Monday, March 30, 2015

Ngăn sông phá núi, chặt cây đều là việc làm tai hại giống như cầm dao tự giết mình, giết người và tàn phá môi sinh của muôn loài

Nguyễn Bạch Đằng (Danlambao) - Mấy tuần qua dư luận liên tục nóng ran về tình trạng tàn phá môi sinh đến tàn bạo khiến ảnh hưởng đến tình hình sức khỏe, mạng sống của con người và mọi cảnh vật xung quanh mà vẫn chưa có biện pháp nào để ngăn chặn vấn nạn này.

Câu chuyện khởi đầu là Sở tài nguyên môi trường thành phố bắt ngờ cho thợ xẻ và mọi phương tiện ra triệt phá cây xanh ở thủ đô, khiến người dân xốc nặng rồi đến đau đớn la hét và phản đối kịch liệt. Chỉ trong một ngày mà cả Hà Nội bị tàn phá trơ trọi hơn cả cảnh bom B52 của Mỹ ném vào Khâm Thiên trong những năm chiến tranh khốc liệt. 

Tàn sát cây xanh Hà Nội

Nhiệt độ ở Hà Nội người đống như kiến với số lượng xe máy, ô tô thả khí Các-bon ra thật là kinh khủng, trung bình vào tháng hè luôn làm cho nhiệt độ Hà Nội tăng từ hơn 4 đến 6 độ C so với các vùng xung quanh là chuyện luôn diễn ra. Những ngày nắng tháng 5 trước đây đo được bình quân chỉ là 30 độ C nay là 36 độ C và tháng 6 tháng 7 thì trước đây những năm 1990 về trước là 34 độ C nay là 42 độ C và cao điểm là 45 độ C khiến Hà Nội như một chảo lửa. Người dân phải bỏ nhà ra ngồi dưới các gốc cây xanh, nay cây xanh bị đốn hạ thì ngồi đâu? 

Chuyện các sông hồ đẹp trước đây ở Hà Nội bị lấp đi cho xây dựng hay các dòng chẩy các con sông, rạch bị thu hẹp lại đã khiến Hà Nội hễ mưa xuống là lụt. Đây là hình ảnh khiến chúng ta phải suy xét và hóa giải ngay. 

Đường Nguyễn Xiển, Phạm Hùng, Đại lộ Thăng Long... và không ít những cung đường khác ở Hà Nội mới làm nhưng lại rất dễ bị ngập lụt. Vì sao vậy?

Trận mưa lớn kéo dài trong 2 ngày 8 - 9/8 năm 2014 vừa qua khiến nhiều cung đường ở Thủ đô bị ngập lụt nghiêm trọng. Không chỉ vừa mưa đã ngập, ngay cả khi trời trở nắng ráo vào sáng ngày 9/8 một số tuyến đường mới như Nguyễn Xiển, Phạm Hùng vẫn như... sông. Ô tô, xe máy qua lại những tuyến đường này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, gây ức chế lớn cho người dân. Một người dân sống và làm việc ở đây đã bức xúc nói: “Tôi thường xuyên phải đi làm qua đường Nguyễn Xiển, Phạm Hùng mỗi ngày. Đường chỉ vừa mới hoàn thành nhưng không hiểu sao lại hay bị ngập lụt như vậy. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ cũng có thể lụt. Nhiều hôm đến cơ quan, lại phải ngậm ngùi đi về vì nước trên đường bắn lên, bẩn hết áo quần” - một người dân ở khu Linh Đàm bức xúc. 

Hình ảnh ngập lụt kéo dài tại khu tòa nhà Keangnam 
trên đường Phạm Hùng. (Ảnh QN) 

Còn ở các tỉnh khác càng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như Quảng Nam, Thanh hóa, Nghệ an và Sài gòn. Các dòng chảy các con sông lớn đang bị thu hẹp lại, các hồ lớn đã biến mất biến thành nơi các nhà cao tầng, các dự án không được xem xét kỹ lưỡng chiếm đoạt các dòng chẩy đã khiến lũ xẩy ra mỗi khi có mưa. Trường hợp bất thường trong tháng 3, chưa từng có trong lịch sử ở vừa xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên – Huế, đã trở thành lần đầu tiên trong lịch sử vào tháng 3, địa phương này gặp lũ. Trận lũ đã gây ngập cho hơn 1.000 hộ dân ở huyện Phú Lộc là điều dễ dàng giải thích nó. 

