Sunday, December 20, 2015

Hệ lụy chính sách một con và những cô dâu người Việt 'biến mất'

Thạch Lam Trần (VNTB/RT) Họ [những cô dâu người Việt] được đưa vào Trung Quốc để khắc phục tình trạng thiếu phụ nữ - xuất phát từ chính sách một con. Nhưng sau đó, tại một ngôi làng - toàn bộ các cô dâu Việt đã biến mất.

Bên trong hộp các-tông có một kẹp tóc màu cam, son môi, mỹ phẩm và một bộ bài.. Đó là tất cả những thứ liên quan đến Afang, cô dâu người Việt được Li Yongshuai đặt hàng. Và giờ đây, cô đã biến mất. 

Li, một nông dân ở làng Feixiang thuộc tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) – người đã mua Afang về làm vợ.

Li Yongshuai và người vợ Việt Nam của mình trước đây
Những cô dâu Việt Nam: hệ quả chính sách 1 con
 
Afang là một trong hàng chục cô dâu Việt Nam nhập cư vào làng theo diện kết hôn trong thập kỷ qua. Một phần, những cô dâu Việt này giúp kéo lại khoảng cách bất cân bằng giới tính sau hơn ba thập kỷ thực hiện chính sách một con của Trung Quốc, dẫn đến số lượng bé trai tang vọt ở vùng nông thôn. Sự thiếu hụt đó, khiến cho cô dâu địa phương trở nên cao giá, mẹ của Li nói, và thế là, những người đàn ông của làng đã bắt đầu tìm kiếm vợ ở nơi khác - rẻ hơn. 

Họ tìm người mai mối – một người Việt Nam nhập cư lớn tuổi. Mọi sự dường như ổn, cho đến khi vào ngày 21 tháng 11 năm ngoái, các cô dâu Việt Nam trong làng… biến mất, bao gồm cả Afang. Không ai biết thông tin gì về họ kể từ đó. Hàng triệu nhân dân tệ tiền sính lễ cưới các cô gái, cũng tan theo mây khói. 

Cảnh sát tuyên bố rằng, có 28 báo cáo liên quan đến các trường hợp cô dâu biến mất, mặc dù người dân địa phương nói rằng con số không dừng ở đó, mà phải là 100 – có lẽ. Li hối tiếc. 

"Tôi phải trả 150,000 nhân dân tệ [khoảng 16,735 USD]. Cô ấy không phải là rẻ, và họ đã hứa với chúng tôi là sẽ hoàn lại tiền nếu điều này xảy ra, nhưng điều đó đã không xảy ra," anh nói. 

Chúng tôi đang ăn trưa tại nhà của anh ở Feixiang. Feixiang cách Bắc Kinh ba giờ đi bằng xe lửa nhưng khung cảnh giống như ba thập kỷ trước đây với những con đường đất, vệ sinh ngoài trời.Gia đình Li tương đối khá giả trong một ngôi làng… toàn người nghèo. 

"Nếu bạn gặp một cô gái đẹp ở Hàm Đan [trung tâm khu vực, khoảng một giờ đi], bạn có thể giới thiệu cho mẹ con tôi?" Mẹ hỏi. 

Li, một người đàn ông đẹp trai và một gia đình tương đối khá, sẽ không có khó khăn khi tìm một người vợ. Nhưng kinh tế và nhân khẩu học đã can thiệp và làm biến dạng điều tất nhiên này. Chỉ một thế hệ trước đây, Trung Quốc xuất khẩu cô dâu qua Đài Loan và Nhật Bản. Nhưng bây giờ mọi chuyện hoàn toàn trái ngược. Kể từ năm 1979, khi chính phủ đặt giới hạn nghiêm ngặt về quy mô gia đình, bởi nỗi lo về một thảm họa môi trường nếu tăng trưởng dân số không được kiểm soát dẫn đến việc kiếm soát chặt chẽ sinh sản ở người phụ nữ, họ bị ép buộc phá thai, triệt sản nếu đã có 1 người con. Bất cứ ai có hai con, sẽ bị xóa bỏ nhà cửa, tước việc làm, và buộc phải loại bỏ 1 đứa trẻ ra khỏi gia đình. 

Vấn đề còn nghiêm trọng hơn ở nông thôn Trung Quốc, nơi ưu tiên sinh con trai qua siêu âm – mặc dù điều này bị cấm. 

Đây không phải là lần đầu tiên đảng Cộng sản Trung Quốc gây ra thảm họa ở vùng nông thôn, trước đây, chương trình Bước nhảy vọt công nghiệp đã dẫn đến nạn đói vào những năm cuối thập niên 50, giết chết 30 triệu người. Hôm nay, kết quả của chính sách một con, kết hợp với lựa chọn giới tính đã khiến Trung Quốc phải hủy bỏ chính sách này trong tháng Mười này. 

Theo Chen Wuqing, một chuyên gia trong nghiên cứu về giới tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, những người như Li là "chỉ là phần đỉnh của sóng". Hiện nay, tỷ lệ nam giới kết hôn trong độ tuổi ở mức: 105 nam/100 nữ, chênh lệch nam/nữ trong đổ tuổi 20-24 là 109 (2013), điều này không phải là quá nhiều. Nhưng số liệu thống kê trẻ em mới thực sự đáng lo ngại: 117-118 nam/ 100 nữ cho tất cả các nhóm tuổi dưới 14. 

