James Pearson
HÀ NỘI (Reuters) – Một viên chức cao cấp của Facebook cho Reuters biết là Việt Nam dọa đóng cửa Facebook tại Việt Nam nếu không chịu gia tăng kiểm duyệt những bài vở với nội dung chính trị theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.
“Facebook đã đáp ứng yêu cầu của chính phủ VN vào Tháng Tư vừa qua khi gia tăng đáng kể việc kiểm duyệt những nội dung “chống chính phủ”, tuy nhiên vào Tháng Tám Việt Nam lại yêu cầu Facebook nâng cấp việc kiểm duyệt những bài chỉ trích chính phủ”, viên chức này cho biết thêm.
“Chúng tôi đã đi tới một thoả thuận hồi Tháng Tư. Facebook đã làm như thoả thuận, và chúng tôi chờ đợi chính phủ Việt Nam cũng làm như vậy”, nhân viên này, giấu tên vì sự tế nhị của vấn đề, cho biết.
“Họ đã quay lại và yêu cầu gia tăng lượng những bài kiểm duyệt. Chúng tôi không đồng ý. Yêu cầu của họ đi kèm với đe dọa cho biết là chuyện gì có thể xảy ra nếu chúng tôi không tuân thủ.”
Nhân viên này cho biết đe dọa bao gồm việc đóng cửa toàn bộ Facebook tại Việt Nam, một thị trường chính yếu của công ty truyền thông xã hội này, nơi mang lại thu nhập gần $1 tỷ Mỹ kim, theo 2 nguồn tin quen thuộc với số lượng này.
Facebook đã phải đối đầu với áp lực ngày một gia tăng từ một số quốc gia liên quan đến chính sách của FB về nội dung đăng tải, bao gồm cả những quy định mới và phạt vạ. Tuy nhiên FB đã né tránh được hầu hết trừ một số nơi mà FB chưa từng đươc phép hoạt động như Trung Quốc.
Tại Việt Nam, bất chấp cải cách kinh tế rộng lớn và gia tăng mở cửa thay đổi xã hội, Đảng Cộng Sản cầm quyền vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ truyền thông, và ít chấp nhận đối kháng. Theo Phóng Viên Không Biên Giới thì về tự do báo chí Việt Nam xếp hạng năm trên thế giới từ cuối bảng tính lên.
Trả lời câu hỏi của Reuters Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng Facebook nên tuân thủ luật pháp sở tại và ngưng “loan tải tin tức vi phạm tập tục truyền thống Việt Nam và quyền lợi quốc gia”.
Một nữ phát ngôn nhân của Facebook cho biết là trong mấy tháng qua họ đã phải đối đầu với áp lực mới từ Việt Nam đòi hỏi họ gia tăng việc kiểm duyệt.
Trong báo cáo mỗi nửa năm vừa qua được công bố vào Thứ Sáu, Facebook cho biết họ đã kiểm duyệt 834 bài tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, đòi loại bỏ những nội dung chống nhà nước.
TRÁCH NHIỆM RÕ RÀNG
Facebook, diễn đàn chính của 60 triệu người sử dụng để kinh doanh trên mạng cũng như phát biểu chống đối chính trị, bị chính phủ thường trực theo dõi.
Vào Tháng Tư vừa qua Reuters đã đặc biệt tường trình là vào đầu năm nay những máy chủ của FB tại Việt Nam đã bị ngưng phát sóng cho tới khi họ làm theo những yêu cầu của chính phủ VN.
Từ lâu Facebook đã phải chịu những chỉ trích từ những tổ chức bẳo vệ nhân quyền về việc thuận theo quá nhiều những đòi hỏi kiểm duyệt của nhà nước.
“Tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể được để bảo đảm là dịch vụ được duy trì để người dân có thể tiếp tục phát biểu quan điểm”, người phát ngôn cho biết.
Việt Nam đã cố tung ra những mạng lưới truyền thông xã hội để cạnh tranh với FB nhưng không có cái nào đạt tới mức phổ thông đáng kể. Người phát ngôn của FB nói rằng họ đã không thấy có sự di cư nào của người Việt sử dụng FB để đi sang các diễn đàn địa phương.
Người phát ngôn nói là FB đã là đối tượng của một “chiến dịch đả kích kéo dài 14 tháng” trên báo chí quốc doanh trước khi đi đến bế tắc hiện nay.