Nước ngập 1 mét qua đường vào 
trường Tiểu học Lộc Trì (ảnh: Cường Tính) 

Tình trạng sau đây còn kéo dài không được khắc phục thì sẽ ra sao? 

Do mưa lớn kéo dài từ chiều tối 26/3, nên địa bàn thị trấn Phú Lộc, xã Lộc Trì, xã Lộc Tiến và xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) đã bị ngập lụt nặng. Mực nước ngập tại các tuyến đường lên đến 0,5-1m, đã nhấn chìm nhiều diện tích lúa, hoa màu của người dân. Hơn 1.000 hộ dân ở huyện này đã bị nước lũ đột ngột tấn công và hàng ngàn học sinh phải nghỉ học.

Theo tìm hiểu của PV Dân trí, tại tổ dân phố 8 Thị trấn Phú Lộc có 350 hộ bị ảnh hưởng bởi nước lụt. Ở xã Lộc Trì có 450 hộ thuộc 2 thôn Hòa Mậu, Cao Đôi Sả nước vào đến sân hoặc nhà. Các đường liên 2 thôn này bị ngập dưới 1m.

Đặc biệt một đoạn QL 1A qua xã Lộc Trì bị ngập 0,3-0,4m làm giao thông qua lại rất khó khăn. 

Nước ngập QL 1A qua xã Lộc Trì (ảnh: Cường Tính)

“Cho đến trưa nay (27/3) nước đã dần rút xuống, người dân có thể lội được với mực nước ngoài đường dưới 1 mét. Học sinh trên địa bàn được nghỉ học toàn bộ. Chưa có năm nào lụt bất thường như vậy cả” - ông Nguyễn Xuân Diệu, Chủ tịch xã Lộc Trì cho hay.

Ông Hồ Hữu Phúc, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến trao đổi qua điện thoại “Chiều tối qua do mưa nguồn lớn quá nên đã làm gần 20 lán trại tại khu du lịch suối Voi bị cuốn trôi sạch. Ở tại thôn Thủy Dương, Thủy Tụ bị nước ngập hết ruộng dân. Tuy nước không lên đường nhưng lũ quá bất thường”.

Sát đó là xã Lộc Thủy cũng bị lụt gây tê liệt nặng, chia cắt 3 thôn Thủy Yên, Thủy Cam Thượng, Thủy Cam Hạ. Có hơn 500 hộ dân ở đây bị nước lũ tấn công vào sân, vào nhà cùng với nhiều diện tích lúa, hoa màu bị ngập.

Ông Trần Văn Hữu, Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy xác nhận với PV: “Đây là một trận lũ bất thường. Ngoài hơn 500 hộ dân bị ảnh hưởng, ở xã chúng tôi có 2 đập đất là đập Trà Vó của hợp tác xã Thủy Xuân và đập Ba Đội bị lũ làm vỡ, cuốn trôi. Công trình hồ chứa nước Thủy Cam – Thủy Yên không cắt lũ được. Do mưa rất lớn ở thượng nguồn sông Bù Lu nên nước lũ dâng cao đột ngột. Đến trưa 27/3 tuy nước có rút nhưng vẫn còn to”. 

Nước ngập vào sân nhà các hộ dân ở xã Lộc Thủy (ảnh: Hoàng Hải)

Theo lãnh đạo huyện Phú Lộc, hiện đang cho kiểm tra mức độ thiệt hại của các địa phương trên. Tuy may mắn chưa có thiệt hại về người nhưng mất mát, hư hại về tài sản, mùa màng của bà con là khá lớn vì chưa có khi nào lũ lại xuất hiện vào tháng 3.

Cho biết về nguyên nhân trận lũ bất thường này, ông Phan Thanh Hùng, CVP Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế nói: “Trong gần 3 ngày từ sáng sớm 25/3 đến sáng 27/3 mưa ở hệ núi Bạch Mã (huyện Phú Lộc) rất lớn, đo được trên 500mm. Điều này đã khiến cho nước ở thượng nguồn các sông Thừa Lưu, Cầu Hai, Bù Lu dâng cao và đổ về hạ lưu tạo lũ nhanh chóng. 

Nước lũ làm cho các hộ dân ở Lộc Thủy bị ngập trong ngày 27/3 
(ảnh: Hoàng Hải)

Ở Thanh Hóa thì sao? Đến sáng ngày 30/8, hàng nghìn hộ dân tại các xã miền núi huyện Quan Sơn, Thanh Hóa đã thoát khỏi cô lập. Mưa lũ cũng gây thiệt hại hàng tỷ đồng. 