Điều đó có nghĩa là trong 5-10 năm tới, tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn ở làng Feixiang sẽ nhân rộng toàn quốc. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ có khoảng 30 triệu đàn ông không thể kiếm được vợ. 

Tình hình này càng căng thẳng hơn nữa, khi phụ nữ Trung Quốc có xu hướng di cư lên thành phố tìm việc và ở lại. 

Một nghiên cứu của tổ chức CASS vào năm 2011 về giá cô dâu ở Trung Quốc cho biết, giai đoạn 1990-1999, trung bình phải mất 10,000-11,000 nhân dân tệ để cưới được vợ. Nhưng giờ con đó đã tăng rất nhiều lần do lạm phát. 

Tình yêu kinh tế và bỏ trốn hàng loạt
Trở lại câu chuyện của Li, cha của anh, cũng như nhiều người khác trong làng, tham khảo ý kiến ​​Wu Meiyu, một người mai mối địa phương. Wu, theo những người biết, đã đến đây 20 năm từ Việt Nam và trở thành một người mai mối cô dâu cho làng. Bà Wu đã lập một công ty chuyên tìm kiếm cô dâu người Việt cho đàn ông Trung Quốc. 

Các cô dâu Việt bí ẩn về nhân thân, nhưng Wu đã đưa ra bảo đảm rằng các cô gái Việt - nếu họ chạy trốn trong vòng 5 năm, thì người chồng sẽ có một cô dâu mới… hoàn toàn miễn phí. 

"Tôi không thực sự muốn kết hôn nhưng bạn bè của tôi đã kết hôn và cha mẹ tôi muốn tôi lấy vợ, vì vậy tôi nghĩ: tại sao không" Li nói. 

Li lần đầu tiên gặp Afang tại salon của Wu. Cô xinh đẹp nhưng ít nói và chỉ tốn 150,000 nhân dân tệ - chỉ bằng ½ giá sính lễ nếu so với những cô gái địa phương. Và tất nhiên, cô sẽ không có nhu cầu cần mua 1 ngôi nhà hay một chiếc xe hơi sau kết hôn. 

Ngã giá xong, cả hai về nhà Li. Không có đám cưới, không có giấy tờ kết hôn. Cha của ông đã kêu gọi anh em họ hàng quyên góp tiền để đứa con trai 23 tuổi của mình có được một người vợ. "Việt Nam là nơi tôi chưa bao giờ nghĩ đến," Li nói. "Tôi vẫn không biết cô ấy là ai, cô ấy đến từ đâu." Nhưng Li đã xoăn tay để mua đồ nội thất và TV màn hình phẳng cho thành viên mới trong gia đình. 

Những người đàn ông ở Feixiang có thể nhớ lại các cuộc đàm phán tiền tệ đi kèm với cuộc hôn nhân của họ. Họ biết chính xác đã thanh toán bao nhiêu đã được thanh toán, bao nhiêu được vay, là những gì giá trị của các tài sản khác mà đi về phía cô dâu. Nhưng, như Li cũng như nhiều người khác, mơ hồ về người phụ nữ đã kết hôn với họ. 
Nhà Li Yongshuai nằm ở một ngôi làng mang tên Fexang
Li guichen, một người chồng bị mất cô dâu. "Tôi không chắc chắn về tên cô ấy, tôi thậm chí không nhận biết được cô bỏ đi đi," ông nói. Li guichen bốn mươi tuổi và cô dâu Việt là cuộc hôn nhân thứ hai của mình. Cô ở với anh trong sáu ngày. 

Cô ấy thích điều gì? "Cô ấy giống như một người phụ nữ bình thường," ông nói. Giải thích về quyết định kết hôn của mình, ông viện dẫn lý do kinh tế đơn giản. 

"Chúng tôi chỉ kết hôn với một người vợ nước khi chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Bởi vì chúng tôi là những người nghèo, chúng ta không có nguồn thu nhập tốt. Những cô gái Việt yêu cầu một món quà hứa hôn thấp, chúng tôi có thể đủ khả năng xoay sở, đó là lý do. Nếu chúng tôi đã kết hôn với một cô dâu địa phương, sinh lễ cộng với một ngôi nhà được xây mới, một chiếc xe, nó sẽ lên mức 400,000-500,000 nhân dân tệ. " 

Li Yongshuai nói rằng anh không thấy bất kỳ thẻ ID hoặc hộ chiếu nào của cô. 

Cha của Li, cũng không thể nhớ tên đứa con dâu của mình. "Chúng tôi gọi nó là Hey." 

Hôn nhân ở nông thôn Trung Quốc phần nhiều là một trao đổi tài sản và những người phụ nữ chỉ là một trong những mặt hàng có liên quan đến việc trao đổi. Kết quả là, cuộc sống của các cô dâu Việt không phải luôn luôn dễ dàng. Họ có một chức năng, đó là tái sản xuất. Những lời đầu tiên ở Trung Quốc mà Afang học, Li cho biết, là "Bố, mẹ, tôi hết tiền." 

