Tuesday, September 29, 2015

Tuỳ viên Tàu vào tận bộ quốc phòng 'uỷ lạo' tướng Thanh

Đại tướng tiếp đại tá Tàu
Hoàng Trần (Danlambao) - Đại tướng Phùng Quang Thanh vừa có cuộc gặp gỡ với đại tá Chân Trung Hưng, tuỳ viên quân sự quốc phòng Trung Cộng tại Việt Nam.

Buổi tiếp đón diễn ra hôm 29/9/2015 tại trụ sở bộ quốc phòng – nơi ông Thanh đang ‘tịnh dưỡng’ kể từ khi về nước hồi cuối tháng 7/2015.

Đại tướng tiếp đại tá

Theo báo Quân đội Nhân dân, mục đích cuộc gặp là do đại tá Tàu Chân Trung Hưng ‘đến chào xã giao nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác’ tại Việt Nam. 

Về cấp bậc, việc một đại tướng phải đích thân tiếp đón một đại tá là điều khó hiểu trong thông lệ ngoại giao quân đội.

Phải chăng, ngoài mục đích ‘chào xã giao’, đại tá Chân Trung Hưng còn mang đến một thông điệp ngầm gửi đến tướng Thanh?

Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh dự kiến sẽ có chuyến đi Bắc Kinh vào giữa tháng 10/2015 để gặp Thường Vạn Toàn, bộ trưởng quốc phòng Trung Cộng.

Đây sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Thanh sau nhiều tháng bị cho ngồi chơi xơi nước.

Do đó, cuộc gặp với đại tá Chân Trung Hưng là cơ hội để ông Thanh bắn đi những tín hiệu ngầm gửi đến Bắc Kinh – chiếc phao duy nhất có thể đảm bảo cho tương lai chính trị cho ông này.

Trong quá khứ, mỗi khi xảy ra xung đột lớn về mặt nhân sự, bộ chính trị CSVN thường chuyển sang ‘đi đêm’ với Trung Cộng để củng cố quyền lực.

Kịch bản này từng xảy ra hồi năm cuối những năm 80, người tiền nhiệm của ông Thanh là đại tướng Lê Đức Anh đã ngấm ngầm cấu kết với Trung Cộng trong cuộc chiến Gạc Ma 1988.

Sau khi ký kết thoả ước Thành Đô 1990, Lê Đức Anh từ vị trí bộ trưởng quốc phòng nhảy lên giữ chức chủ tịch nước.

Đại tướng Phùng Quang Thanh và đại tá Chân Trung Hưng, tùy viên quốc phòng Trung Cộng


Bàn tay Trung Cộng

Trước khi ‘sang Pháp chữa bệnh’, ông Phùng Quang Thanh từng được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho chức vụ chủ tịch nước vào năm 2016. 

Đây cũng là thời điểm mà thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng đang có tham vọng sẽ trở thành tổng bí thư.

Dù vậy, chức vụ mà ông Dũng nhắm đến không được thừa nhận là nguyên thủ quốc gia. Nếu muốn trở thành một tổng bí thư quyền lực nhất trong lịch sử CSVN, ông này sẽ cần kiêm nhiệm thêm chức vụ chủ tịch nước.

Việc ‘nhất thể hoá’ chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước đã được áp dụng tại Trung Cộng từ thập niên 90. Đối với đảng CSVN, mô hình này cũng được nêu ra từ thời TBT Lê Khả Phiêu nhưng không được chấp nhận.

Từ đây cho đến khi đại hội đảng 12 bắt đầu, vấn đề ưu tiên nhất của ông Dũng vẫn là loại bỏ Phùng Quang Thanh.

Dù vậy, ngay cả khi quyền lực suy yếu, Phùng Quang Thanh với quyết tâm bám ghế cao độ vẫn đang âm thầm ‘vận dụng’ bài học từ Lê Đức Anh để lại.

Giữa những người cộng sản, không hề có khái niệm gọi là tình đồng chí hay chủ quyền quốc gia. Tất cả chỉ được đo bằng quyền lực và đồng tiền.

Do đó, nếu không lật đổ được chế độ độc tài cộng sản, tương lai đất nước sẽ vẫn tiếp tục bi đát theo sau những cuộc đấu đá quyền lực trong nội bộ chóp bu Ba Đình.

No comments:

Post a Comment