Cầu Phà Lò ở huyện vùng cao Quan Sơn (Thanh Hóa) 
bị chìm trong nước lũ hôm 29/8

Tại điểm bị sạt lở nặng nhất tại Km 54 (thuộc địa bàn xã Sơn Điện) và Km 80 (qua xã Na Mèo) trên tuyến quốc lộ 217, chính quyền địa phương phối hợp với đơn vị thi công dùng máy móc, giải phóng lượng đất đá tràn xuống lòng đường.

Các điểm sạt lở khác trên địa bàn 5 xã Mường Mìn, Sơn Thủy, Trung Hạ, Trung Tiến, Trung Sơn về cơ bản được khắc phục.

Tại huyện Quan Sơn, mưa lớn làm một cầu tràn trên tuyến đường tuần tra biên giới ở địa bàn xã Tam Thanh bị cuốn trôi, ước tính thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo huyện Quan Sơn, hiện tại, mưa trên địa bàn đã ngớt, đời sống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào đã trở lại bình thường. Trước đó, như GDVN đã thông tin, mưa lớn kéo dài suốt chiều và đêm 28 rạng sáng 29/8 đã khiến nước sông Lò lên cao, chia cắt tại điểm cầu Phà Lò. Ngoài ra, tuyến đường 217 cũng bị sạt lở hai điểm tại xã Na Mèo và Sơn Điện. Sự cố đã khiến hàng nghìn hộ dân bị cô lập tạm thời. (theo Giáo Dục) 

Nước ngập đường liên thôn ở Thị xã Hương Trà (ảnh: T.Ngọc)

Việc san lấp sông Đồng Nai để thực hiện Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị phải tuân thủ Luật Tài nguyên nước năm 2012 là điều nhức nhối thách thức nghiêm trọng chủ trương đường lối bảo vệ môi sinh, môi trường của Đảng và nhà nước ta. Nếu không có biện pháp ngăn chặn sẽ gây ra hậu quả của bẩy tỉnh thành xung quanh địa bàn này. 

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, diễn ra chiều 27/3, tại Hà Nội. 

Một góc dự án lấp sông Đồng Nai.

Việc san lấp sông Đồng Nai là để thực hiện “Dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Đồng Nai”. Đây là một trong bốn dự án trọng điểm cải tạo cảnh quan môi trường và chỉnh trang đô thị ven sông cho thành phố Biên Hòa được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt. Dự án do Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát khởi công hồi tháng 9/2014 với tổng vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.

Tại buổi họp báo chiều 27/3, nhiều nhà báo đã đặt câu hỏi liên quan đến dự án lấn sông Đồng Nai. Trả lời câu hỏi của một số phóng viên về Dự án lấn sông Đồng Nai có chịu sự chi phối của Luật Tài nguyên nước, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai nêu rõ: Việc san lấp với diện tích 7,7ha trên sông Đồng Nai để xây dựng khu đô thị ở ven sông phải tuân thủ quy định của Luật Tài nguyên nước nước 2012, bởi Dự án có khả năng ảnh hưởng rất lớn tới tác động dòng chảy sông Đồng Nai.

Tuy nhiên, quá trình triển khai dự án này, tỉnh Đồng Nai và chủ đầu tư không hề tham vấn, xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về vấn đề này.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai cho biết: “Chúng tôi hiện đang chỉ đạo các cơ quan liên quan của Bộ, những đơn vị liên quan rà soát lại về thẩm quyền, phê duyệt đến đâu, phải đánh giá một cách cẩn thận đối với báo cáo đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai cũng như báo cáo ĐTM để có những nhận định chính xác về tác động của việc san lấp 7,7 ha trên sông Đồng Nai. Chúng tôi sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, cung cấp cho báo chí và cho tỉnh sau khi có kết quả”.