Afang đã có cuộc sống không tốt lắm ở Hà Bắc, vùng đất thảo nguyên lạnh đầy khắc nghiệt và các mỏ than. Cô đi, để lại một cuốn đàm thoại Việt – Trung 7.000 từ. 

Viết tay trên những phần trắng của cuốn sách là những cụm từ mà Afang dường như đang cố gắng để tìm hiểu. "Bạn không cho phép đi ra ngoài", tiếp theo là "có mùi" và "Bạn cần tắm." 

Đó là những hạn chế, Li thừa nhận, mặc dù anh khẳng định rằng Afang được tự do đi lại. Trong một lần hiếm hoi vì vụ tai nạn xe máy khiến anh bị gãy chân, Afang đã cho thấy một sự quan tâm. 

Sau đó, cuối tháng mười một, bà Wu – người mai mối bắt đầu hành động lạ. Bà thu thập tất cả các thẻ ID của cô dâu cho mục đích đăng ký nào đấy. Một hai ngày sau đó, tất cả biến mất. 

Li nhớ điện thoại của mình đổ chuông dồn dập vì các cuộc gọi của những chú rể khác hốt hoảng vì mất cô dâu. Li cố gắng gọi Afang nhưng điện thoại cô bị khóa lại. Một số cô dâu đã bỏ con ở lại. 

"Chúng tôi nghĩ rằng cô ấy đã lên kế hoạch trong một thời gian dài," anh nói. 

Cô dâu tên Thu 

Cảnh sát ở Qizhou đã điều tra 28 trường hợp liên quan đến vấn đề cô dâu Việt Nam. Cuối tháng mười hai, cảnh sát tuyên bố đã thực hiện ba vụ bắt giữ, mặc dù Wu vẫn còn mất tích. 

Feixiang có thể là sự cố lừa đảo cô dâu lớn nhất cho đến nay, nhưng nó không có nghĩa là duy nhất. Vào năm 2013, tám cô dâu Việt biến mất ở tỉnh Sơn Đông, trong khi vào năm 2012 tám cô dâu khác biến mất ở Giang Tây. Vào tháng Ba năm 2015, cảnh sát ở Suiyuan phá vỡ một băng nhóm lừa đảo cô dâu người Việt, bắt giữ 11 người. 

Thu – một cô dâu người Việt đồng ý chia sẻ quan điểm của mình thông qua một người phiên dịch. Cô đã kết hôn trong một gia đình Trung Quốc ở tỉnh Liêu Ninh, và đã ở lại, cô cho biết, phần lớn là vì mẹ chồng và chồng cho phép cô quay trở lại thăm Việt Nam. 

Thu chưa có ý thức hết về những gì đã xảy ra ở Feixiang, bởi trong số các cô dâu Việt đã chạy trốn, có cả em dâu của Thu. 

"Tôi nghĩ là vì các gia đình [Trung Quốc] đã không giữ lời hứa về việc cho cô dâu Việt thăm lại gia đình của họ," cô nói. "Họ sợ rằng khi cô dâu Việt trở lại Việt Nam, họ sẽ không quay trở lại nữa. Một số gia đình thậm chí không cho phép cô dâu Việt ăn thực phẩm thích hợp [có nghĩa là thực phẩm Việt]. " 

Thu ở lại vì cô được đối xử tốt. "Sống ở đây, tôi thấy rằng ông chồng làm hầu như tất cả mọi thứ," cô nói. "Họ phải làm việc và những người phụ nữ ở nhà chỉ chơi mạt chược. " 

"Khi kết hôn, cô dâu Việt chấp nhận cuộc sống mới của họ. Khi họ trở về Việt Nam, nếu cuộc sống mới là tốt, người chồng tốt, thì tất nhiên họ sẽ quay trở lại Trung Quốc. Nhưng nếu người chồng đối xử với họ xấu, họ phải chạy. " 

Chồng bà, một công nhân nhập cư, đang ngồi bên cạnh cô khi chúng tôi liên lạc với Thu tại nhà của gia đình bà, ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh. Ông không chỉ cho phép cô thăm cha mẹ, mà còn đi với cô ấy, và nỗ lực để học tiếng Việt. Họ có một cô con gá. 

"Điều quan trọng là cô ấy được hạnh phúc, đó là lý do tại sao chúng tôi đã ở lại với nhau", anh nói. 

Trở lại trong Feixiang, Li cho biết anh muốn tìm một người vợ mới và sớm ổn định gia đình, nhưng sự biến dạng của kinh tế Trung Quốc khiến mục tiêu này ngày càng xa. Anh có nhiều lựa chọn – nhưng anh không đặt mặt hang cô dâu nữa. 

"Tôi đoán tôi sẽ gặp một cô gái trước khi tôi quyết định. Tôi sẽ kết hôn - nhưng nếu tôi kết hôn một lần nữa, gia đình tôi sẽ phải vay thêm tiền ". 

 VNTB 19.12.15

No comments:

Post a Comment