Tuesday, August 30, 2016

Việt Nam báo cáo GDP không minh bạch và bỏ qua yếu tố môi trường

Bộ Kế hoạch và Đầu tư CSVN vừa có phúc trình chi tiết về việc thông tin minh bạch trong các doanh nghiệp quốc doanh. Trong số 31 doanh nghiệp quốc doanh quy mô tập đoàn kinh tế, tổng công ty, tất cả đều không có một doanh nghiệp nào thực hiện yêu cầu minh bạch trong các thông tin về tài chính.


Thời hạn công bố báo cáo tài chính năm 2015 là 31-5-2016 nhưng đến nay mới có 44 doanh nghiệp thực hiện. Tương tự, việc công khai báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, báo cáo quản trị cũng có tỷ lệ hoàn thành thấp…
Những doanh nghiệp cố tình phớt lờ qui định về báo cáo tài chính, có Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công Thiết bị y tế Việt Nam...
Một số doanh nghiệp có thực hiện nhưng không đầy đủ, có thể kể đến như Tập đoàn Điện lực (EVN), Hàng hải (Vinalines), Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) hay 3 ‘ông lớn’ viễn thông là Viettel, Mobifone, Vinaphone...
Chỉ số GDP (Gross Domestic Product) của Việt Nam đang ngày càng giả dối, tô hồng cho sự phát triển của nền kinh tế, cũng từ việc thiếu minh bạch của các số liệu kinh doanh của những tập đoàn quốc doanh của CSVN.
Việt Nam cũng được ghi nhận nền kinh tế xem nhẹ vấn đề phát triển bền vững. Nhà báo Hoàng Hải Vân phân tích: hạ tuần tháng 8-2016, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà công bố những con số nghe mà ghê rợn: Trên toàn quốc hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550,000m3 nước thải/ngày đêm; 615 cụm công nghiệp trong đó chỉ khoảng hơn 5% có hệ thống chế biến nước thải tập trung. Các cụm công nghiệp còn lại, hoặc các cơ sở sản xuất tự chế biến nước thải hoặc xả trực tiếp ra môi trường.
Có hơn 13,500 cơ sở y tế hàng ngày phát sinh hơn 47 tấn chất thải nguy hại và 125,000 m3 nước thải y tế; 787 đô thị với 3,000,000 m3 nước thải ngày/đêm, nhưng hầu hết không qua chế biến. Hàng năm, có 100,000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng, trong đó, khoảng 80% lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng không đúng quy định; hiệu suất sử dụng chỉ đạt 25-60%; công tác thu gom, lưu giữ và tái chế bao bì chưa được quan tâm, nhiều nơi thải bỏ ngay tại đồng ruộng gây phát sinh mùi, khí thải…
Việt Nam đang lưu hành gần 43 triệu xe máy và trên 2 triệu xe hơi tạo ra nguồn phát thải lớn đến môi trường không khí.
Như vậy, có quá nhiều hoạt động hủy hoại môi trường vào sự tăng trưởng GDP. Nhà báo Hoàng Hải Vân, nhận xét: “…Chúng gây ra biết bao nhiêu là bệnh tật, làm què quặt biết bao nhiêu là đứa trẻ, làm suy thoái nòi giống ta như thế nào thì không hề bị trừ đi khi tính GDP. Đó là chưa kể bệnh tật phát triển làm tăng chi phí chữa bệnh, cũng làm góp phần vào sự tăng trưởng GDP. Chưa ai tính có bao nhiều phần trăm trong GDP là GDP đen, GDP bẩn, chỉ biết là hàm lượng đen bẩn trong GDP là quá nhiều…”.
Vũ Minh Ngọc / SBTN

No comments:

Post a Comment