Được hỏi về việc Việt Nam dọa đóng cửa FB, tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế nói rằng việc FB vẫn chưa bị đóng cửa sau khi tiếp tục thách thức các đe dọa của chính phủ Việt Nam cho thấy là công ty này có thể làm nhiều hơn nữa để đối đầu với những yêu sách của Hà Nội.
“Facebook có một trách nhiệm rõ ràng trong việc tôn trọng nhân quyền ở bất cứ nơi nào họ hoạt động trên thế giới, và Việt Nam không là một ngoại lệ,” Bà Ming Yu Hah, Phó Giám Đốc Vùng đặc trách Vận Động của Ân Xá Quốc Tế cho biết: “Facebook đặt ưu tiên là lợi nhuận và thiếu tôn trọng nhân quyền”.
(Tường trình của James Pearson; Tường trình bổ túc của Fanny Potkin tại Singapore; Nhuận bởi David Clarke và Christopher Cushing)
(Việt Tân lược dịch)
—
(Nguyên bản tiếng Anh) – Nguồn: https://finance.yahoo.com/…/exclusive-vietnam-threatens…
Exclusive: Vietnam threatens to shut down Facebook over censorship requests – source
By James Pearson
HANOI (Reuters) – Vietnam has threatened to shut down Facebook in the country if it does not bow to government pressure to censor more local political content on its platform, a senior official at the U.S. social media giant told Reuters.
Facebook complied with a government request in April to significantly increase its censorship of “anti-state” posts for local users, but Vietnam asked the company again in August to step up its restrictions of critical posts, the official said.
“We made an agreement in April. Facebook has upheld our end of the agreement, and we expected the government of Vietnam to do the same,” said the official, who spoke on condition of anonymity citing the sensitivity of the subject.
“They have come back to us and sought to get us to increase the volume of content that we’re restricting in Vietnam. We’ve told them no. That request came with some threats about what might happen if we didn’t.”
The official said the threats included shutting down Facebook altogether in Vietnam, a major market for the social media company where it earns revenue of nearly $1 billion, according to two sources familiar with the numbers.
Facebook has faced mounting pressure from governments over its content policies, including threats of new regulations and fines. But it has avoided a ban in all but the few places where it has never been allowed to operate, such as China.
In Vietnam, despite sweeping economic reform and increasing openness to social change, the ruling Communist Party retains tight control of media and tolerates little opposition. The country ranks fifth from bottom in a global ranking of press freedom compiled by Reporters Without Borders.
Vietnam’s foreign ministry said in response to questions from Reuters that Facebook should abide by local laws and cease “spreading information that violates traditional Vietnamese customs and infringes upon state interests”.
A spokeswoman for Facebook said it had faced additional pressure from Vietnam to censor more content in recent months.
In its biannual transparency report released on Friday, Facebook said it had restricted access to 834 items in Vietnam in the first six months of this year, following requests from the government of Vietnam to remove anti-state content.
‘CLEAR RESPONSIBILITY’
Facebook, which serves about 60 million users in Vietnam as the main platform for both e-commerce and expressions of political dissent, is under constant government scrutiny.
Reuters exclusively reported in April that Facebook’s local servers in Vietnam were taken offline early this year until it complied with the government’s demands.
Facebook has long faced criticism from rights group for being too compliant with government censorship requests.
“However, we will do everything we can to ensure that our services remain available so people can continue to express themselves,” the spokeswoman said.
Vietnam has tried to launch home-grown social media networks to compete with Facebook, but none has reached any meaningful level of popularity. The Facebook official said the company had not seen an exodus of Vietnamese users to the local platforms.
The official said Facebook had been subject to a “14-month-long negative media campaign” in state-controlled Vietnamese press before arriving at the current impasse.
Asked about Vietnam’s threat to shut down Facebook, rights group Amnesty International said the fact it had not yet been banned after defying the Vietnamese government’s threats showed that the company could do more to resist Hanoi’s demands.
“Facebook has a clear responsibility to respect human rights wherever they operate in the world and Vietnam is no exception,” Ming Yu Hah, Amnesty’s deputy regional director for campaigns, said. “Facebook are prioritising profits in Vietnam, and failing to respect human rights”.
(Reporting by James Pearson; Additional reporting by Fanny Potkin in Singapore; Editing by David Clarke and Christopher Cushing)
No comments:
Post a Comment