Thursday, April 20, 2017

Đảng CSVN có thiện chí bảo vệ biển đảo hay không?

Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Nguy cơ mất đảo, mất biển của Việt Nam ngày càng đến gần và với vai trò điều hành đất nước của ĐCSVN, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về việc nhà cầm quyền CSVN đã làm gì để Việt Nam rơi vào tình trạng nguy khốn hiện nay. Để hiểu rõ thêm về sự sự thiếu sót của VC trong vấn đề đối phó với TC thì cần phải hiểu âm mưu và chiến lược xâm chiếm Biển Đông của TC.

1. Chiến lược lấn chiếm Biển Đông của Trung Cộng

Điều đầu tiên cần phải nêu ra là: chiến lược lấn chiếm Biển Đông của TC không dựa vào thế lực quân sự mà là lực lượng bán quân sự, bao gồm những lực lượng như hải giám, ngư chính, cảnh sát biển… TC lựa chọn phương pháp này nhằm tránh đối đầu quân sự với Mỹ, nhưng lại có dư khả năng để lấn át các nước láng giềng. Với hình thức này, TC sẽ có thể quấy rối thường xuyên, dùng số đông để làm tiêu hao lực lượng đối phương và luôn đặt đối phương ở tình thế căng thẳng. Một lý do nữa cho lựa chọn này là TC có thể nại cớ làm nhiệm vụ tuần hành, giám sát lãnh hải của họ chứ không phải xâm chiếm nước khác. 

Để đối phó với chiến lược này thì chỉ có thể dùng lực lượng bán quân sự, vì nếu dùng quân sự thì chẳng khác nào là kẻ gây chiến và TC sẽ có lý do cho quân đội họ nhảy vào. Chiến lược này của TC đối với Việt Nam càng hiệu quả hơn vì Việt Nam thực sự chưa có lực lượng cảnh sát biển hùng mạnh. Hãy thử lược qua lực lượng bán quân sự bảo vệ biển của Việt Nam:

a. Lực lượng bảo vệ biển của Việt Nam gọi là Cục Cảnh Sát Biển Việt Nam (CSVNN), được thành lập ngày 28/8/1998. Nhiệm vụ của cục CSVNN là ‘thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước này ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của mình’ (theo wiki). Hiện nay, lực lượng CSVNN ra sao vẫn chưa có một thống kê hay bất cứ công văn nhà nước nào nêu lên việc xây dựng một lực lượng vững mạnh; số tàu hoạt động và quân số vẫn chưa rõ ràng. 

b. Một lực lượng bán quân sự khác được dùng trong việc bảo vệ ngư trường và cứu giúp ngư dân là kiểm ngư. Lực lượng Kiểm Ngư Việt Nam cũng chỉ vừa được thành lập, bắt đầu hoạt động vào cuối tháng 1 năm 2013. 

Như thế, hai lực lượng chính để bảo vệ tài nguyên biển và chủ quyền kinh tế của Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn thành lập, nhưng lại không được nhà cầm quyền CSVN tăng cường xây dựng để bắt kịp tình huống đòi hỏi, cho dù chi phí xây dựng đội tàu cảnh sát biển chỉ là phần nhỏ so với chi phí tàu quân sự. Thiếu sót này rõ ràng là cố ý trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. 

Trong vài năm gần đây, CSVN mua một vài tàu kiểm ngư, tàu cảnh sát biển của Nhật, Ấn Độ. Tất cả những “mua bán” trên đây chỉ nhằm mục đích trình diễn, hay trấn an ngư dân mà thôi. Nhưng trên thực tế, tàu đánh cá của ngư dân Việt vẫn bị “tàu lạ” cước bóc, đánh đuổi mặc dù ở trong hải phận Việt Nam, thậm chí còn bị đâm chìm. Có vài trường hợp, tàu hải ngư Việt Nam có hiện diện nơi hiện trường, nhưng vẫn làm “ngơ” và tránh xa, thậm chí không làm nhiệm vụ cấp cứu khi ngư dân kêu gọi! 

Một sự kiện mới nhất vừa xảy ra là “Khoảng hơn 0 giờ ngày 28.3.2017, tàu Hải Thành 26 chở gần 30 tấn hàng đang hành trình từ Hải Phòng đi Cần Thơ thì bất ngờ đâm. Chỉ chưa đầy 5 phút, tàu Hải Thành chìm hoàn toàn cùng với các thuyền viên. Hậu quả khiến 11 thuyền viên rơi xuống biển và 9 thuyền viên bị mất tích. Thủ phạm đâm chìm tàu Hải Thành 26 ngay lập tức đã được xác định là “tàu lạ”. Tuy nhiên, “tàu lạ” là tàu nào thì còn phụ thuộc vào những đứa con hoang đàng Ba Đình có dám ho he với một đám bố ở Bắc Kinh hay không?” (trích DLB).

