Dương Quốc Chính|
Gần đây phía DLV rộ lên quan điểm là “Đừng có tin vào bọn Mỹ, không thấy nó bán đứng đồng minh thân cận là VNCH, để mất Hoàng Sa đấy sao? TQ lấy bãi đá Scarborough từ Philippines mà bọn Mỹ có phản ứng gì đâu, trong khi 2 nước đang là đồng minh quân sự nhé. Tin vào đồng minh Mỹ thì mất hết biển đảo thôi”. Các bạn ấy hò hét là chúng ta phải tự lực tự cường để giữ biển đảo. Nhưng nếu hỏi là làm thế nào để tự cường thì các bạn ấy tịt. Quan điểm trên thoạt nhìn thì đúng, nhưng chỉ là với người thiếu hiểu biết về lịch sử thôi. Mình sẽ phân tích cho rõ.
Năm 74, khi TQ chiếm HS của VNCH thì đúng là Mỹ không cứu cho dù hải quân Mỹ đang ở khá gần, biết thông tin cả. Ngay cả khi ông Thiệu muốn tái chiếm thì chính tùy viên quân sự Mỹ (thay cho cố vấn quân sự) cũng can là thôi, không nên. Đó là sự thật. Nhưng bối cảnh của sự thật đó là VNCH, VNDCCH, Mỹ vừa ký hiệp định Paris năm 73. Trong đó có điều khoản là Mỹ và đồng minh rút toàn bộ quân đội, cảnh sát, cố vấn quân sự, vũ khí, khí tài ra khỏi VNCH và không can thiệp gì vào VNCH nữa. Mỹ là nước dân chủ, quốc hội giám sát tổng thống rất chặt nên Mỹ chả có cách gì can thiệp quân sự vào cuộc chiến Hoàng Sa tuy vẫn là đồng minh của VNCH. Đó cũng là lý do mà quân Bắc Việt dễ dàng chiến thắng năm 75 mà không hề bị Mỹ yểm trợ không kích cho VNCH như hồi mùa hè đỏ lửa năm 72. Nếu xét xa hơn nữa thì Mỹ buộc phải ký HĐ Paris là do sức ép của VNDCCH, thành ra Hoàng Sa bị mất thì nguyên nhân sâu xa là do VNDCCH chứ chả phải do Mỹ bỏ rơi đồng minh. TQ chiếm HS vào thời điểm này chứ trước HĐ Paris thì đố dám.
Về vụ TQ lấy đá Scarborough của Phil. Thì lúc đó đúng là Mỹ và Phi đang có Hiệp ước phòng thủ chung, ký năm 1951, hiệu lực vô thời hạn. Xin lưu ý là vô thời hạn nhé, không liên quan đến việc Mỹ rút quân khỏi Phil, gần đây Phil mới mời Mỹ quay lại đóng quân tại vịnh Subic và căn cứ không quân Clark (từ căn cứ này Mỹ xuất kích ném bom B52 vào Bắc Việt hồi trước 73). Tuy nhiên, trong hiệp ước có chi tiết là:
Điều khoản IV: Mỗi thành viên nhận thức rằng một cuộc tấn công vũ trang ở vùng Thái Bình Dương vào bất cứ bên nào trong hiệp ước sẽ là mối đe dọa đến hòa bình và an ninh của bên đó và tuyên bố rằng họ sẽ đáp trả mối đe dọa theo đúng như hiến pháp của họ quy định.
Các hành động tấn công vũ trang và biện pháp đối phó tương ứng phải ngay lập tức được trình báo lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Các biện pháp đối phó phải ngay lập tức chấm dứt khi Hội Đồng Bảo An đã thực thi những biện pháp cần thiết để vãn hồi và duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
Điều khoản V: Bổ sung cho điều IV (người dịch: lần nữa, không sát với cụm từ gốc), các hành động được xem như hành động tấn công vũ trang và bất cứ thành viên nào của hiệp ước bao gồm tấn công vũ trang vào địa hạt trung tâm, hải đảo thuộc quyền tài phán trong vùng Thái Bình Dương, quân lực, hải thuyền hoặc phi cơ công cộng của một trong các bên trong hiệp ước.
(hết trích) đoạn trích trên ăn cắp bản dịch của hải quân trung sỹ Mỹ là Le Tran Quangvu link bản tiếng Anh http://avalon.law.yale.edu/20th_century/phil001.asp
Đọc đoạn trên có thể thấy là đảo Scarborough không thuộc phạm vi bảo vệ của hiệp ước, vì đang nằm trong vùng tranh chấp, không thuộc quyền tài phán của Phil. TQ lấy đảo này 1 cách khá lưu manh, hèn hạ là nhân dịp có bão, 2 bên cùng đồng ý rút hết tàu về để tránh bão. Nhưng khi Phil rút về thì TQ nhân cơ hội chiếm luôn đảo bằng cách không cho tàu của Phil quay lại nữa. Có nghĩa là 2 bên không hề có giao tranh quân sự (hải thuyền bị tấn công) nên Mỹ không có lý do để can thiệp theo hiệp ước. Như vậy Mỹ không hề bỏ rơi đồng minh như DLV tuyên truyền.
Trong khi đó, có 1 sự kiện quan trọng và gần gũi hơn cả, là sự kiện TQ lấy đảo Gạc Ma của VN năm 88 trong khi VN và Liên Xô cũng đang có Hiệp ước hữu nghị và hợp tác ký năm 1978, trong đó có đoạn viết:
Hai bên sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích của hai nước, trong trường hợp một trong hai bên bị tấn công, hoặc bị đe doạ tấn công, thì hai bên sẽ lập tức trao đổi với nhau nhằm loại trừ mối đe doạ đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để đảm bảo hoà bình và an ninh của hai nước.
(hết trích)
Với hiệp ước này, vào năm 79, khi TQ tấn công VN thì LX có hỗ trợ tương đối cho VN bằng không vận quân đội từ Cam về, cử cố vấn quân sự và viện trợ vũ khí cũng như tập trung quân tại biên giới với TQ để gây sức ép. Tuy nhiên, đến năm 88, khi hiệp ước vẫn còn giá trị (26 năm), Liên Xô lại đang đóng quân tại Cam Ranh, nhưng họ lại không hề có động tĩnh gì cả về quân sự lẫn ngoại giao để phản đối TQ. Lý do là lúc đó LX đang trong quá trình bình thường hóa quan hệ với TQ. Các bạn có thể tham khảo chi tiết tại báo chính thống của VN bên dưới.
Như vậy, các DLV và các bạn có thể tự thấy cường quốc nào mới thực sự bỏ rơi đồng minh, đơn phương xé bỏ hiệp ước đã ký. VN bây giờ vẫn coi Nga là đồng minh quân sự truyền thống đáng tin cậy nhất, trong khi họ không hề ủng hộ VN về vấn đề biển Đông, chỉ lăm le bán vũ khí cho cả 2 bên. Hãy nhìn tấm gương các đồng minh trong khu vực, có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ, như Hàn quốc, Nhật bản, Philippines, Đài Loan xem họ có sợ TQ như VN không?
No comments:
Post a Comment