờ đã từ từ rụng hết, chỉ còn lại vài nước còm cõi đang rì rì vận hành một chủ nghĩa đã lỗi thời. Không ai còn lưu luyến, không ai còn nhớ nhung, không ai còn tin vào cái chủ thuyết tà mị này nữa, ngoại trừ những bộ óc bịnh hoạn, già nua, đang sống trong ảo tưởng sẽ bước ra thế giới đại đồng (!).

Vâng, đó có thể là giấc mơ của lớp người ngày trước khi thế giới còn hỗn mang, nhưng bây giờ thời điểm có khác. Thế giới đã đi vào trật tự nhất định của nó. Với sức mạnh của công nghệ thông tin, giá trị của Tự Do vẫn luôn tồn tại. Muốn làm chủ thế giới mà không làm chủ được bản thân, sống theo bản năng cố hữu mạnh được yếu thua thì muôn đời vẫn chỉ là những cái bóng vật vờ không ai biết tới. Huống chi biết mình đã yếu, đã không thể làm được gì, chỉ biết dựa vào những nước lớn để trục lợi, để bám víu, để xin xỏ một chút canh cặn cơm thừa, và duy ý chí đến rợn người. Cái chết người ở chỗ là vẫn lên giọng kẻ cả, vẫn lớn lối quát nạt và hành động như những thằng điên, con khùng khi bắt giam những người có học hàm học vị và cái đầu hơn hẳn mình, tự cho mình cái quyền ra luật, cái quyền sinh sát trong tay, cái quyền xem thường nhân phẩm của người khác. Càng ngày đảng cộng sản VN đang tự bôi tro trét trấu lên mặt mình, thế mà những cơ quan ngôn luận của đảng vẫn ngày đêm ra rả những giọng điệu ru ngủ, tự bốc thơm cho mình bằng những thông tin huyễn hoặc lừa dối dân đen. 

Hôm nay tôi vừa đọc được bản tin trên đài VOA đã được đăng lên youtube. Cảm giác tiếng cười đang vỡ òa trong tôi. Tôi cười lăn lộn với cái tiêu đề như sau:


Anh chàng nào đưa tin cũng khéo, chỉ chừng ấy chữ thôi mà đã khiến cho tôi vỡ bụng vì cười. Tôi thật không biết được trong đầu mấy ông lãnh đạo cs chứa đựng cái gì trong đó, chịu, không tài nào biết được. Trong chừng mực nào đó, tôi thấy họ khá là can đảm. Biết rằng khi nói ra câu đó, thiên hạ sẽ ném… dép, mà là dép tổ ong vào mặt mình, nhưng họ vẫn cứ nói. Sự liêm sỉ và lòng tự trọng tối thiểu không hề có trong họ. VN ơi, vận mệnh của quốc gia nằm trong tay những kẻ này sao? 

California 30/5/2017

Đảng - đĩ - đô

Đồ Hiếm (Danlambao) - Đảng-Đĩ-Đô-Đất là 4 mục tiêu phải đạt được của bất kỳ tên Việt gian cộng sản nào trong cuộc đời hoạt động lưu manh của chúng. Nhưng trong phạm vi bài này, chỉ xin trình bày một khía cạnh liên quan đến người phụ nữ Việt qua hai hình ảnh: Người nghèo và người giàu được bảo kê bởi đảng, hay gói gọn trong phim 3Đ: Đảng Đĩ Đô.