Cũng tại buổi họp báo, Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, từ cuối tháng 3 đến tháng 4 năm nay, nền nhiệt phía Bắc cao hơn trung bình nhiều năm, phía Nam ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Từ tháng 5-10/2015, nền nhiệt độ trên phạm vi toàn quốc phổ biến cao hơn trung bình nhiều năm từ khoảng 0,5-1 độ C, riêng Nam Bộ và Tây Nguyên nhiệt độ dao động ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm. Tình trạng khô hạn, thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng ở khu vực từ Nghệ An đến Bắc Bình Thuận và có khả năng kéo dài tới tháng 8- 9/2015; ở khu vực Nam Bình Thuận và Tây Nguyên kéo dài đến đầu tháng 5. Xâm nhập mặn tiếp tục lấn sâu vào vùng cửa sông, ven biển khu vực Trung Bộ.

Lý giải về tình trạng này, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết: “Trong 10 năm gần đây, năm 2014 là năm ít mưa nhất, đấy là nguyên nhân thứ nhất. Nguyên nhân thứ hai, năm 2014 là năm ít bão, chính việc ít bão cũng ít mưa. Năm 2012, chỉ có duy nhất 1 cơn bão đổ vào giữa Phú Yên và Bình Định và tức khắc sau đầu năm 2013 hai tỉnh này cũng thiếu nước. Có rất nhiều hồ chứa không đủ nước. Việc này cũng hay xảy ra theo quy luật, đặc biệt gần đây là do biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt”. Một mệnh lệnh sẽ phải đặt ra là: Đồng Nai phải tham vấn ý kiến các tỉnh về việc lấn sông.

Khu vực dự án lấn sông Đồng Nai - Ảnh tư liệu

Theo đó, UBND tỉnh Đồng Nai cần tổ chức tham vấn ý kiến của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai, đặc biệt là ý kiến của các địa phương thuộc vùng hạ lưu như TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu về dự án “cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị sông Đồng Nai”.

Sông Đồng Nai là nơi thoát nước từ nhiều núi và dòng chẩy khắp nơi đổ về từ nhiều tỉnh nên dòng chẩy rất xiết. Nếu bị thu hẹp lại khi mưa lớn sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường không những về tính mạng, tài sản của toàn dân ở đây là một loạt các công trình giao thông, các sinh hoạt của nhiều tỉnh thành bị đình đốn tức thì. 

Theo văn bản này, Bộ TN-MT cho biết trong thời gian gần đây, báo chí nêu nhiều thông tin về việc triển khai dự án cải tạo cảnh quan và phát triển ven sông Đồng Nai do Công ty cổ phần đầu tư kiến trúc xây dựng Toàn Thịnh làm chủ đầu tư, trong quá trình thi công đã san lấp gây cản trở dòng chảy của sông Đồng Nai, tác động xấu đến môi trường và đời sống nhân dân trong khu vực dự án.

Về việc này, Bộ TN-MT có ý kiến, theo quy mô của dự án đã được công bố, thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án thuộc về UBND tỉnh Đồng Nai, tuy nhiên Bộ TN-MT đề nghị tỉnh Đồng Nai báo cáo cụ thể về tình hình triển khai dự án nêu trên, đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về tài nguyên - môi trường.

Theo Bộ TN-MT, nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng đặc biệt với phát triển kinh tế - xã hội của 11 tỉnh, thành phố trên lưu vực, quan trọng nhất là chức năng cung cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân vùng hạ lưu. Do vậy, việc triển khai dự án đầu tư phát triển có nguy cơ tác động xấu đến chất lượng nguồn nước của hệ thống sông Đồng Nai cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng về các tác động môi trường trong phạm vi dự án và tham vấn ý kiến các địa phương nằm ở hạ nguồn lưu vực sông.

Cũng theo Bộ TN-MT, để đảm bảo chất lượng nguồn nước sông Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, đề nghị Bộ TN-MT đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai cần tổ chức tham vấn ý kiến các bên liên quan để tạo được sự đồng thuận giữa các địa phương trên lưu vực sông Đồng Nai.

Vấn đề lấp sông Đông Nai không còn là của riêng công việc của tỉnh này mà là của các vùng tỉnh thành có liên quan đến sông này và sau cùng là của cả nước, nó ảnh hưởng đến hàng mấy chục triệu con người sống trên hai bên bở sông và các vùng mà nước đi qua. 

Khẩu hiệu khẩn trương là Stop ngay và tháo dỡ tất cả các chướng ngài đã đổ xuống ngăn dòng chẩy trên sông này. Không thể phá môi trường, môi sinh theo kiểu kiếm tiền bằng mọi giá và vô trách nhiệm như hiện nay. Hãy dừng ngay! 

Ngày 30 tháng 3 năm 2015.


No comments:

Post a Comment