Báo Tuổi Trẻ dẫn lời trung tướng Vũ Văn Hiển, chánh văn phòng bộ quốc phòng cho biết: Vào ngày 27/7/2015, ông Thanh sẽ vào lăng Ba Đình trong tư cách là trưởng đoàn đại biểu quân uỷ trung ương.
Tối cùng ngày, ông này cũng sẽ tham dự chương trình giao lưu văn nghệ do bộ quốc phòng tổ chức.
Dù vậy, chánh văn phòng bộ quốc phòng cũng nói rằng ‘do bận công việc’ nên lịch trình của ông Thanh ‘có thể thay đổi vào giờ chót’. Trong trường hợp này, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ sẽ là người vào lăng thay cho ông Thanh.
Ảnh tướng Thanh gây nghi ngờ
Bức ảnh chụp ông Thanh tại sân bay gây nghi ngờ |
Sinh mạng chính trị của vị bổ trưởng quốc phòng đương nhiệm hiện vẫn đang là một đề tài thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận.
Cho đến thời điểm này, bẳng chứng duy nhất cho thấy tướng Thanh 'đã về Việt Nam' là một bức ảnh chụp từ khoảng cách khá xa do báo Tuổi Trẻ phổ biến.
Bức ảnh này hiện cũng gây nên nhiều sự nghi ngờ. Một số ý kiến cho rằng nhân vật trong ảnh không phải là ông Thanh, mặc dù ngoại hình nhìn khá giống.
Khá nhiều phóng viên, nhà báo đã có mặt tại sân bay Nội Bài sáng hôm 25/7/2015, nhưng không có bất cứ bức ảnh nào được công bố một cách rõ ràng.
Từ cầu thang sân bay, nhân vật được nói là ‘ông Thanh’ đã lên một chiếc xe quân sự, rồi phóng về nhà riêng với tốc độ cao. Thậm chí, việc ông này đến thăm bộ quốc phòng cũng không hề có bất cứ bức ảnh nào chứng minh.
Dù ngoại hình không ưa nhìn và béo phì, nhưng việc ông Thanh tránh mặt giới truyền thông là một điều bất thường.
Thậm chí, tờ báo Quân đội Nhân dân của quân uỷ trung ương cũng không thấy đả động đến sự trở về của người đứng đầu bộ quốc phòng.
Khả năng rất cao là vị bộ trưởng quốc phòng đương nhiêm đang bị khống chế, ít nhất là về mặt hình ảnh chính trị trước công chúng.
Thủ tướng chưa đến thăm ông Thanh?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người hưởng lợi nhiều nhất trong trường hợp bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh 'ngã ngựa' |
Trong hơn 1 tháng hoàn toàn vắng mặt, đã có nhiều thay đổi về nhân sự cấp cao trong bộ quốc phòng theo chiều hướng có lợi cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Theo trung tướng Vũ Văn Hiển, nhiều lãnh đạo cấp cao trong chế độ CSVN đã trực tiếp đến thăm sức khoẻ ông Thanh ngay khi ông này về nước.
“Hôm qua 25-7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi điện đàm đã đến trực tiếp trò chuyện với anh Phùng Quang Thanh. Hôm nay 26-7, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc… cũng đến thăm”, báo Tuổi Trẻdẫn lời chánh văn phòng bộ quốc phòng cho biết.
Trong danh sách những người đến thăm ông Thanh, không thấy có nhắc đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Ông Phùng Quang Thanh được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho chức vụ chủ tịch nước vào năm 2016, đó cũng là thời điểm mà thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng dự kiến sẽ trở thành tổng bí thư.
Dù vậy, chức vụ mà ông Dũng nhắm đến không được thừa nhận là nguyên thủ quốc gia. Nếu muốn trở thành một tổng bí thư quyền lực nhất trong lịch sử CSVN, ông này sẽ cần kiêm nhiệm thêm chức vụ chủ tịch nước.
Việc ‘nhất thể hoá’ chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước đã được áp dụng tại Trung Cộng từ thập niên 90. Đối với đảng CSVN, mô hình này cũng được nêu ra từ thời TBT Lê Khả Phiêu nhưng không được chấp nhận.
Trong trường hợp ứng cử viên chủ tịch nước Phùng Quang Thanh bị loại bỏ, thì người được hưởng lợi nhiều nhất vẫn là Nguyễn Tấn Dũng.
Điều này có thể giải thích được lý do vì sao trong danh sách những người đến thăm ông Thanh không thấy nhắc đến ông Dũng. Nhiều khả năng, chính bản thân ông Thanh cũng không dám gặp ông Dũng.
No comments:
Post a Comment