Đảng và Đĩ – Nạn buôn người mại dâm

Ngày 21/5/17, báo chí trong nước đều đồng loạt đưa tin, công an tỉnh Đồng Tháp vừa bắt khẩn cấp Trần Thị Xen bị buộc tội “mua bán người”. Theo báo vẹm, Xen, 32 tuổi sinh sống tại Lào Cai, lấy chồng Tàu rồi sang sống tại Hà Khẩu (Vân Nam) và là chủ tiệm massage - nhà thổ trá hình, nói gọn là làm nghề má mì. Với con mắt rành nghề, Xen biết nhiều nhà chứa tại Trung Quốc có nhu cầu rất cao về thuê bao các cô gái trẻ, đẹp và rẻ từ bên kia biên giới (cũng là quê hương) để phục vụ cho mục đích bán dâm. Từ đó, Xen cấu kết với nhiều đối tượng - sứ quán, côn an biên phòng, côn an liên tỉnh, côn đồ - để hình thành đường dây mua bán phụ nữ xuyên quốc gia. Hàng loạt cô gái trẻ Việt đã bị lừa sang TQ, rồi bị phân đi các nhà thổ tại Hà Châu. Các cô gái Miền Tây đã bị đối xử như món hàng với giá cho thuê từ 30 - 70 triệu/ tháng, tùy vào sắc đẹp và độ tuổi của mỗi người. Sau đó, các cô gái sẽ phải bán dâm mỗi ngày ít nhất 10 lượt khách trở lên, liên tục từ sáng đến tối khuya (1).

Cũng theo lời khai của nhiều nạn nhân, đường dây buôn người này đã hình thành từ đầu năm 2015. Rất nhiều cô gái, đa số là từ Miền Tây sau một thời gian làm việc kiệt sức, muốn trở về VN, thì gia đình các cô phải chuyển từ 50 đến 100 triệu đồng cho nhà thổ, mới chuộc ra được.

Đã gọi là nổ thì không ai qua được côn an. Khi phóng viên đài CNN tới vùng biên giới TQ-VN vào tháng 4/2016, côn an biên phòng cứ gọi là hô lên thành tích dài dằng dặc, nào là năm nay cứu được 5 cô gái (chỉ 14 tuổi) khi bị bán sang TQ, nào là năm ngoái, triệt phá đường dây buôn người và cứu 109 cô gái VN với sự kết hợp từ phía côn an Trung Quốc (síc). Báo vẹm ca rằng, côn an hết lòng vì dân vì nước như vậy, thế mà một số nạn nhận đường dây buôn người lại phản động nói xấu nhà nước rằng, khi còn ở bên TQ, các cô có thể liên lạc với gia đình tại VN để cầu cứu, nhưng “không hề nhận được sự hỗ trợ nào từ cảnh sát cả!” (3)

Chuyện buôn gái Việt sang TQ ngày nay đâu còn là chuyện thâm cung bí sử nữa, TQ đã ngang nhiên cho đăng rao bán Cô dâu Việt trên mạng như một món hàng, (có quyền đổi nếu khách hàng không vừa ý!) thế mà phía chính quyền CSVN vẫn im ru bà rù, không (dám) có phản ứng gì cả (2):

"Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đưa tin, chiều 11/11/2015, trên trang mua sắm trực tuyến Taobao của Trung Quốc đã xuất hiện một mẩu tin rao báo cô dâu Việt với giá khoảng 35 triệu đồng/ người. "Chỉ với 9.998 Nhân dân tệ (khoảng 35 triệu đồng), bạn sẽ có ngay một cô dâu xinh đẹp theo về nhà", đoạn quảng cáo viết. Cũng theo mẩu tin này, trong 'kho hàng' của người bán hiện có sẵn 98 cô dâu và sẵn sàng chuyển từ tỉnh Vân Nam tới bất kỳ nơi nào của Trung Quốc 

Mẩu tin rao bán cô dâu Việt trên Taobao chiều 11/11. (Ảnh: SCMP)

Không nói người dân cũng rành sáu câu, nhà thổ nào mà bọn đường dây buôn người không đóng tiền mãi lộ cho côn an, thì chỗ ấy mới bi… lộ, chớ mấy đường dây kiểu này đã hoạt động rầm rộ từ hơn mươi năm rồi, lâu lâu mới bắt một vài vụ, vì ăn chia không đều giữa côn an và côn đồ (cán bộ)!

