Nguyễn Đình
Ấm (VNTB) Vào ngày 1/10, VTV1 và hàng loạt cơ quan truyền thông của đảng
CS đưa tin: Nguyên nhân nhà 8b Lê Trực cao hơn 16 m, rộng hơn 6.000 m2
theo giấy phép do cơ quan chức năng phường, quận “không xử lý kiên
quyết, dứt điểm”.
Sai phạm xây dựng tràn lan
Sai phạm xây dựng tràn lan
Tôi cam đoan
nếu dở lại ngàn, vạn, chục vạn… hồ sơ xây dựng không phép, sai phép ở Hà
Nội cũng như các thành phố ở VN (có lẽ trừ Đà Nẵng thời ông Nguyễn Bá
Thanh lãnh đạo) thì hầu hết có hiện tượng này. Tức các công trình không,
sai phép đều bị phạt thậm chí ra lệnh ngừng thi công nhiều lần nhưng
cuối cùng công trình vẫn hoàn thành, tồn tại. Hiện tượng này được gọi
là cách quản lý đô thị “phạt cho tồn tại” của thời đại tham nhũng là
“quốc sách” đã diễn ra từ nhiều chục năm nay.
Tòa nhà 8B Lê Trực. Ảnh: Vietnamnet |
Theo quan sát
và phản ánh của nhân dân, những người hoàn thành chót lọt một ngôi nhà,
cái cổng, cái hố xí… không, sai phép là như thế này: Bước đầu chủ đầu
tư lén gặp “cơ quan chức năng” hoặc người môi giới thỏa thuận cách thức
tiến hành, giá cả (từ vài triệu, chục triệu,trăm triệu, vài tỷ… tùy quy
mô công trình) để xây công trình. Khi đã thỏa thuận, trao tiền xong,
gia chủ cứ việc xây. Khi công việc xây móng đang tiến hành thì cơ quan
chức năng “phát hiện” sốt sắng đến lập biên bản, phạt vài trăm ngàn, vài
triệu đồng(tùy công trình lớn, nhỏ) đúng quy định có hóa đơn đỏ hẳn
hoi.
Sau khi “chức
năng” ra về chủ đầu tư vẫn tiến hành xây như không có chuyện gì xẩy
ra.Khi công trình xây lên một hai tầng thì “chức năng”lại “ập đến” lập
biên bản dừng thi công lần nữa nhưng gia chủ vẫn cứ tiến hành công
việc.Với công trình lớn hàng chục tầng thì “chức năng” kiểm tra, phạt
chiếu lệ vài lần, có khi cả chục lần. Theo phản ánh của những người xây
nhà không, sai phép xin dấu tên thì những năm 2012 đến nay ở các quận
nội thành Hà Nội xây một nhà sàn rộng 60-70 m2, ba tầng trên đất hợp
pháp nhưng chưa có sổ đổ thì giá “trọn gói” không hóa đơn là 150 triệu
đ. Đất lấn chiếm, lưu không 300-400 triệu đ. Cũng có những trường hợp
“chức năng” thu theo tầng. Trừ phần móng “nặng đô” 100-150 triệu đ sau
đó cứ mỗi tầng thu 50 triệu đồng. Điều này giải thích tại sao ở nhiều
nơi nhất là ở khu tập thể của CBNV ngành hàng không VN khu vực sân bay
Gia Lâm, Tân Sơn Nhất(chắc chắn nhiều nơi khác cũng như vậy), phần lớn
xây nhà từ khi không có sổ đỏ(tức không được cấp phép xây nhà kiên cố
cao tầng) nhưng nay hầu hết nhà cửa nguy nga, bệ vệ, ung dung là như
vậy.
8b Lê Trực và tham nhũng "cưa đôi"
Đây là kịch bản
lý tưởng để tham nhũng hoành hành, vớ bẫm mà vẫn an toàn gần như
100%.Bởi vì, hầu hết nhà cửa kiên cố đã xây xong không vi phạm quy hoạch
xây dựng công trình của nhà nước, không ai kiện cáo thì không ai ngoài
“cơ quan chức năng” nhòm ngó, xử lý,tháo dỡ làm gì vì “chính quyền thông
cảm, quan tâm lợi ích của người dân”. Nếu bất quá gặp trường hợp vụ
việc quá lớn (như nhà 8b Lê Trực chẳng hạn) khi điều tra ra thì “sai
phạm thuộc chủ đầu tư tự ý thi công sai phép, không phép” còn cơ quan
chức năng và lãnh đạo địa phương đã làm đúng chức năng kiểm tra, xử
phạt, yêu cầu dừng thi công nhiều lần nên chỉ có “thiếu sót không xử lý
kiên quyết, dứt điểm”.
Với công trình
8b Lê Trực thì kịch bản còn có vẻ công phu hơn nhiều: Ngoài cơ quan chức
năng cũng kiểm tra, phạt, dừng thi công… nhiều lần họ còn “xin ý kiến
bộ quốc phòng”. Rõ ràng đây là thủ đoạn cố tình làm sai rất bài bản của
nhà đầu tư vì họ nhờ cả “nhà nước B” bảo kê với khẳng định mập mờ “công
trình không vi phạm tĩnh không”. Phải chăng đây là sự lừa đảo bịp
bơm?Bởi vì, khu vực Ba Đình là nơi cấm bay vĩnh viễn, không có đường bay
nào qua đây, trừ trường hợp máy bay nhỏ biểu diễn trong các dịp lễ lạt
với độ cao ít nhất 500 m. Ngay ở sân bay Gia Lâm, Tân Sơn Nhất máy bay
lớn hạ, cất cánh nhưng người ta còn xây sân golf, nhà cao từ 4- hơn 10
tầng sát đường lăn hoặc cách đường băng chỉ 200-400,500 m kia mà.
Theo dư luận
những ngày gần đây thì ngoài phải chi số tiền “bôi trơn” rất lớn để khu
đất vàng 8b Lê Trực này không xây trường học (đang rất thiếu) mà xây
công trình thương mại thì chủ đầu tư đã phải “cưa đôi” số lợi tăng thêm
chiều cao ngôi nhà 16 m và diện tích 6.000 m2. Nghĩa là với giá bán căn
hộ 65-78 triệu đ/m2 nhân với 6.000 m2 rồi “cưa đôi” thì cái cơ quan
chức năng “không xử lý kiên quyết, dứt điểm” và có thể cả cấp trên của
họ sẽ có 195-234 tỷ VNĐ?.
Với những số
tiền khổng lồ ấy nếu có mà phải nhận kỷ luật phê bình hay cảnh cáo
“nghiêm khắc” do “xử lý không kiên quyết dứt điểm” thì có ai trong bộ
máy đã từng cho hoàn thành công trình “hàm cá mập” ở bờ hồ Hoàn Kiếm,
lừa cho xây khách sạn trong công viên Thống nhất, Thủy cung Thăng Long,
nhà 9 tầng không phép ở Xuân La, mưu toan tàn sát, trộm cắp cả rừng cây
xanh Hà Nội… từ chối không nhỉ?
Các thành phố
VN (trừ Đà Nẵng không để nạn “phạt cho tồn tại hoành hành) dù “sinh sau
đẻ muộn” nhưng vẫn lôi thôi, nhếch nhác do bị bộ máy tham nhũng áp dụng
quy trình “phạt cho tồn tại” phá nát không biết đến bao giờ?
10-04-2015
No comments:
Post a Comment