Hiện nay, TC với chính sách gây hấn liên tục, thường xuyên qua các biện pháp dân sự như khuyến khích ngư dân xuống Biển Đông đánh cá, cho đấu thầu các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, leo thang tiến trình thành lập thành phố Tam Sa, điều tàu hải giám tuần tra thường xuyên vùng Biển Đông, đã làm thế giới quen dần với sự hiện diện của TC và hầu như đã mặc nhiên xem vùng Biển Đông là ‘vùng tranh chấp’ (bao gồm các hòn đảo, bãi đá trong đó), chứ không phải TC thực hiện xâm lấn. (Xin xem bài viết “300.000 quân lính TC giải ngũ đi về đâu?” tren blog maithanhtruyet.blogspot.com

Khi đã thừa nhận TC cũng có phần trong ‘vùng tranh chấp’ thì, theo lẽ tự nhiên, cách giải quyết tốt nhất mà các nước bên ngoài đề nghị là phương pháp hòa bình, thông qua luật lệ quốc tế. Dù vậy, trên thực tế TC đang ở thế nước lớn và có nhiều lợi điểm đối với các nước nhỏ trong vùng, họ sẽ không dại gì phải tuân theo luật biển quốc tế để rơi vào thế bất lợi và sẽ tiếp tục lấn tới để giành hết Biển Đông? Kinh nghiệm qua phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA - Permanet Court of Arbitration) ở Hague, Hòa Lan ‎trong vụ kiện giữa Phi luật Tân và TC thì rõ. 

2. Những bước tiến chiếm tiệm tiến của Trung Cộng

a. TC sẽ khuyến khích ngư dân của họ đánh cá trong vùng lưỡi bò (xin nhấn mạnh vùng lưỡi bò có thể lấn vào cách bờ biển VN khoảng 60 hải lý) và điều tàu hải giám đi theo bảo vệ. Hiện tại, ước tính có trên 50.000 tàu đánh cá có vũ trang qua sự hiện diện của thành phần quân đội trong đợt 300.000 lính giải ngũ nói trên.

b. Từ đó, TC sẽ chận xét hay ngăn cấm ngư dân Việt Nam đánh cá trong vùng lưỡi bò mà ngư dân Việt Nam không dám kháng cự.

c. Một mặt, TC sẽ dùng tàu hải giám và tàu cá ngư dân để khiêu khích vài hòn đảo vùng Trường Sa còn lại do Việt Nam chiếm giữ. Rồi sau cùng sẽ ra lệnh cho quân đội Việt Nam trú đóng trên đảo phải rời đảo vì chiếm đóng bất hợp pháp, không khác chi cuộc chiếm đóng các đảo của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988.

d. Tiếp theo sau đó, TC sẽ hợp tác với Phi Luật Tân khai thác dầu khí vùng Trường Sa; hay hợp tác với Đài Loan khai thác vùng đảo Ba Bình (thuộc Trường Sa), còn các đảo của Việt Nam thì được xem như là lãnh thổ của Tàu rồi, không còn gì để nói nữa.

e. Bước kế tiếp, nói theo kiểu “Bà Tú Đễ”, TC đề nghị Việt Nam cùng hợp tác hay độc quyền khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, và các đảo thì thuộc chủ quyền của Chệt!

f. Nếu Việt Nam phản đối, họ sẽ dùng biện pháp phá rối như đã hành động trước đây trong việc cắt cáp tàu Bình Minh vào năm 2012 để ngăn cản Việt Nam khai thác dầu khí trong vùng lãnh hải của mình.

Do lực lượng Cảnh Sát biển yếu kém, và nhất là CSVN không thực tâm bảo vệ biển và lãnh hải (vì đã thuần phục Tàu!), Việt Nam sẽ khó lòng chống đỡ bất cứ hành động nào của TC như kể trên, ngay cả nếu CSVN dùng biện pháp quân sự như đem tàu chiến, chiến đấu cơ để đối phó thì cũng chỉ tạo lý do để TC chứng minh với thế giới là Việt Nam đã gây hấn trước và thực hiện bước xâm lăng.

Công ty Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) cho hay các ảnh này được chụp vào đầu tháng 3, cho thấy các kiến trúc xây dựng sắp hoàn thành trên ba đảo nhân tạo lớn nhất của Trường Sa là Fiery Cross, Mischief và Subi. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao TC hôm thứ ba 28/3 tuyên bố là bà chưa hay biết về vụ này, nhưng khẳng định Trường Sa thuộc chủ quyền của TC. Bà Hoa nói: “Việc chúng tôi giàn ra thiết bị quân sự hay không là quyền của chúng tôi, đó là quyền tự bảo vệ đã được công pháp quốc tế thừa nhận”. Ngang ngược như thế là hết nước nói rồi!

3. Thâm ý của Trung Cộng

Đối với TC, việc giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp quân sự là điều chính họ cũng muốn tránh, vì làm như thế, chẳng khác nào trải thảm đỏ mời Mỹ cũng như Ấn Độ, Nga, Âu Châu, Đài Loan, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Châu… nhảy vào khu vực. Ngày nay nhiều cường quốc xem vùng Châu Á Thái Bình Dương là vùng kinh tế đang lên và sẽ qua mặt cả khối Âu Châu. 