Dân nói thì thế nào cũng bị cho là phản động, vậy nghe Đại sứ quán Hoa Kỳ nói cho bảo đảm: "Một số cán bộ đồng lõa, chủ yếu ở cấp xã và thôn, nhận hối lộ từ bọn buôn người, bỏ qua các dấu hiệu buôn người, và rồi lại moi tiền để đổi lấy việc đưa nạn nhân đoàn tụ với gia đình họ. Chính phủ không công bố thông tin về điều tra, truy tố, kết án cán bộ đồng lõa trong các vụ phạm tội buôn người." (4)

Kỳ héng, Mỹ hổng rành tiếng Việt sao cái gì cũng biết vậy cà? Hết cướp đất, cướp tài nguyên thiên nhiên, bây giờ đến cuộc đời của các cháu gái VN trong bước đường cùng cực, đảng cũng cướp luôn!

Đảng và Đô – Nạn rửa tiền

Đớp ngập họng nhiều tiền quá thì toàn "Đảng" phải mang tài sản, tiền vàng cướp được chuyển ra nước ngoài để con cháu chúng xài. Quy trình này gọi là rửa tiền, vì nó chuyển từ tiền hình mặt Hồ chệt ra hình mặt Tổng Thống Mỹ Franklin (100 Đô). Rửa có nhiều cách, qua các ngân hàng ma, dự án lỗ, và bây giờ qua cả bọn tư bản đỏ như Lý Nhã kỳ là một điển hình đang nóng lên hiện nay.

Đọc từ báo vẹm, Lý Nhã Kỳ vừa tài trợ 1 triệu Euro (tương đương 25 tỷ đồng) cho đoàn VN để quảng bá du lịch và điện ảnh nước nhà tại Liên Hoan Phim Cannes 2017, diễn ra tại Pháp từ ngày 17/05 - 28/05 sắp tới. Số tiền hơn 1 triệu đô này chỉ được chi vào việc treo 4 tấm panel (bảng quảng cáo lớn 7mx3m) tại Cannes, trong đó 3 panel quảng cáo cho điện ảnh, du lịch VN, còn panel thứ 4 có hình cá nhân của Lý Nhã Kỳ với dòng chữ “Lý Nhã Kỳ - tiếng nói mới của Việt Nam”, sau sửa thành “Lý Nhã Kỳ - tiếng nói mới”.

Ngay lập tức xuất hiện nhiều ý kiến ném đá tới tấp trên cộng đồng mạng về sự chơi trội, tự đánh bóng bản thân của LNK. Đó là dư luận lề dân, còn phía lề đảng thì ra sức bênh chằm chặp. Thứ trưởng Lê Khánh Hải thuộc Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cho rằng, đứng ở góc độ là một nhà văn hóa (síc), không nên chạy theo dư luận mà cần bình tĩnh, suy xét sâu sắc sự việc, đây là một hành động tốt, ủng hộ quảng bá cho du lịch VN và “Sau khi tiến hành kiểm tra, Lý Nhã Kỳ không vi phạm gì thì thôi, không nên xem xét trừ khi họ vi phạm thuần phong mỹ tục, trái với quy định của pháp luật nước ta.” (5)

Được biết, thứ trưởng Lê Khánh Hải vốn là cháu nội của Lê Duẩn, cha của Hải là Lê Hãn (con trai trưởng của Lê Duẫn) - nguyên là Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng Hồ Bả Chó - nghĩa là mấy đời cha truyền con nối bưng bô cho đảng đỏ nên ra sức bảo vệ cho LNK là chuyện đương nhiên. Sơ lược vài hàng về lý lịch của LNK đại để như sau:

Lý Nhã Kỳ tên thật là Trần thị Thanh Nhàn, sinh năm 1982, cha liệt sĩ Rừng Sác, mẹ quê Thái Bình và lớn lên trong một xóm nghèo tại Bà Rịa/Vũng Tàu. LNK trước đây chỉ là một diễn viên hạng xoàng với những vai diễn khoe hàng là chủ yếu. Thành phần xuất thân như vậy mà bổng chốc từ 2008 đến năm, LNK lại trở nên giàu có một cách đột ngột với một gia tài đồ sộ, nào là ngôi biệt thự dát vàng giá hơn 5 triệu USD, rồi xe khủng Rolls-Royce trị giá lên đến 40 tỷ Hồ tệ, váy áo, trang sức cho mỗi lần tiếp tân lên đến hàng chục tỷ đồng là chuyện bình thường. Học được chữ "nuôi" từ nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần văn Truyền, để giải thích cho sự giàu sang chớp nhoáng của mình, LNK khoe khoang rằng, do y thị là con nuôi của bà tỉ phú Alice Chiu chủ tịch tập đoàn Henyep Hồng Kông, rồi lại có thêm bà mẹ nuôi thứ hai là bà Madame Wong chủ tịch tập đoàn kim cương Enigma Hồng Kông. Chưa hết, anh nuôi Lý Nhã Kỳ là tỷ phú vua ngọc Soofeen Hu (người TQ), một anh nuôi khác là tỷ phú Chavit Singson (người Phi)...

