HÀ NỘI (NV) – Không kể vụ chống cưỡng chế đất tại Đồng Tâm, thành phố Hà Nội kéo dài gần môt tuần lễ chưa có hồi kết, ba vụ chống cưỡng chế đất khác đang diễn ra từ Bắc đến Nam và người dân bị đàn áp, bắt giữ.
Buổi sáng 20 Tháng Tư 2017, khoảng 100 người gồm cảnh sát, công an và các thành phần của nhà cầm quyền ở Phú Quốc (Kiên Giang) đã đến nhà ông Lê Văn Bé, 43 tuổi, ngụ tại xã Gành Dầu, để cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình này ở ven biển Bãi Dài.
Theo tin báo điện tử Zing, lực lượng cưỡng chế của nhà cầm quyền đã gặp phải sự phản ứng của gia đình ông Bé. Họ ném về phía đoàn người cưỡng chế “nhiều vật cứng và chai thủy tinh chứa xăng được người trong nhà đốt cháy”.
Nguyên nhân chống đối được mô tả là nhà cầm quyền địa phương muốn lấy lại đất của gia đình ông để giao cho một công ty đầu tư làm “khu du lịch sinh thái ven biển”. Việc bồi thường cho ông quá thấp so với trị giá thị trường. Đáng nói là nhà cầm quyền cho người khác kinh doanh thu lợi lại ép gia đình ông Bé phải nhận thua thiệt.
Zing dẫn lời bà vợ của ông Bé cho biết “Vợ chồng tôi gầy dựng sự nghiệp, ở ổn định trên 20 năm nhưng chỉ được hỗ trợ 300 triệu. Đối với đất bị thu hồi cũng chỉ được hỗ trợ 60% giá trị”.
Cũng trong buổi sáng 20 Tháng Tư 2017, nhà cầm quyền tỉnh Bắc Ninh đưa hàng trăm người gồm Công an, Cảnh Sát Cơ động đến khu vực thôn Vọng Đông, xã Yên Trung huyện Yên Phong, Bắc Ninh để cưỡng chế thu hồi 14 ha đất mà người dân cho biết trái với Luật Đất Đai hiện hành.
Không thấy báo chính chính thống của nhà nước loan tải gì về vụ cưỡng chế này như video clip và hình ảnh cuộc cưỡng chế ở thôn Vọng Đông được một số nhà báo công dân đưa lên YouTube, Facebook và cho biết một số người dân đã bị bắt với lý do “quay phim, chụp hình” trong khi người dân vẫn quyết không giao đất.
Một facebooker tên Nguyễn Chương viết trên trang cá nhân về nguyên nhân thúc đẩy người dân chống cưỡng chế ở Bắc Ninh như sau:
“Thôn Vọng Đông chúng tôi có khu ruộng có tên là đồng Cốc, nơi người dẫn đã trồng trọt canh tác bao đời nay. Với diện tích là 14 mẫu (tương ứng 5,040 m2). Đây là khu ruộng tốt nhất của thôn – nơi mang về sản lượng tốt nhất so với các khu ruộng khác. Số ruộng này theo luật đất đai thì là ruộng lâu dài của dân chứ không phải là ruộng công ích. Người dân thôn Vọng Đông vẫn đóng thuế, sản lượng đầy đủ.
Năm 2014, khu trường mẫu giáo của thôn bị dột nát, ông trưởng thôn và bí thư (từ đây gọi là “kẻ hại dân”) họp dân mượn khu đất đồng Cốc bán thầu 3 năm lấy tiền sửa chữa. Theo nghị quyết họp dân, trong quá trình bán thầu, nếu khu công nghiệp về thì phải trả lại cho dân.”
Năm 2014, khu trường mẫu giáo của thôn bị dột nát, ông trưởng thôn và bí thư (từ đây gọi là “kẻ hại dân”) họp dân mượn khu đất đồng Cốc bán thầu 3 năm lấy tiền sửa chữa. Theo nghị quyết họp dân, trong quá trình bán thầu, nếu khu công nghiệp về thì phải trả lại cho dân.”
“Khi hợp đồng bán thầu mới 1.5 năm thì tỉnh và huyện Yên Phong mở rộng khu công nghiệp Yên Phong. Hai kẻ hại dân đã “tự ý” ký biên bản biến số ruộng 14 mẫu trên thành “ruộng công ích” để bán mà không tổ chức họp dân – không có sự đồng ý, chữ ký của dân. Trong khi số ruộng công ích theo luật đất đai là 5% thì thôn Vọng Đông đã có thừa. Việc biến số ruộng trên thành đất công ích khiến cho giá trị đền bù mỗi sào chỉ là 30 triệu đồng. Trong khi giá trị thực là 158 triệu/sào. Người dân Vọng Đông đang có nguy cơ lớn mất trắng số tiền lên đến xấp xỉ 22 tỷ đồng.”
“Việc biến 14 mẫu ruộng ở đồng Cốc là sự vi phạm trắng trợn luật pháp. Tạo ra sự bức xúc rất lớn trong dân. Hiện nay ông bí thư đã phải từ chức. Việc chính quyền xã Yên Trung đưa số ruộng khu đồng Cốc vào diện đất công ích là sai với luật đất đai 2013.”
Theo facebooker Chương, nhà cầm quyền điều đình nhiều lần và sau cùng “chỉ trả với giá 21,000 đồng/m2 là quá rẻ mạt làm cho nhân dân vô cùng bức xúc.”
Không ép được dân, nhà cầm quyền đã tổ chức cưỡng chế dẫn tới đàn áp.
Hai ngày trước, tức ngày 18 Tháng Tư 2017, nhà cầm quyền thành phố Lai Châu đã cho xe vòi rồng xịt nước đàn áp những người dân chống cưỡng chế đất đối với 4 gia đình, đang cư ngụ tại tổ dân phố số 23, tại phường Đông Phong, thành phố Lai Châu. Chỉ thấy phía nhà cầm quyền nêu ra lý do là họ “lấn chiếm hơn 60 mét vuông đất của một gia đình hàng xóm và lấn chiếm gần 1000 mét vuông đất công thuộc dự án đã thu hồi, hiện thuộc sự quản lý của Ủy ban Nhân dân phường Đông Phong”.
Báo Nhân Dân cáo buộc rằng “khi cơ quan chức năng tiến hành các bước cưỡng chế, các hộ gia đình trên đã không chấp hành, dùng vũ lực và các dụng cụ, vũ khí tự chế để chống lại người thi hành công vụ làm hơn chục người của lực lượng chức năng bị thương.”
Tờ Nhân Dân nói 11 người dân bị bắt giữ vì “dùng bom xăng tấn công lực lượng chức năng khi chống trả”. (TN)
No comments:
Post a Comment