Chính sách quay trở lại Châu Á của Mỹ cũng là từ triển vọng này; xin mở ngoặc ở đây, ý nghĩa sự trở lại Á Châu của Mỹ chỉ nhằm duy trì ổn định khu vực, bảo vệ sự an toàn lưu thông hàng hải trong khu vực biển Đông, một vùng vận chuyển trên 40% lượng chuyển vận hang hóa trên thế giới. Điều đó có nghĩa là Mỹ không muốn chiến tranh xảy ra, chứ không bênh vực quyền lợi cho bất cứ nước nào hay bao vây TC.

Như thế rõ ràng là TC khó có thể khống chế Biển Đông bằng quân sự, cũng như Việt Nam không thể bảo vệ biển đảo bằng quân sự. TC còn lại một con đường khôn ngoan nhất là dùng lực lượng bán quân sự; Việt Nam cũng phải hành động trong một chừng mực nào đó để bảo vệ đất nước để khỏi bị mất mặt trước thế giới. Giả như TC dùng tàu hải giám và máy bay trinh sát quấy nhiễu thường xuyên các hòn đảo thuộc Trường Sa do Việt Nam chiếm đóng (như đã làm với Nhật quanh đảo Senkakuu), ngăn cản những tàu tiếp liệu từ đất liền ra, cho hàng trăm ngư dân của họ đổ bộ lên đảo… thì Việt Nam sẽ tính làm sao, sẽ làm cách nào để xua đuổi? 

4. CSVN tính làm sao đây?

Qua các phân tích trên và các kịch bản dựng lên (nhưng hôm nay đã là sự thật!), kết luận rõ rang là CSVN hoàn toàn không đủ khả năng bảo vệ biển đảo với sức mạnh quân sự cũng như bán quân sự dù có muốn hành động cứu biển đảo đi nữa.

Câu hỏi được đặt ra là: “Tại sao sự thể xảy ra tới nước “bí” này?”

a. CSVN không có quyết tâm bảo vệ biển đảo, hay là đã có thỏa thuận bán nước (chắc chắn rồi!);

b. CSVN đã quá chậm trễ trong việc xây dựng lực lượng bảo vệ biển đảo;

c. Tham nhũng và thiếu khả năng điều hành quốc gia của VC đã làm đất nước mất hết nội lực;

d. Giới lãnh đạo CSVN vẫn khư khư ôm chặt chủ nghĩa cộng sản như “lẽ sống” (dù đó chỉ là cái khiên để che mắt dân chúng và dư luận thế giới). Thực tế họ điều hành quốc gia như một nhóm độc tài đảng trị. Chính vì thế, VC phải chịu sự điều khiển, chi phối của TC, nhất là càng đẩy Việt Nam lún sâu hơn vào sự lệ thuộc TC.

Trước sự lấn tới ngày càng nhiều của TC ở Biển Đông nhưng VC luôn luôn kêu gọi giải quyết trong tinh thần hòa bình và không hề có một phản ứng thực tế nào. Đây là kết quả của mục tiêu đặt sự việc bảo vệ đảng lên hàng đầu, và như thế, công tác bảo vệ biển đảo chỉ là phần phụ thuộc.

Nguy cơ mất đảo, mất biển của Việt Nam ngày càng đến gần và với vai trò điều hành đất nước của VC, chúng ta cần phải đặt câu hỏi về việc nhà cầm quyền CSVN đã làm gì mà Việt Nam phải rơi vào tình trạng nguy cấp hiện nay. 

Câu trả lời dứt khoát là CSVN đã, đang và sẽ dứt khoát tiếp tục làm “nô lệ” cho Trung Cộng để giữ Đảng và bảo vệ quyền lực và quyền lợi cùng tài sản đã cướp bóc, bóc lột toàn dân, và bán rẽ đất đai, tài nguyên của tổ tiên để lại. Tin mới nhứt vừa cho biết, CSVN lại để cho Tập Cận Bình tổ chức Hội nghị APEC vào tháng 11 tới đây tại Đà Nẵng. Lại thêm một “thuần phục” mới nữa của các thái thú biết nói tiếng Việt!

Do đó: Chính vì quyết tâm dứt khoát giữ đảng của CSVN!

Vì vậy: Những người con Việt cũng quyết tâm xóa tên ĐCSVN để tránh bị Hán hóa thêm một lần nữa!

Lửa đã thiêu đốt tài sản của Tàu Chệt ở Cần Thơ, Bình Dương, Lái Thiêu, Đức Hòa, và Đồng Nai (30/3)... chắc chắn ngọn lửa dân tộc sẽ bùng phát và quét sạch Tàu Khựa xâm lược cùng hậu duệ của Lê Chiêu Thống ra khỏi Đất và Nước của Tổ tiên Việt.

Cuộc cách mạng Cá hôm nay chắc chắn sẽ nở hoa một ngày không xa.

20.04.2017

No comments:

Post a Comment