Rõ ràng câu chuyện con nuôi và anh nuôi tỉ phú chỉ là trò lừa bịp, lấy vải thưa che mắt thánh cho khối tài sản khổng lồ bất chính, mà LNK thu gom được, đều do rửa tiền cho các lãnh đạo đảng cướp mà ra. Để công khai của cải của mình, LNK khoe khoang là tự mình bỏ vốn (tự có) thành lập tập đoàn và kinh doanh rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tài chính, bất động sản, kim cương, thời trang... Nhưng thời đại internet, nói dóc thì không bền, chính báo chí vẹm lại đưa tin tập đoàn này từ trước đến nay toàn thua lỗ chách oách, lấy đâu ra tiền lời cho thị ăn diện ngất trời như vậy (6).

Muốn có Đô thì cứ hỏi Đảng, vì có ai giàu bằng cán bộ hay tướng cướp. Lề dân nói cấm có sai bao giờ, có ba đồng chí lãnh đạo gạo cội có quan hệ “nồng ấm” đã chống lưng cho LNK trong các phi vụ rửa tiền:



- Cựu Bí thư Thành Hồ Bả Chó Lê Thanh Hải: Hồi còn tại chức, Hải được Trương Tấn Sang đỡ đầu trong vụ cướp đất Thủ Thiêm lời hàng tỷ Đô la tiền chênh lệch đất. Con trai Hải tên là Lê Trương Hiền Hòa lại cặp bồ với LNK trong nhiều năm. Không là bồ của Lê Trương Hiền Hòa, liệu các tỷ phú Hoa Kiều kia có nhận LNK làm con nuôi hay không? Chắc chắn chẳng bao giờ, nếu những tỷ phú này không trông thấy thế lực cộng sản gạo cội đang chống lưng cho em Lý. Đó là lời giải đáp cho khối tài sản khổng lồ mà LNK có được khi mang Tập đoàn của thị đứng ra làm trung gian rửa cả núi Đô la từ các phi vụ cướp đất, cướp tài nguyên quốc gia cho bầy CS chuyên hút máu tiền dân (7).

- Cựu chủ tịch nước Trương tấn Sang: Trước đây chưa có tiền lệ cán bộ lãnh đạo chụp hình thân mật với diễn viên, nay tự dưng một tấm hình của LNK chụp thân thiết kiểu "em ơi, nép vào lòng anh" với Tư Sang khiến cộng đồng mạng lại một phen náo động vì mặt mũi Tư Sang thì thất thần và phờ phạc, còn áo quần lại xộc xa, xộc xệch, như vừa trèo đèo lội suối, bên cạnh em LNK ngồn ngộn sinh thực.

- Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc: Lại một pô âu yếm kiểu "đừng xa em đêm nay" khiến cái đầu đã nghẹo của Phúc lại càng nghẹo hơn. Lương của Phúc chỉ có 17 triệu Hồ tệ, thì cả chục căn biệt thự trong cũng như ngoài nước chắc chắn là do tham nhũng mà có được. Ngay cái cửa hàng thời trang cao cấp tại đường Đồng Khởi Quận 1 Sài Gòn của em LNK cũng do anh Phúc chạy chọt sổ đỏ cho em. 

Rút lại, chuyện đời vốn nuôi con nào thì xào con đó, cứ phiên phiến muôn sự của chung, cặp bồ hết con trai Lê thanh Hải, đến Tư Sang, nay gặp Phúc vì “Phúc có Đô, Kỳ có đồ” và nhất là họ hàng mẹ nuôi, anh nuôi tài phiệt TQ của em Kỳ sẽ rửa đi rửa lại đống tiền ăn hạm của anh Phúc cho đến khi sạch bóng mới thôi!

Đảng, Đĩ và Đô

Để chuộc một cô gái Việt bị lừa sang làm gái bên TQ, chỉ cần 50-100 triệu Hồ tệ, trong khi LNK sẵn sàng quăng tiền... lẻ 1 triệu Đô la để làm mấy tấm biển quảng cáo cho bản thân chỉ treo trong vòng 10 ngày tại Cannes rồi cũng phải gỡ xuống cho vào thùng rác. Quảng cáo trong kinh doanh là chuyện đương nhiên, nhưng dùng tiền một cách hoang tàn như vậy khiến người ta nghĩ ngay đến nguồn gốc những đồng tiền không do đổ mồ hôi, sôi nước mắt, mà do cướp trắng từ dân lành, nên thị mới xài không thương tiếc như vậy. Hãy suy ngẫm xem, sự chuyển tiền chi trả 1 triệu Đô ra nước ngoài từ một nước CS thì rất khó đối với một công dân. Điều này chỉ rõ sự chuyên nghiệp của LNK trong quan hệ với các cựu lãnh đạo đảng cũng như nghiệp vụ rửa tiền . Lại nữa, phải khai khống chi phí khấu hao như vầy mới gian lận trốn thuế được kiểm toán và cũng để danh chính ngôn thuận rửa tiền ra nước ngoài chớ.

Với hơn một triệu Đô la đó, có thể đem chuộc cho 250-500 cháu gái VN đang ngày đêm bị làm nô lệ tình dục trong các nhà chứa TQ, để trả các cháu gái về sống trong thương yêu của gia đình sau những tháng năm địa ngục. Dùng hai chữ địa ngục cũng chưa lột hết sự kinh hoàng bán dâm tại TQ: "Có ngày phải tiếp đến 30 lượt khách, làm từ 12-16 tiếng mỗi ngày, và chuyện nhiễm HIV là chuyện rất khó trách khỏi." Vì đâu mà số phận hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn thiếu nữ VN lại bị đọa đầy như thế? Đảng, nhà nước và quốc hội CS cứ hô hào bài chống tình trạng mại dâm, thế nhưng trên thực tế lại ngày càng phát triển và trẻ hóa đến đau lòng. Dân càng nghèo trong khi đảng viên lại càng giàu, đó chính là sự bất công một cách bất nhân của hệ thống chính trị độc tài độc đảng CS đã giáng xuống đầu toàn dân VN nói chung và các cháu gái bị bán vào nhà thổ nói riêng.

Năm 1973, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã sáng tác bài thơ với tựa đề là “Đảng”, thế mà đến hôm nay, 44 năm sau, nghiệm lại vẫn còn đúng không lệch một ly:

Đảng dìu dắt thiếu nhi thành trộm cướp
Giải phóng đàn bà thành đĩ, thành trâu
Giúp người già bằng bắt bớ rể dâu
Và cải tiến dân sinh thành xác mướp
Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ
Đảng tắt thở cuộc đời mới thở
Đảng còn kia bát phở hóa thành mơ...

30/5/2017


______________________________________

Chú thích:

1. Thiếu nữ miền Tây bị đưa sang TQ bán dâm mỗi ngày 10 lượt http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/thieu-nu-mien-tay-bi-dua-sang-tq-ban-dam-moi-ngay-10-luot-374035.html

2. Cô dâu Việt bị 'rao bán' trên mạng TQ


3. Nạn buôn bán cô dâu Việt sang Trung Quốc lên báo Mỹ 


4. Báo cáo về tình trạng buôn người năm 2016


5. Vì sao Lý Nhã Kỳ bỏ 1 triệu euro để quảng bá du lịch VN tại Cannes 2017? 


6. Tập đoàn của Lý Nhã Kỳ thua lỗ hàng tỷ đồng 


7. Thế lực đằng sau Lý Nhã Kỳ?